Thursday, January 15, 2009

TÀI LIỆU VỀ CHÍNH SÁCH KỀM KẸP CỦA ĐẢNG CSVN

Tài liệu về chính sách kềm kẹp áp bức kỷ lục của Đảng Cộng sản Việt Nam
2009-01-14 PTTPGQT
http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=1161
Gần đây luân lưu bí mật một tài liệu nói về chính sách đàn áp quần chúng để duy trì sự thống trị tuyệt đối của đảng Cộng sản. Có người bán tín bán nghi về xuất xứ tài liệu. Thế nhưng nhìn vào thực tại Việt Nam trong năm qua trên mọi lĩnh vực của đời sống, thì chẳng nghi ngờ gì nữa về quyết tâm bảo vệ đảng thiểu số của người Cộng sản, mặc bao đòi hỏi, yêu sách thiết tha về tự do, nhân quyền và sự sống của tuyệt đại đa số dân Việt.

Đặc biệt khi được nghe lời tuyên bố phi dân chủ hôm 28.12.08 của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 64 về vai trò khủng bố sắt thép của công an.

Tài liệu mật của Đảng Cộng sản luân lưu cuối năm 2008 tập trung vào nhiệm vụ đàn áp và tiêu diệt mọi ý thức dân chủ.

Lý thuyết đề ra qua bản tài liệu mật, thì « nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang “The Prince” nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. (…)Làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sức mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày càng một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây ».
« Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ. Nếu không thể làm cho người dân yêu mến thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn ».

Hành động đề ra qua bản tài liệu mật, thì « Phải giữ cho cái gọi là “phong trào dân chủ đối lập” không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.
« Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ ; làm cho có nhiều “lãnh tụ” mà ít hoặc không có quần chúng ; có nhiều “nhân sĩ trí thức” mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực ; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợi có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị - chứ ít hoặc khộng có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội ; có thật nhiều những hoạt động “chống cộng cực đoan” có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ… ».

Đối với giới thanh niên, sinh viên, thì làm sao cho giới này biết « khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ. Nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ ».

Đồng thời « chủ động trong việc mở rộng Xã hội dân sự, thuần phục và trung hoà giai cấp trung lưu đang lớn mạnh. Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chưc trung gian như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Phụ nữ, các Hội Cựu chiến binh, các Câu lạc bộ Hưu trí, v.v… phát huy vai trò tối đa trong việc trung hoà những nhân tố nguy hiểm, điều hoà những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng… ».
« Làm sao để Xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe doạ.
« Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi – dù chỉ là nổi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân ». (…)Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc - vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ý thức hệ ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải toả ẩn ức ». (…) Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu “không thành công cũng thành nhân” - tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.
« Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do”…thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như “ổn định xã hội”, “tăng trưởng kinh tế”, “xoá đói giảm nghèo”…
« Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như “đa nguyên”, “đa đảng”, “pháp trị”, “khai phóng”…thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải đựơc hiểu là Đảng Cộng sản – cũng như đề cao những “giá trị Á châu” một cách khéo léo.
« Chúng ta cũng phải phát huy “dân chủ cơ sở”, “dân chủ tập trung”, “dân chủ trong đảng”… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân. (…) Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, thì nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như “nhân quyền”, “dân chủ”… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.
(…) Hai phạm trù “dân chủ” và “phát triển” có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân - quả. Nghiên cứu kỹ thuật về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải “dân chủ hoá”.
Sự tự hào thấy rõ của Đảng Cộng sản qua tài liệu mật này, là Đảng « đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết ».

Bởi vì hơn ai hết, người Cộng sản biết rằng :

« Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu ; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp ».

Cho nên chiến thuật áp dụng hiện nay của Đảng là :

« Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp “vừa trấn áp vừa vuốt ve” từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời ».

Chiến thuật trên đây đã được Đảng Cộng sản phân tích thấu đáo tâm lý quần chúng trí thức qua hai lớp già và trẻ : « Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.

« Thử tưởng tượng xem một tài năng trẻ phải chui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng ? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa ?! »

Với những điểm trọng yếu trên đây rút từ tài liệu mật của Đảng Cộng sản, chúng tôi xin báo động đến những ai ưu tư cho tiền đồ đất nước và đạo lý Việt, nhằm có kế sách ngăn chặn sự tiến công hung bạo của kẻ dữ và kẻ ác giữa thời đại giết người hôm nay.

No comments:

Post a Comment