Sunday, January 4, 2009

DIỄN VĂN ĐẦU NĂM của OBAMA

Diễn Văn Đầu Năm của TT tân cử Obama
TranHoang's Blog
Saturday January 3, 2009 - 07:20pm (PST)
http://blog.360.yahoo.com/blog-KXmUmB85dKcsZwcjeCxWU1TlGZU-?cq=1&p=705

Những điểm đáng chú ý về diễn văn hàng tuần của TT tân cử Barack Obama
đọc ngày 3 tháng 1 năm 2009

Remarks of President-elect Barack Obama
Weekly Address
January 3, 2009
http://change.gov/newsroom/entry/american_recovery_and_reinvestment/
Khi mùa lễ năm nay đang đến hồi chấm dứt, chúng ta cám ơn gia đính và các bạn bè và tất cả những ân sủng làm cho cuộc đời đáng sống. Nhưng khi chúng ta đánh dầu sự khởi đầu của một năm mới, chúng ta cũng biết rằng Hoa kỳ đang đối diện với những thử thách to lớn đang gia tăng -- Những thử thách hăm dọa nền kinh tế của chúng ta và giấc mơ của chúng ta cho tương lai. Gần hai triệu công nhân đã mất việc làm vào năm ngoái -- và nhiều triệu người nữa đang làm việc cần mẫn hơn trong những việc có lương thấp hơn và có ít các phúc lợi hơn [1]. Đối với nhiều gia đình, năm mới mang lại các điều không thoải mái và dễ chịu và không chắc chắn khi mà các hóa đơn chứng từ chất đống lên (vì chưa có tiền để trả), nhiều món nợ tiếp tục gia tăng và các bậc cha mẹ đang lo lắng rằng con cái của họ sẽ không có những cơ hội như họ đã từng có (và được hưởng).

Tuy vậy chúng ta đã đến đây, các khó khăn chúng ta đối diện hôm nay không là các khó khăn của các người theo đảng dân chủ hay cộng hòa. Các giấc mơ của việc để nuôi một đứa trẻ từ lúc nhỏ cho tới lúc học xong đại học, hay ở nhà, hay về hưu với sự kính trọng và bảo đảm an sinh trong cuộc sống không biết biên giới của đảng phái hay chủ thuyết.

Đấy là các vấn nạn của người Mỹ, và chúng ta nên đoàn kết như những người Mỹ để đương đầu với các khó khăn ấy với sự khẩn cấp mà lúc nầy đang đòi hỏi. Các nhà kinh tế từ khắp các tầng lớp chính trị đồng ý rằng nếu chúng ta không hành động một cách nhanh nhẹn và đầy can đảm, chúng ta có khả năng nhìn thấy một sự suy thoái kinh tế sâu hơn và sự suy thoái kinh tế ấy có thể dẫn tới nạn thất nghiệp hai con số (trên mười mấy phần trăm) và giấc mơ của người mỹ sẽ trược dài và xa hơn nữa xa khỏi tầm tay (của chúng ta)

Đó là tại sao chúng ta cần một Kế Hoạch tái Đầu Tư và Hồi Phục không chỉ sản sinh ra nhiều công việc trong ngắn hạn nhưng để khích động sự gia tăng kinh tế và tính cạnh tranh trong dài hạn. Và kế hoạch nầy nên phát họa trong một cách mới -- chúng ta không thể nào chỉ rơi vào trong cái thói quen cũ của Washington là ném tiền vào vấn nạn nây. Chúng ta nên thực hiện các đầu tư có tính chiến lược mà cuộc đầu tư ấy dùng như một món tiền đặt cọc trước cho tương lai kinh tế lâu dài của chúng ta.

Chúng ta nên đòi hỏi có sự thanh tra và quản lý chặt chẻ và có tinh thần trách nhiệm nghiêm chỉnh để đạt được các kết quả. Và chúng ta nên phục hồi lại trách nhiệm chi tiêu tiền bạc hàng năm và làm các chọn lựa đúng và thực tế để khi mà nền kinh tế phục hồi, các thâm thủng bắt đầu hạ giảm. Đó là cách chúng ta sẽ đạt được mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch của tôi -- kế hoạch ấy là để tạo ra 3 triệu công việc làm ăn mới, hơn 80% của các việc nầy là trong lãnh vực tư nhân.

Để đặt nhiều ngươi trở lại làm việc hôm nay và giảm bớt sự lệ thuộc của chúng ta vào dâu của ngoại quốc mai đây, chúng ta sẽ sản xuất gấp hai nguồn năng lượng tái sinh và sửa sang lại các công sở của chính quyền để làm cho chúng có hiệu quả hơn trong năng lượng (giảm thiểu tiền điện thắp sáng, sưởi ấm, máy lạnh). Để xây dựng một nền kinh tế của thế kỷ 21, chúng ta nên khuyến khích các thầu khoáng khắp nước tạo ra việc làm tái xây dựng lại đường sá, cầu cống, trường học đang cần sửa chửa. Để tiết kiệm không cho công việc, nhưng còn là tiết kiệm tiền bạc và đời sống, chúng ta sẽ cập nhật hóa và computer hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta để phá bỏ các ngăn cấm, ngăn chận các lầm lỗi trong y tế, và giúp giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe hàng nhiều tỉ đô la hàng năm. Để làm cho nước Mỹ, và làm cho con cháu của chúng ta, thành công trong nền kinh tế toàn cầu mới, chúng ta sẽ xây dựng các lớp học, các phòng thí nghiệm, và các thư viện hợp với thế kỷ thứ 21. Và để đút tiền bạc vào trong túi của các gia đình làm việc chăm chỉ, chúng ta sẽ đưa ra việc giảm thuế trực tiếp tới 95% cho các công nhân Mỹ.

Tôi đang trông đợi cuộc họp vào tuần tới ở Washington với các vị lãnh đạo từ cả hai đảng để thảo luận kế hoạch nầy. Tôi lạc quan rằng nếu chúng ta đoàn kết để tìm các giải pháp mang lại (không phải cho quyền lợi của bất cứ đảng phái nào, hay chương trình nghị sự của bất cứ các phe nhóm nào, nhưng là), cho những ước muốn mạnh mẻ của tất cả các người Mỹ, có như thế thì chúng ta sẽ đương đầu với những thử thách của thời đại của chúng ta giống y như các thế hệ trước đã đương đầu với các thử thách của họ.
Không có lý do gì mà chúng ta không thể làm được điều nầy. Chúng ta là những người có tài trí và có nền công nghiệp vô biên. Chúng ta là những nhà phát kiến và những nhà doanh nghiệp và có những công nhân có hiệu quả và tài năng nhất thế giới. Và chúng ta luôn luôn chiến thắng trong những thử thách bằng cách xử dụng tinh thần vĩ đại của người Mỹ --đó là tinh thần kiên trì, khẳng định, và cam kết không từ bỏ cơ hội mà theo đó quốc gia của chúng ta đã được thành lập. Và trong năm mới nầy, chúng ta hãy kiên quyết làm lại như thế một lần nữa. Cám ơn quí vị

********************
TT tân cử Obama hôm nay đã di chuyển gia đình về Washington, cả gia đình tạm ở trong khách sạn gần dinh TT để Obama hàng ngày sinh hoạt quen thuộc với các giới chức ban ngành và nhận những báo cáo quan trọng về tình hình kinh tế, tài chánh, an ninh chi tiết hơn là hối tháng 12. Và obama sẽ di chuyển vào tòa Bạch ốc vài ngày trước ngày 20/1/2009 và sẽ chính thức ở đó trong 4 năm sắp tới. Vài tuần nữa, ông có thể không còn được xử dụng cell phone cá nhân và gởi email cho bạn bè và người thân nữa. Tất cả các hành động và các cuộc gọi phone của ông đều được ghi âm lại. (Obama đang mất dần các quyền tự do cá nhân của một người bình thường để chuyên tâm vào việc phục vụ đất nước)

[1] phúc lợi của người đi làm việc gồm có 9 thứ chính yếu sau đây.
- bảo hiểm y tế cho cá nhân và gia đình: Đại khái là Luật lao động qui định rằng tất cả các hãng có số công nhân trên 20-25 người thì hãng ấy phải mua bảo hiểm y tế cho công nhân nếu như muốn hưởng các mức giảm thuế khác của địa phương. Mỗi bảo hiểm y tế hàng năm trung bình cho công nhân là từ 6000-10000. Công nhân chỉ trả tiền bảo hiểm y tế 15-20% của số tiền ấy, và hảng phải trả 80-85% để mua bảo hiểm cho công nhân viên + gia đình.
- tiền hưu bổng: người công nhân phải trích một phần nhỏ của tiền lương hàng tháng hay hàng tuần của mình, và chính phủ cất giữ số tiền ấy trong một ngân quỹ. Khi về già, người công nhân sẽ được lãnh số tiền hưu ấy ra mỗi đầu tháng để sinh sống. Dù người công nhân chỉ đi làm 1,2 ngày ở một hãng nào đó, thì hãng ấy cũng phải trích tiền lương ra để đóng vào quĩ hưu bổng (do sở hưu bổng và sở thuế ...kết hợp để quản trị.)
- tiền hãng góp vào món tiền đầu tư của công nhân mỗi 3 tháng 1 lần...gộp chung lại để mua cổ phiếu, công khố phiếu, trái phiếu đầu tư sinh lợi...
- Mỗi công nhân hàng năm được nghĩ thường niên 2 - 4 tuần. Trong thời gian ấy, công nhân đi du lịch đây đó với gia đình, công nhân không cần đi làm việc nhưng vẫn được các hãng tư trả lương giống như mức đi làm 40 giờ/ 1 ngày.
- Mỗi công nhân viên đi làm còn được hưởng thêm 9 ngày lễ hàng nằm. Những ngày lễ công nhân không đi làm nhưng vẫn được lãnh lương của ngày ấy.
- Mỗi năm, công nhân viên còn được thêm 6-10 ngày nghĩ bệnh.
- Mỗi năm, công nhân và nhân viên đều được tăng tiền thưởng 6-10% lương hàng năm, hoặc có thể hơn nữa tùy theo mức lời của hảng. Công nhân lương cao chỉ được trung binh 3-4%.
- nếu công nhân bị thất nghiệp, bị hãng cho nghĩ việc, thì hãng ấy phải trả tiền thất nghiệp cho người công nhân trong thời hạn 9-18 tháng. Mức lương thất nghiệp bằng 70% mức lương đi làm việc. Tiền mà hãng phải trả thì được đóng cho sở lao động địa phương dưới hình thức thuế công thương nghiệp của hãng xưởng. (món tiền nầy thường bị chính phủ của các nước cộng sản và độc tài ăn chận hết, hoặc xén bớt do đó người công nhân không được lãnh tiền thất nghiệp 9-18 tháng)
- Nếu công nhân bị tai nạn ở hãng, trong khu vực của hãng, thì người công nhân ấy được hưởng tiền bồi thường tai nạn cho đến khi có thể lành lặn đi làm trở lại; hoặc sẽ được hưởng tiền bị mất sức lao động suốt đời...

*Chính phủ của các nước nghèo và tham nhũng thường có những hành động sau:
- không ban hành các luật lao động có lợi cho công nhân, vì
- muốn chiêu dụ các công ty nước ngoài đến đặt cơ sở sản xuất,
- vì muốn chia chác 9 món (tiền) phúc lợi nói trên của người công nhân
(Các hãng xưởng luôn luôn phải đóng thuế trọn gói 9 món trên dưới hình thức thuế. Chính phủ có nhiệm vụ phải chia ra phần nào theo phần ấy. Nhưng chính phủ của các nước tham nhũng thường vờ vịt không thông báo cho công nhân biết về các quyền lợi mà người công nhân làm cho các hãng ngoại quốc. Chính phủ luôn luôn tìm mọi cách không cho công nhân thành lập nghiệp đoàn (nghiệp đoàn nầy độc lập và không có liên hệ với công đoàn của nhà nước) vì sợ rằng các thủ lãnh nghiệp đoàn sẽ thông báo cho công nhân biết các quyền lợi nói trên của người công nhân mà ai đi làm cũng phải có vì các quyền lợi ấy nằm trong qui định lúc mở hảng xưởng. Đó là lý do tại sao chính phủ các nước cộng sản và các nước tham nhũng luôn luôn tìm cách bắt giam và hãm hại bất cừ ai có ý muốn thành lập nghiệp đoàn lao động để lên tiếng nói đòi hỏi các quyền lợi của người công nhân. (hai luật sư LT C Nhân và NV Đài đang bị tù 4 năm vì họ đã cố gắng thực hiện thành lập công đoàn độc lập nhằm đòi lại quyền lợi cho người công nhân.)
- ngoài ra, để lường gạt và chận bớt tiền bạc của những người công nhân, chính phủ và sở lao động không bắt buộc các hãng xưởng tuân thủ theo luật lao động đối xử với người công nhân trong khi làm hợp đồng thuê mướn; cụ thể trong hợp đồng thuê mướn không nhắc đến quyền lợi của người công nhân được hưởng theo luật lao động.
- Khi chính phủ VN ký hợp đồng cho phép các công ty ngoại quốc đến VN mở hảng làm ăn, thì chủ hãng nước ngoài vờ vĩnh không nhắc đến các món phúc lợi nói trên, hoặc chỉ nhắc một phần trong 9 thứ phúc lợi nói trên dành cho người công nhân. Và thay vì đóng góp phúc lợi cho người công nhân, các hãng xưởng nước ngoài tìm các giảm bớt chi phí qua việc giảm thiểu hoặc không nhắc gì đến các phúc lợi (benefits) dành cho người công nhân. Để thực hiện được điều ấy, các hãng nước ngoài luôn luôn tặng tiền bạc cho các viên chức địa phương và sở lao động như một cách để thỏa hiệp và cắt giảm quyền lợi của người công nhân.
---------------------------------------------------

Remarks of President-elect Barack Obama
Weekly Address

January 3, 2009
http://change.gov/newsroom/entry/american_recovery_and_reinvestment/

As the holiday season comes to end, we are thankful for family and friends and all the blessings that make life worth living. But as we mark the beginning of a new year, we also know that America faces great and growing challenges—challenges that threaten our nation’s economy and our dreams for the future. Nearly two million Americans have lost their jobs this past year—and millions more are working harder in jobs that pay less and come with fewer benefits. For too many families, this new year brings new unease and uncertainty as bills pile up, debts continue to mount and parents worry that their children won’t have the same opportunities they had.
However we got here, the problems we face today are not Democratic problems or Republican problems. The dreams of putting a child through college, or staying in your home, or retiring with dignity and security know no boundaries of party or ideology.
These are America’s problems, and we must come together as Americans to meet them with the urgency this moment demands. Economists from across the political spectrum agree that if we don’t act swiftly and boldly, we could see a much deeper economic downturn that could lead to double digit unemployment and the American Dream slipping further and further out of reach.
That’s why we need an American Recovery and Reinvestment Plan that not only creates jobs in the short-term but spurs economic growth and competitiveness in the long-term. And this plan must be designed in a new way—we can’t just fall into the old Washington habit of throwing money at the problem. We must make strategic investments that will serve as a down payment on our long-term economic future. We must demand vigorous oversight and strict accountability for achieving results. And we must restore fiscal responsibility and make the tough choices so that as the economy recovers, the deficit starts to come down. That is how we will achieve the number one goal of my plan—which is to create three million new jobs, more than eighty percent of them in the private sector.
To put people back to work today and reduce our dependence on foreign oil tomorrow, we will double renewable energy production and renovate public buildings to make them more energy efficient. To build a 21st century economy, we must engage contractors across the nation to create jobs rebuilding our crumbling roads, bridges, and schools. To save not only jobs, but money and lives, we will update and computerize our health care system to cut red tape, prevent medical mistakes, and help reduce health care costs by billions of dollars each year. To make America, and our children, a success in this new global economy, we will build 21st century classrooms, labs, and libraries. And to put more money into the pockets of hardworking families, we will provide direct tax relief to 95 percent of American workers.
I look forward to meeting next week in Washington with leaders from both parties to discuss this plan. I am optimistic that if we come together to seek solutions that advance not the interests of any party, or the agenda of any one group, but the aspirations of all Americans, then we will meet the challenges of our time just as previous generations have met the challenges of theirs.
There is no reason we can’t do this. We are a people of boundless industry and ingenuity. We are innovators and entrepreneurs and have the most dedicated and productive workers in the world. And we have always triumphed in moments of trial by drawing on that great American spirit—that perseverance, determination and unyielding commitment to opportunity on which our nation was founded. And in this new year, let us resolve to do so once again. Thank you.

No comments:

Post a Comment