NGÀY 17-2 NĂM NAY CÓ GÌ MỚI?
January 05, 200
http://blog.360.yahoo.com/blog-RrN2A8M1bqVh5g_GiuE8TZFF?p=1691&n=28500
5 NĂM TRƯỚC...
16:22' 19/0/2004
(VietNamNet) - Hội Hoa xuân Đà Nẵng năm 2004 sẽ khai mạc lúc 18h ngày 19/1 (28 tháng Chạp âm lịch) tại Công viên 29/3 với nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, mới lạ. Đặc biệt, lần đầu tiên khán giả thành phố sẽ đuợc thưởng thức lễ hội hoa đăng Trung Quốc.
Tạị Hội hoa xuân 2004 sẽ diễn ra hàng loạt hoạt động như Triển lãm nghệ thuật hoa viên, hội thi Búp bê xuân, lễ hội mừng xuân, Liên hoan tiếng hát và vũ điệu thời trang xuân, biểu diễn nghệ thuật tuồng, ca múa nhạc truyền thống dân tộc...
Đặc biệt năm nay, lần đầu tiên khán giả Đà nẵng sẽ được thưởng thức chương trình Hội hoa đăng và xiếc Trung Quốc do Công ty TNHH Thương mại văn hóa Đại Cảnh Vân Nam (Trung Quốc) biểu diễn. Trong 30 cụm hoa đăng dân gian và hiện đại được trưng bày, các nghệ nhân Trung Quốc sẽ dành nhiều tác phẩm mang ý nghĩa chúc mừng năm mới như ''Nghinh tân môn'', ''Phúc mãn nhân gian", ''Thần tài miếu'', ''Cát tinh cao chiếu"... Riêng phần biểu diễn xiếc, đoàn sẽ giới thiệu 15 tiết mục đặc trưng của xiếc Trung Quốc với nhiều tiết mục nổi tiếng như ''Uốn dẻo" "Đạp xe tung chén", "Tung lu", "Xiếc trên dây"...
Đấy là bản tin trên Vietnamnet năm 2004, có một điều ít người nhớ ra rằng ngày 19-1-2004 ấy chính là ngày kỷ niệm tròn 30 năm (19-1-1974) quân đội Trung Hoa đã xâm lược và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa-ngoài khơi Đà Nẵng!
Có thể có người nói đấy là trùng hợp ngẫu nhiên nhưng tôi không mấy tin vào sự ngẫu nhiên này!
NHẤT LÀ CÓ ĐÚNG 30 CỤM HOA ĐĂNG ỨNG VỚI CON SÔ 30 NĂM MẤT HOÀNG SA!
Và sau đó họ kỷ niệm cho ĐN một con rồng bằng chén đĩa sứ made in China to vật vã chầu về hướng Bắc nằm chình ình ngay trung tâm lối vào cổng chính công viên 29-3
Tối nay (5-1-2009) lại thấy Vietnamnet đưa tin một lễ hội hoa đăng nữa sẽ tổ chức tại Hà Nội kéo dài hơn 5 tuần, khai mạc từ mùng 10 tháng 01 và sẽ bế mạc vào ngày 17-2-2009
Chọn ngày bế mạc một lễ hội do nghệ nhân Trung Quốc thực hiện ngay tại Hà Nội đúng kỷ niệm 30 năm ngày chiến tranh biên giới phía Bắc 17-2-1979/17-2-2009.Có phải ngẫu nhiên không nhỉ ?
Xem đây:
http://vietnamnet.vn/vanhoa/tinanh/2009/01/822255/
Ba mươi năm, những nỗi đau đã lắng lại.
Biên giới phía Bắc rừng đã xanh dù nhiều bom mìn còn ẩn sâu trong cây cỏ.
Sống đời hòa bình cơm no áo ấm vẫn là khát vọng của mỗi người dân Việt Nam hay Trung Hoa, không chỉ trên biên cương mà ngay ở Hà Nội hay Bắc Kinh.Đời dân lành luôn mong như thế
Biết thế, nhưng nghĩ tới một lễ hội do người Trung Hoa thực hiện ngay trên đất nước mình sẽ bế mạc vào cái ngày mà hàng vạn đồng bào ở biên giới đang khói nhang cúng giỗ những người thân nằm lại sáng 17-2 của 30 năm trước vẫn thấy có một điều gì đó gờn gợn
Như đã cảm giác gờn gợn khi 5 năm trước, người ta lấy Đà Nẵng tổ chức lễ hội –rất “ngẫu nhiên” đúng ngày Đất Mẹ bị cướp mất đứa con giữa biển Đông có tên là Hoàng Sa-
Lần này có phải là ngẫu nhiên không nhỉ?
LẦN NÀY LÀ 35 CỤM HOA ĐĂNG SẼ TRƯNG BÀY TẠI HN TỪ 10-1 ĐẾN 17-2!
NẾU LẤY MỐC BIẾN CỐ HOÀNG SA 19-1 THÌ DỊP NÀY ÚNG VỚI 35 NĂM!
35 CỤM HOA ĐĂNG!
xem thêm VNN:
http://vietnamnet.vn/vanhoa/2009/01/821932/
Với mục đích tạo ra điểm đến thú vị, hấp dẫn cho người dân Hà Thành dịp Tết nguyên đán đồng thời giới thiệu và tôn vinh tinh hoa Việt Nam, lễ hội hoa đăng sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ 10/ 1 đến 17/ 02/ 2009 tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn.
Nếu đã đặt chân đến đất nước Thái Lan, Singapore hay Trung Quốc vào những tháng cuối năm, hẳn ít ai có thể quên được những “ngày hội của ánh sáng” này. Mỗi quốc gia có một tập tục và ý nghĩa trong việc thả hoa đăng, những chiếc đèn có ánh sáng lung linh trôi trên sông với đa dạng kiểu cách. Người ta tin rằng, thả đèn hoa đăng là cách để những lời ước nguyện của con người sẽ trở thành hiện thực. Đặc biệt, những cặp uyên ương cùng nhau thả hoa đăng thì tình cảm của họ sẽ bền lâu mãi mãi.
Dự kiến, trong lễ hội sẽ trưng bày 35 tổ đèn hoa đăng phóng theo các sự tích nổi tiếng của Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó, tất cả những sự tích gắn liền với sự ra đời của các tổ đèn đều được giải thích rõ như Thiên Quy Hoàn Kiếm (Hồ Hoàn Kiếm); Mỹ Lệ truyền thuyết (Vịnh Hạ Long) hay Lý Ngư Khiêu Long Môn (Cá chép vượt Long môn)…
Sự xuất hiện của những tổ đèn hoa đăng như Tây Thiên lấy kinh, Thế giới động vật, Khủng long Vương quốc… sẽ đặc biệt thu hút trẻ em đến tham quan vào những ngày giáp Tết. Ngoài ra, lễ hội còn tái hiện lại những lễ hội dân gian như múa võ, đánh cờ người… và gợi lại những nét làng quê cổ Hà Nội xưa: lò rèn, làng tò he, tranh Đông Hồ, quạt giấy…
Để kịp phục vụ người dân Hà Nội chiêm ngưỡng Lễ hội hoa đăng dịp Tết nguyên đán năm nay, tại công viên Thiên đường Bảo Sơn (Km 8 đường Láng - Hòa Lạc, Hà Nội) hàng chục nghệ nhân đến từ Trung Quốc đang nỗ lực hoàn thành 35 cụn hoa đăng...
No comments:
Post a Comment