THE WALL STREET JOURNAL
Ông Obama sẽ đóng góp gì cho tự do ở Việt Nam
Quyền lực mềm của Mỹ có thể khích lệ sự thay đổi dân chủ.
Duy Hoàng, từ số ra hôm nay của tờ Wall Street Journal Asia
Ngày 30-1-2009
http://online.wsj.com/article/SB123325940583929853.html
Đối với bất cứ ai từ một quốc gia không có tự do khi xem bài diễn văn nhậm chức của ông Barack Obama vào tuần trước, đều chắc chắn nhận thấy một trong những dòng sôi nổi nhất khi ông nói: “Và bởi vậy, xin gửi tới tất cả những người dân và chính quyền các nước khác đang chăm chú theo dõi chúng ta hôm nay … các bạn đều biết rằng Mỹ là một người bạn của mỗi quốc gia, và của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ nhỏ, những người đang tìm kiếm một tương lai hòa bình và phẩm giá. Và chúng tôi đang sẵn sàng lãnh đạo thế giới một lần nữa.”
Việt Nam là nơi hoàn hảo để mà bắt đầu.
Từ một vị trí mang tính chiến lược, Việt Nam nằm đúng ngay giữa Đông nam Á, cận kề bên Trung Quốc và Thái Lan và những tuyến đường biển chuyên chở hàng hóa quan trọng chạy dọc theo đó và xuyên qua Biển Đông. Nước Mỹ chỉ có thể có được quyền lợi từ việc có một chính thể dân chủ và hoà bình tại xứ sở đó. Từ một cái nhìn rộng lớn hơn, thì một trong những bước nhầm lẫn lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 20 là bỏ rơi Việt Nam cho Đảng Cộng sản. Thời gian đã thay đổi, nhưng tiềm năng của Việt Nam như một vị trí then chốt trong tuyến phòng vệ cho một Đông nam Á tự do, đầy sức sống và nghị lực về kinh tế thì không đổi. Sử dụng quyền lực mềm, Hoa Kỳ đang sở hữu những ý nghĩa ngoại giao để giúp đỡ người Việt Nam, và những quyền lợi của người Mỹ.
Việt Nam đang ở thời điểm chín muồi cho sự thay đổi. Việt Nam không phải là Malaysia hay Indonesia, đang bị tắc nghẽn bởi xung đột giáo phái. VN cũng không giống với Trung Quốc, mặc dù có những nét tương tự trên bề mặt của các chính quyền cộng sản theo văn hóa Khổng giáo chính quyền nầy đã và đang cho phép dân chúng có sự tăng trưởng kinh tế để đổi lấy sự tuân phục chính trị.
Trong khi những nhà lãnh đạo Trung Quốc có những tham vọng cho vị thế cường quốc lớn, thì những người cộng sản Việt Nam duy trì một mối quan hệ chư hầu với Trung Quốc, dựa dẫm vào Bắc Kinh sự ủng hộ chính trị. Như một hệ quả, trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể điều khiển những tình cảm dân tộc chủ nghĩa để thúc đẩy hơn nữa sự kiểm soát của mình, thì Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải đè nén tư tưởng dân tộc xuống vì sợ rằng quyền kiểm soát (đất nước) của đảng sẽ bị đe doạ. Hà Nội cũng đã đối mặt với một cái giá cao hơn nhiều vì các chính sách sai lầm và những thất bại liên quan tới cải cách. Các công ty đa quốc gia không thể phớt lờ thị trường khổng lồ ở Trung Quốc, song họ có thể có đủ khả năng bỏ qua Việt Nam nếu như môi trường kinh doanh trở thành thử thách quá mức hay hệ thống chính trị quá hà khắc.
Một yếu tố mang tính quyết định khác là tính tương đối thuần nhất và các thái độ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Với số lượng lên tới 1,5 triệu tại Hoa Kỳ và ba triệu trên khắp thế giới, người Việt hải ngoại hầu hết là thuyền nhân, họ đã trốn thoát khỏi VN như những người tị nạn chính trị khởi đầu từ năm 1975. Với một quá khứ chung, nhiều người đã chia sẻ niềm hy vọng cho một Việt Nam tự do và dân chủ trong tương lai. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nơi có số công chúng ủng hộ Hoa Kỳ mạnh mẽ nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, chính thể đương thời không ưa thích Hoa Kỳ, song “cư dân thành phố” lại yêu thích nước Mỹ. Chỉ cần chính sách của Hoa Kỳ chú trọng vào việc lôi cuốn dân chúng Việt Nam, thì nó có thể thu hút nguồn dự trữ khổng lồ về lòng thiện chí (của họ).
Không thể nói rằng Washington cần có hành động dứt khoát để thay đổi chế độ ở Hà Nội. Sự thay đổi về mặt chính trị, một khi việc ấy đến, sẽ phải là do chính tay của người dân Việt Nam làm ra. Thế nhưng nếu như ông Obama muốn khuyến khích sự tiến triển chính trị ở Việt Nam, ông có những công cụ sẵn sàng để có thể có một tác động lớn. Công cụ quan trọng nhất đơn giản là giọng điệu mà Washington sắp đặt cho mối quan hệ của mình với Hà Nội. Các giới chức người Mỹ cần phải rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ hợp tác với chính thể đó chỉ tới mức độ coi như đó là chính quyền hiện thời, trừ phi nước Mỹ là một đối tác hàng đầu và trước hết với dân chúng Việt Nam.
Hoa Kỳ có thể bắt đầu nói thẳng ra thái độ phản đối những hành động bắt giữ không có lý do, những hành động đe doạ các nhà hoạt động dân chủ và những hạn chế đối với các tổ chức tôn giáo và chính trị độc lập. Đối với Hoa Kỳ, để có tiếng nói nhất quán, tất cả các cơ quan liên quan tới chính sách Việt Nam bao gồm Ngoại giao, Thương mại và Quốc phòng cần phải có những ưu tiên thích hợp. Một chính sách nhân quyền mạnh mẽ hơn cũng đòi hỏi rằng chính phủ phải bám chặt vào văn bản và tinh thần của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Chính quyền Bush đã mắc một sai lầm khi họ loại Việt Nam ra khỏi danh sách Các quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm về những vi phạm quyền tự do tôn giáo nhằm thúc đẩy những mục tiêu ngoại giao khác.
Hoa Kỳ cần phải tham dự với mọi khía cạnh của đời sống xã hội Việt Nam. Giáo dục là một lĩnh vực then chốt. Các chương trình giành cho giới trẻ người Việt học tập nghiên cứu tại các trường đại học Hoa Kỳ phải nên nhận được ngân sách gia tăng. Cùng lúc, những cơ hội cần được tạo ra cho những giảng viên và chuyên gia trú đóng tại Hoa Kỳ để chia sẻ những ý tưởng với các cử toạ tại Việt Nam, ví như thông qua các diễn đàn được tổ chức bởi toà đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Các cuộc thảo luận chính trị-quân sự của Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam và chương trình Đào tạo và Huấn luyên Quân sự Quốc tế của Ngũ giác đài sẽ khuyến khích Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đại hóa không phải chỉ khả năng hành quân, mà còn cho tư tưởng của họ liên quan tới sự cân bằng thích hợp giữa các mối quan hệ dân sự-quân sự và những nhiệm vụ chủ yếu của quân đội - là thứ để bảo vệ chống lại những mối đe doạ từ bên ngoài.
Hoa Kỳ cũng có thể giúp nhân dân Việt Nam có một tiếng nói trong tương lai của riêng họ bằng cách trợ giúp cho một xã hội dân sự. Trực tiếp hướng vào những lĩnh vực sức khỏe, giáo dục, tài trợ nhỏ và các chương trình khác thông qua các kênh chính thức của chính phủ Việt Nam không phải là một giải pháp có hiệu quả lâu dài. Hoa Kỳ có thể trợ giúp cho khả năng của các địa phương bằng việc thăm dò tất cả các cách thức hợp tác trực tiếp với các cá nhân và tổ chức trong cộng đồng Việt Nam. Hoa Kỳ nên thiết lập các cuộc đối thoại với các tổ chức ủng hộ dân chủ của Việt Nam và những người mang tư tưởng cải cách bên trong chế độ. Thông điệp của Hoa Kỳ nên là: “Chính nhân dân Việt Nam xác định chính quyền của riêng họ. Với tư cách là một người bạn của Việt Nam, chúng tôi mong muốn lắng nghe tất cả những ai có những quan điểm xây dựng.”
Quả thực, chính sách của Hoa Kỳ cần phải ăn khớp với lòng nhiệt tình dành cho sự thay đổi trên mặt cơ bản. Rút kinh nghiệm từ Đông Âu và những nơi khác, Hoa Kỳ cũng có thể giúp trấn an những ai đang nắm quyền lực rằng sự thay đổi không cần thiết là phá huỷ mà cũng không phải là mời đón những tình cảnh hỗn loạn.
Những quyết định về chính sách lớn của Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 – chẳng hạn như: thỏa thuận thương mại song phương và tình trạng bình thường hóa thương mại vĩnh viễn - thường được chứng minh là đúng bởi hiệu quả lâu dài của chúng dựa trên việc cổ vỏ sự cởi mở lớn rộng hơn nữa. Thế nhưng trong dài hạn có thể là một quãng thời gian rất dài. Sự chọn lựa chính sách cho chính quyền Obama không phải là liệu một Việt Nam tự do là một kết quả sau cùng được ưa chuộng trong dài hạn, mà là liệu chính sách ấy phải là một mục tiêu đang hoạt động trong ngắn hạn hơn hay không. Bằng việc đứng về phía người dân Việt Nam, Hoa Kỳ có cơ hội để biến đổi Việt Nam và cuối cùng là một vệt cắt lớn (theo mong muốn) của châu Á.
Ông Hoàng là một nhà lãnh đạo của Việt Tân, một đảng chính trị ủng hộ dân chủ trú tại Hoa Kỳ nhưng không được thừa nhận tại Việt Nam.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
31/01/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/01/31/910/
---------------------------------------------------------------------
THE WALL STREET JOURNAL
Mr. Obama, Set Vietnam Free
American soft power can spur democratic change.
By DUY HOANG From today’s Wall Street Journal Asia
JANUARY 30, 2009
http://online.wsj.com/article/SB123325940583929853.html
No comments:
Post a Comment