Viet human rights dire: US
Feb 26, 2009
http://www.straitstimes.com/Breaking%2BNews/SE%2BAsia/Story/STIStory_343108.html
WASHINGTON - HUMAN rights in communist Vietnam remained at an 'unsatisfactory' level in the last year, according to the US State Department, citing police and government corruption and restrictions on political opposition.
In its annual global report, the United States described Vietnam as an authoritarian state in which dissidence was prohibited and people were arbitrarily detained for political activities.
Vietnam's government held 'at least 35 political detainees' by the end of 2008, the US report said, also citing international observer claims that the number 'ranged into the hundreds.' Human trafficking continued to be a significant problem, according to the State Department, as well as violence and discrimination against women.
The report found widespread examples of governmental corruption, and highlighted a lack of transparency in Vietnam's practice of 'confiscating land and moving citizens to make way for infrastructure projects.' Vietnamese authorities rejected last year's State Department report, saying it was not objective and based on 'false and prejudiced information.'
The Vietnamese response held that the country in recent years 'made great achievements in ensuring and developing its citizens' freedom in all fields, including freedom of speech, freedom of press and freedom of information.'
This years US report that covered 2008, however, said the southeast Asian nation continued to restrict freedoms of expression, 'particularly with respect to speech that criticized individual government leaders, promoted political pluralism or multiparty democracy.'
The report highlighted a September 19 police beating of the Hanoi bureau chief of the Associated Press news agency, following an attempt to photograph a prayer vigil at the former residence of the Pope's diplomatic representative.
In a glimmer of light in the report, the US agency said provisions for people with disabilities improved in 2008.
Vietnam's transportation authorities worked to implement accessibility for disabled people, and enforcement units made sure new government and public buildings included access for persons with disabilities, the report said.
Vietnam's communist regime has been in place since US troops pulled out of the Vietnam war in April 1975.
The bitter conflict left 58,000 US servicemen dead and killed some three million Vietnamese, according to official Vietnamese figures. -- AFP
Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới
RFA-02-25-2009
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/US-State-Dept-Annual-Human-Rights-Report-02252009224010.html
Bộ Ngọai giao Hoa kỳ hôm thứ Tư công bố bản phúc trình thường niên về nhân quyền trên thế giới.
Mỹ tự nhận cũng phải xem lại vấn đề nhân quyền
Văn bản đề cập tới hành động vi phạm nhân quyền tại nhiều nước, từ TQ, Nga, Bắc Hàn, Việt Nam tới Zimbabwe, đồng thời cam kết quan tâm tới những mối lo ngại về thành tích nhân quyền của chính nước Mỹ.
Lên tiếng trong lời mở đầu cho bản phúc trình nhân quyền 2008, Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết:
... rằng Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi lý tưởng nhân quyền trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến sự tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi tiếp cận với các quốc gia và dân tộc khác trên khắp thế giới.
Bản phúc trình nhân quyền thế giới 2008 của bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ lưu ý về việc chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã đi ngược lại nguyện vọng của người dân vốn đòi hỏi tự do cá nhân và chính trị nhiều hơn. Phúc trình nói thêm rằng tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất có khuynh hướng diễn ra tại những nơi mà giới cầm quyền tắc trách hay chính phủ bị sụp đổ.
Nhân quyền bị vi phạm nhiều nhất ở các nước cộng sản
Theo bản phúc trình thì tình hình nhân quyền ở Bắc Hàn “cực kỳ xấu”, với nhiều nguồn tin đề cập tới hành động đàn áp thường xuyên tại xứ Cộng sản khép kín và bí ẩn nầy.
Liên quan TQ, bản phúc trình cho biết thành tích nhân quyền ở Hoa Lục nói chung vẫn còn tồi tệ, và tại một số nơi, trở nên nghiêm trọng hơn, khi quyền về đời tư, các quyền tự do ngôn luận và báo chí tiếp tục bị vi phạm.
Phần dành cho VN mở đầu với nhận xét rằng “Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN, với dân số khỏang 86 triệu, là một nước độc đóan do Đảng CSVN cai trị. Cuộc bầu cử Quốc Hội (VN) hồi tháng 5 năm 2007 đã diễn ra không được tự do mà cũng chẳng công bằng vì tất cả ứng cử viên đều bị xem xét nghiêm ngặt bởi Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngọai vi của Đảng CS có nhiệm vụ theo dõi các tổ chức quần chúng”.
Vẫn theo bản phúc trình thì thành tích nhân quyền của VN vẫn chưa khá hơn. Người dân không thể thay đổi chính phủ bằng lá phiếu, các hoạt động chính trị bị ngăn cấm. Chính phủ tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến, bắt giữ những nhà dân chủ khiến nhiều người phải bỏ nước lánh nạn. Bản phúc trình cũng đề cập tới những hành động đàn áp của công an, tệ nạn tham nhũng, kỳ thị sắc tộc, kỳ thị phụ nữ, đàn áp những người hoạt động cho công đoàn … ở VN.
Tình trạng đàn áp nhân quyền đáng ngại tại những nước khác như Nga, Iran, Iraq, Cuba cũng được bản phúc trình nêu lên.
Liên quan đến Hoa Kỳ, qua đọan mở đầu gây nhiều ngạc nhiên, bản phúc trình nhìn nhận những mối quan ngại của thế giới về thành tích nhân quyền tại chính nước Mỹ, có liên quan những cáo giác về hành động tra tấn, sách nhiễu những tù nhân bị bắt trong “Cuộc chiến chống khủng bố” của Hoa Kỳ.
Có cởi mở nhưng ‘còn khó khăn’
26 Tháng 2 2009 - Cập nhật 06h30 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/02/090226_linhmuc_chantin.shtml
Báo cáo nhân về tình hình quyền thế giới năm 2008 của Bộ Ngoại giao Mỹ có đoạn nhắc đến Việt Nam như sau:
“Công dân Việt Nam còn chịu nhiều hạn chế, bị đàn áp khi đưa ra phát biểu đối kháng, bị bắt giữ không lý do khi tham gia hoạt động chính trị, không được hưởng phiên xử công bằng, và bị lạm dụng khi giam cầm,”
“Quyền tự do của công dân còn hạn chế, quyền tự do báo chí bị bóp nghẹt, người dân bị hạn chế hội họp, đi lại và lập hội. Người lao động có rất ít quyền, những người hoạt động cho quyền công nhân bị bắt giữ hay bị sách nhiễu.”
Đài BBC đã hỏi linh mục Chân Tín, thuộc dòng Chúa Cứu thế, nhà thờ Kỳ Đồng ở Sài Gòn về đánh giá của ngài đối với báo cáo về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ:
LM Chân Tín: Bộ Ngoại giao Mỹ nói lên những thiếu sót của nhà nước về các quyền tự do cá nhân rất đúng, vì mấy tháng trước đây vấn đề đất đai của chúng tôi ở Hà Nội, nhà nước đã không theo pháp luật đàng hoàng, lấy đất của dòng Chúa Cứu thế tại Hà Nội. Rõ ràng là không có công lý gì cả. Về vấn đề tôn giáo, hiện giờ tôn giáo có một sự cởi mở nhất định. Thật sự ra thì tôn giáo hiện nay không có gặp sự khó khăn gì nhiều.
Có thể trong vấn đề đối với linh mục này linh mục kia. Hay là đặt ông giám mục, chỗ này chỗ kia cũng đang gặp khó khăn. Tất nhiên nhà nước có lý do của họ. Giáo hội cũng có lý do của giáo hội. Nhưng mà hiện thời không có vấn đề gì căng giữa giáo hội Công giáo với nhà nước. Còn Phật giáo thì vẫn còn tồn tại vấn đề giữa Giáo hội Phật giáo Thống nhất với nhà nước. Nhà nước vẫn làm khó dễ và cản trở rất nhiều.
BBC:Linh mục vừa nói rằng là trong thời gian qua vấn đề tôn giáo không có gì căng nữa. Vậy là đã có cải thiện nhất định?
LM Chân Tín: Vâng có sự cởi mở về tôn giáo. Nhưng cũng còn nhiều điều khó khăn giữa giáo hội với nhà nước, giáo hội muốn mà nhà nước không muốn. Cái chuyện đó coi như cũng còn đó. Còn làm khó dễ trong chuyện tôn giáo bây giờ không có cái gì là căng thẳng cả.
BBC: Vậy nhìn chung về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2008 linh mục thấy có gì nổi cộm ạ?
LM Chân Tín : Như tôi nói tình hình vừa rồi là ở Thái Hà ấp đó. Dòng Chúa cứu thế đã đòi đất, đất của mình giấy tờ đàng hoàng, bất chấp vấn đề đó họ đã không trả lại. Đất của tòa Khâm sứ cũng vậy, thì họ đưa xe rồi công an đến để chiếm đất vườn hoa.
Trong khi đất người ta đáng lẽ phải chờ tòa thể hiện, và xử như thế nào nhưng họ chỉ lấy quyền và chiếm cho được thì thôi. Qua đó tôi không thấy công lý gì cả. Quan trọng đối với chúng tôi là công lý, hòa bình, là điều tôi muốn đấu tranh.
BBC:Thưa nhờ linh mục giải thích tại sao tranh chấp đất đai giữa nhà thờ và chính quyền lại thuộc chủ đề tôn trọng nhân quyền?
LM Chân Tín: Theo pháp luật ông nhà nước ban bố ông lấy quyền của ông, ông dứt khoát cho người ta làm ngay một cái vườn hoa, cái đó thì cũng tốt thôi, nhưng đáng nhẽ phải xử cho đàng hoàng, theo giấy tờ.
Mà giấy tờ của chúng tôi là chắc chắn là của chúng tôi rồi, nhưng mà họ làm thì họ quyết định theo cái quyền của họ thôi. Như thế là không có tôn trọng luật pháp, sự công bằng trong đất nước này. Nhiều nơi khác cũng thế thôi.
BBC:Thưa, linh mục có kiến nghị gì không, bên dòng Chúa Cứu thế, liên quan đến hoạt động tôn giáo, nơi linh mục đang phục vụ, để cho công việc được thuận lợi hơn?
LM Chân Tín: Chúng tôi mong muốn nhà nước cho chúng tôi được tự do để đi giảng đạo chỗ này chỗ kia, không ép chúng tôi trong công việc làm, điều đó chúng tôi mong muốn, có thế thôi.
Nhân quyền VN 'chưa thỏa đáng'
26 Tháng 2 2009 - Cập nhật 05h33 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/02/090226_rightsreport_2008.shtml
Phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn ở mức ‘chưa thoả đáng’.
Theo báo cáo này, ở Việt Nam vẫn còn tình trạng cấm đoán bất đồng chính kiến và người dân bị bắt bớ vì có quan điểm chính trị đối lập nhưng không được đưa ra xét xử nhanh chóng và công bằng.
Phúc trình cũng cho rằng Việt Nam tiếp tục giới hạn tự do ngôn luận “đặc biệt là chuyện chỉ trích cá nhân lãnh đạo chính phủ, hay việc thúc đẩy đa nguyên, đa đảng”.
Báo cáo còn dẫn chứng vụ trưởng đại diện hãng thông tấn Mỹ Associated Press 'bị cảnh sát đánh' hôm 19/9/2008 sau khi tới chụp ảnh giáo dân cầu nguyện ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ ở Hà Nội.
Trả lời BBC sáng 26/2, ông Nguyễn Đức Thuỳ, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quyền con người, cho rằng ‘lâu nay trong bất kỳ báo cáo hàng năm nào, Mỹ đều có quan điểm như vậy’, nên ‘chuyện đó không có gì đáng bàn lắm’ .
“Họ chỉ dựa trên một số hiện tượng bề ngoài và một số sự kiện đơn lẻ, như vụ các nhà báo bị bắt. Như thế không phản ánh đúng tình hình”.
Báo cáo của Mỹ nói cho tới cuối năm 2008, chính quyền Việt Nam đã bắt “ít nhất 35 tù nhân chính trị”.
Phúc trình cũng nói tới hiện trạng buôn người, bạo lực và phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn là một vấn đề lớn ở Việt Nam.
Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền độc lập vẫn “chưa được phép hoạt động”.
'Thiếu minh bạch'
Về vấn đề này, ông Thùy nói: “Hiện giờ Việt Nam có rất nhiều cơ quan nghiên cứu về quyền con người ở nhiều nơi theo hương đa dạng và rộng mở chứ không có chuyện ngăn cản”.
“Việc nghiên cứu quyền con người phụ thuộc vào nhu cầu nội tại của cơ quan đó, chứ không có chuyện chỉ đạo từ trên xuống”.
Ngoài ra, báo cáo còn thấy nhiều vụ tham nhũng trong lực lượng công an, cũng như nêu lên sự thiếu minh bạch trong việc “thu đất và di dân khỏi các dự án cơ sở hạ tầng”.
Viện trưởng Nguyễn Đức Thuỳ lý giải: “Ngay một lúc mà đòi hỏi minh bạch mọi thứ thì hơi khó. Đó là cả một tiến trình".
"Luật thông tin đang được xây dựng để làm sao minh bạch hóa hơn hoạt động của chính quyền, không chỉ có trong lĩnh vực đất đai”.
Điểm tích cực trong báo cáo về Việt Nam là có những cải thiện liên quan tới người khuyết tật ở Việt Nam, trong đó có việc các tòa nhà chính phủ mới đã có chỗ đi dành cho đối tượng này.
Năm ngoái, Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích báo cáo của Mỹ là không khách quan và dựa vào những thông tin “sai lệch và thành kiến”.
Chính quyền nhấn mạnh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu trong việc “bảo đảm và thúc đẩy tự do của người dân trong mọi lĩnh vực, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin”.
Hoa Kỳ chỉ trích TQ về nhân quyền
26 Tháng 2 2009 - Cập nhật 03h19 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2009/02/090226_us_china_rights.shtml
Trong bản phúc trình mới nhất về nhân quyền trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích thành tích bảo vệ quyền con người của Trung Quốc.
Tường trình nói trong năm 2008, nhân quyền tại Trung Quốc xấu đi trong một vài lĩnh vực. Trong đó có việc trấn áp các nhân vật đối kháng và đàn áp sắc dân thiểu số tại Tây Tạng.
Bản phúc trình xuất hiện chỉ một tuần sau chuyến thăm Bắc Kinh của ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Bà Clinton nói cần chú ý hợp tác với Trung Quốc, và không nên quá tập trung vào giải quyết các căng thẳng.
Các quốc gia khác nhận chỉ trích từ bản phúc trình có Nga và Bắc Hàn.
Về nước Nga, báo cáo nói: Nga “tiếp tục lối đối xử không tôn trọng nhân quyền trong các vụ việc đối nội.”
Tại Bắc Hàn, báo cáo nói tình hình nhân quyền vẫn ‘thảm hại’. Bản phúc trình nêu ví dụ chính quyền thủ tiêu trẻ sơ sinh tại nhà tù.
Trong chuyến thăm của bà Clinton tới Trung Quốc, một số nhân vật hoạt động cho nhân quyền đã chỉ trích bà khi người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ không nêu ‘vấn đề nhân quyền’ với giới chức Trung Quốc.
Tuy nhiên nữ bộ trưởng ngoại giao Mỹ nói rằng bà có các buổi trao đổi ý kiến thẳng thắn với người tương nhiệm phía Trung Quốc.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói năm 2008 giới chức Trung Quốc đã thực hiện các vụ “giết người không nêu lý do, tra tấn, ép cung tù nhân, và dùng lao động cưỡng bức.”
Đàn áp về văn hóa và tôn giáo trở nên tồi tệ hơn, xảy ra chủ yếu tại vùng Tân Cương có đông người Hồi giáo sinh sống. Và vùng Tây Tạng.
Bản phúc trình nói thêm đàn áp lên cao điểm trong thời gian từ tháng Ba, khi có các cuộc nổi dậy của người Tây Tạng, và Thế vận hội mùa hè tại Bắc Kinh.
Phúc trình cũng nói đến nhà chức trách Trung Quốc hạn chế quyền tự do ngôn luận đối với báo chí, thông tin trao đổi trên mạng internet.
Nhân quyền tại Mỹ
Nhìn lại, theo bản phúc trình, nhà nước đã "đẩy lui nhiều đòi hỏi của người dân muốn có quyền tự do cá nhân và chính trị rộng lớn hơn, xu hướng mà nhiều nước trên thế giới được hưởng trong năm 2008.”
Phúc trình nói trường hợp vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất xảy ra ở những nơi “giới lãnh đạo xử dụng quyền lực bừa bãi, loại quyền lực không bị kiểm soát. Hay tại những nơi chính phủ sắp sụp đổ hoặc cơ cấu chính quyền yếu kém.”
Phát ngôn nhân của bộ Ngoại giao Mỹ Karen Stewart nói xu hướng cho thấy "Hoa Kỳ cần phải tiếp tục chính sách ngoại giao mạnh mẽ, vừa lên tiếng trước các vụ vi phạm nhân quyền, vừa yêu cầu hành động."
"Đồng thời Hoa Kỳ cũng cần phải xem lại chương trình nhân quyền của mình.”
Bà Stuart nói: "Chúng tôi không để cho các phát biểu, từ chính phủ, hay các tổ chức phi chính phủ, can thiệp vào công việc của chúng tôi.”
No comments:
Post a Comment