Hơn 400 tù nhân chính trị, tôn giáo đang ở trong các nhà tù CSVN
Thursday, January 15, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=89542&z=157
NEW YORK 15-1 (NV).- “Hơn 400 tù nhân chính trị và tôn giáo vẫn còn đang nằm trong các nhà tù CSVN trong các điều kiện khắc nghiệt. Tù nhân bị biệt giam trong các xà lim tối tăm, thiếu vệ sinh và có những bằng chứng xác nhận họ đã bị tra tấn, đối xử thô bạo, kể cả việc bị đánh đập và dí roi điện.”
Bản phúc trình thường niên của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) ở New York vừa phổ biến về tình hình nhân quyền trên thế giới năm 2008 viết như vậy về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
HRW cho hay các tin tức đáng tin cậy cho hay từ nhân tại một nhà tù trong tỉnh Long Khánh đã bị cưỡng bách lột vỏ hạt điều để xuất khẩu, giúp cai tù và nhà tù kiếm tiền bỏ túi. Thật ra, tình trạng bóc lột sức lao động tù nhân rất phổ biến tại tất cả các nhà tù CSVN trên cả nước. Họ bị bắt buộc làm đủ mọi thứ việc, từ may quần áo, đan tre mây, lột vỏ điều, trồng cấy, đốn gỗ trong rừng, không những không hề được trả công mà còn bị buộc phải làm với những chỉ tiêu thật cao.
Một số tù nhân tại nhà tù Long Khánh đã tuyệt thực chỉ vì ép buộc phải làm với chỉ tiêu bên trên khả năng của họ.
“Nhà cầm quyền CSVN tiếp tục đàn áp các người vận động dân chủ hóa đất nước, các nhà báo, các người sử dụng internet để bày tỏ chính kiến và các thành viên của các giáo hội không được nhà nước công nhận”. HRW mở đầu bản phúc trình tình hình nhân quyền Việt Nam như vậy. “Các bất ổn xã hội đã gia tăng trong năm 2008 khi hàng ngàn công nhân đình công để đòi cải thiện lương bổng và điều kiện làm việc. Một phong trào đã nổi lên trên cả nước khi hàng ngân nông dân các nơi kéo về Sài Gòn và Hà Nội đòi tài sản đã bị cưỡng chế giải tỏa đền bù bất công, và cán bộ tham nhũng.
Nhiều nhà sư Phật giáo gốc Khmer ở Ðồng bằng song Cửu Long và người Thượng theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã bị bỏ tù vì quyền tự do tôn giáo. Năm ngoái, người ta đã thấy chế độ Hà Nội đàn áp giáo dân Công giáo ở Hà Nội khi họ đòi lại tài sản đã bị nhà cầm quyền tước đoạt.
HRW cho hay nhiều chính phủ Tây Phương và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế thường xuyên áp lực đòi chế độ Hà Nội cải thiện nhân quyền. Tuy vậy, CSVN không có bao nhiêu thay đổi. Ðầu năm nay, ngay trong phiên họp đầu tiên, 8 dân biểu đã đệ trình một nghị quyết ở Hạ Viện Hoa Kỳ đòi đưa Việt Nam trở lại danh cách các nước “cần quan tâm đặc biệt” vì sự đàn áp tôn giáo vẫn xảy ra tệ hại tại nước này.
Dù nhà cầm quyền trung ương tại Hà Nội lúc nào cũng tuyên truyền là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, nhưng thực tế cho thấy ngược lại. Một bản tin trên hãng thông tấn VietCatholic News cho thấy người dân ở tỉnh Sơn La vẫn bị cấm đạo. Linh mục tới làm lễ tại nhà giáo dân đã bị cán bộ CSVN xua đuổi. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn bị kềm kẹp tối đa.
Theo bản phúc trình của HRW, các điều khoản bảo vệ an ninh quốc gia thật ra chỉ được dùng để đàn áp, bỏ tù các người đòi hỏi đa nguyên đa đảng, các tổ chức nghiệp đoàn độc lập, các người sử dụng quyền tự do báo chí và các tổ chức tôn giáo không do nhà cầm quyền CSVN giật dây.
HRW nêu ra các trường hợp cụ thể để chứng minh cho thấy CSVN đã vi phạm nhân quyền trầm trọng khi ngang nhiên bắt giữ, bỏ tù các người vận động dân chủ, đòi tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn.
Việc siết chặt sự kiểm soát sử dụng Internet, bỏ tù, hoặc cách chức nhiều nhà báo ở trong nước cho thấy chế độ Hà Nội luôn luôn nói một đàng làm một nẻo. Các quyền của người dân chỉ có trên giấy, còn trên thực tế thì không có.
Hơn một chục người dấu tranh dân chủ đang bị giam giữ trong các nhà tù Hà Nội, Hải Phòng chưa biết bao giờ có án chỉ vì họ thực thi quyền làm người mà nhà cầm quyền CSVN đặt bút cam kết tôn trọng.
Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ từng tham dự cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai nước từng kêu rằng “Ðối thoại nhân quyền với CSVN là cuộc đối thoại với người điếc.”
Ngày 9/1/2009 mới đây, HRW đã kêu gọi Ngân Hàng Thế Giới và chính phủ Nhật áp lỳực mạnh mẽ với chế độ Hà Nội chấm dứt hình sự hóa quyền tự do ngôn luận của nhân dân.
No comments:
Post a Comment