Thursday, December 18, 2008

TẠI SAO CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN CHƯA TAN RÃ Ở VIỆT NAM ?

Tại sao CNCS chưa tan rã ở Việt Nam như đã xảy ra ở Đông Âu?
Thành viên Oldmovie13

http://www.x-cafevn.org/node/1354
Cũng là Cộng Sản, nhưng Cộng Sản Đức và Cộng Sản Đông Âu thì suy nghĩ của họ vẫn cởi mở và dân chủ hơn rất nhiều CS Châu Á như TQ, Bắc Hàn, VN...
Việc sụp đổ bức tường Bá Linh và thống nhất hai miền Đông và Tây Đức không bị đổ máu chính là nhờ những người Cộng sản Đông Đức đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên đảng phái. Họ những người Cộng sản chân chính đã biết quý trọng sinh mạng của người dân nước mình, bất kể đó là dân Đông Đức hoặc Tây đức..


Sự việc không hẳn như vậy. Tôi chỉ nhìn nhận những người CS sống tại các nước TBCN mà vẫn trung thành với lý tưởng CS, vẫn chấp nhận đấu tranh với các đảng phái khác chí hướng, cùng chung sống hòa bình với nhau, chấp nhận các thiệt thòi cá nhân, là những người cộng sản chân chính. Thế hệ đảng viên CS Đức hay Đông Âu khác đã tham gia chống CN phát-xít trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 cũng như vậy. Họ chấp nhận hy sinh để đấu tranh cho lý tưởng chứ không phải vào Đảng để hưởng quyền lợi.

Sau khi CNXH được áp đặt bằng súng của hồng quân Liên Xô tại Đông Âu và nền Chuyên Chính Vô Sản được thiết lập tại đó thì chủ nghĩa cơ hội đã là mục tiêu vào đảng của hàng triệu công dân các nước này. Hơn 40 năm cầm quyền mà không có sự kiểm soát của nhân dân đã tha hóa ngay cả những kẻ từng tham gia chống Hitler khi xưa (như Honecker, Mielke), biến họ trở thành những tên phát xít mang cái vỏ XHCN, khác hẳn các đồng chí của họ tại Tây Đức, Pháp, Ý, v.v...

Những ai đã ở Đông Âu đều thấy được sự tàn ác của các chế độ này đối với chính nhân dân của họ, tuy sự tàn ác này có vẻ văn minh hơn, vì bọn đao phủ biêt nghe nhạc Bach, xem tranh van Googh. Ai đã xem phim "Cuộc sống của người khác" thì sẽ rõ sự độc ác này. Vì quyền lợi của mình, cho đến giờ chót, họ vẫn tìm cách bảo vệ chế độ đó chứ chẳng thuơng xót ai cả.

Thắng lợi của các cuộc cách mạng nhung tại Châu Âu nhờ vào các yếu tố sau:

-Tuy cũng bị ngu dân hóa suốt hơn 40 năm, nhưng cái gốc tri thức (dân trí) của các quốc gia công nghiệp hóa này vẫn khá cao, không bị xói mòn thảm hại như ở các nuớc chậm phát triển. Cái nền tảng dân trí này đã cho phép các tổ chức nhân quyền lẻ loi mau chóng tập hợp lực luợng trong vòng 2 – 3 tháng, thành một mặt trận rộng lớn mà chính quyền nào cũng khiếp sợ.

-Chính cái nền dân trí này cũng tạo được một sự phản kháng ngầm, hoặc do dự trong các lực luợng chuyên chính. Không một vị tướng nào trong quân đôi Đông Đức khi đó (NVA) dám điều các sư đoàn tăng về Berlin, mặc dù đã có chỉ thị của Honecker và Mielke.

-Tất cả các nuớc đông Âu đều có nền tảng tôn giáo thiên chúa rộng rãi (dù là Tin lành ở Đông Đức) và tất cả các dòng đạo này đều có gốc rễ sâu trong dân chúng, mặc dù bị nhà nuớc vô sản tìm mọi cách vô hiệu hóa suốt mấy chục năm. Ở Châu Âu, không có chuyện chia rẽ: Công giáo theo Tây, là "phản động", còn Phật giáo yêu nuớc như ở ta. Đối với nhà nuớc XHCN bên đó, Công giáo (kể cả Tin lành) là phản động! Nhưng đối với dân chúng, nhà thờ vẫn là nơi đa số gửi gắm tâm hồn vào cuối tuần, vào dịp lễ xưng tên hay cưới xin v.v... Do đó khi giáo hội tham gia vào phong trào đấu tranh vì nhân quyền thì sức mạnh của nó ghê gớm lắm. Các cuộc biểu tình tối thứ hai hàng tuần (Montag-Demonstration) ở Leipzig có lúc thu hút hơn 100.000 nguời và kéo dài hàng tháng.

-Mặc dù trong những năm 80 của thế kỷ truớc, chưa có toàn cầu hóa, chưa có Internet v.v... nhưng đông Âu vẫn nằm lọt thỏm trong cả châu Âu văn minh, giao lưu văn hóa vẫn tồn tại. TV của phương tây vẫn bắt được thoải mái tại Đông Đức, Hung, Tiệp v.v. Khách du lịch phương Tây đi lại rất nhiều ở phương Đông, do đó việc trao đổi thông tin khá dễ dàng. Chính quyền tuy muốn tự do nói gì thì nói, muốn kết án ai thì làm, nhưng người dân có tin hay không là việc khác!

-Tuy tất cả các yếu tố trên làm thay đổi cán cân lực luợng nhanh chóng trong vòng vài tuần lễ. Nhưng điều quyết định dẫn đến không đổ máu vẫn là: Liên Xô đang trên đà giải thể. Những cuộc nổi dậy 1953 của công nhân đông Đức, 1956 ở Hungary, hay ý đồ cách tân chế độ ở Tiệp-Khắc năm 1968 của Dubcek còn mạnh mẽ hơn các cuộc cách mạng nhung 1989, nhưng xảy ra vào lúc Liên Xô đang sung sức và tất cả các cuộc nổi dậy đó đều bị xe tăng T-54 đè nghiến! Bất kể dân trí cao, bất kể nhà thờ hay truyền thông! Tất cả các đảng CS đông Âu lên nắm chính quyền đều nhờ vào súng của Hồng Quân Liên Xô, trừ Nam-Tư. Do đó bạo lực cách mạng cuối cùng ở các nuớc này là Hồng Quân, chứ không phải là quân đội các nuớc sở tại. Nay khi Gorbachop chủ truơng cho các dân tộc tự quyết, án binh bất động thì mọi việc coi như xong, không một giọt máu. Điều này không thể xảy ra tại Nam-Tư (Yugoslavia), nơi mà chính quyền Ti-Tô ra đời nhờ đấu tranh vũ trang, (giống như ở VN và Trung Quốc, Triều Tiên và Cuba). Quá trình xóa bỏ nhà nuớc Nam-Tư XHCN đã phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 9 năm, trên 4 nuớc cộng hòa thành viên (Croatia, Bosnia-Herzogowina, Makedonia và tỉnh tự trị Kosovo) với vài trăm ngàn mạng nguời.

Tôi nêu tất cả các dữ kiện này lên mong các bạn không nên đánh giá quá cao những nguời CS Đông Âu. Ở đâu cũng có những nguời CS nghĩ đến dân tộc, đơn độc giữa cái đa số cơ hội, đểu giả, tham lam. Các bác Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách ở ta thì có khác gì các bác Dubcek ở Tiệp hay Nagy Imre ở Hungary khi xưa, bị chính các đồng chí của họ tiêu diệt.

Điều hơn nữa tôi muốn nêu qua các dữ kiện trên là: Không phải những gì xảy ra ở Đông Âu sẽ đến với VN một cách dễ dàng! Khoảng cách về dân trí, về xuất phát điểm của xã hội xa nhau hàng chục năm, nếu không muốn nói là hàng trăm năm!

- Năm 1989, cả châu Âu chưa có internet, điện thoại thì chỉ là hàng xa xỉ cho các cán bộ của đảng CS, vậy mà chỉ bằng loan tin mồm, các tổ chức nhân quyền đông Âu có thể huy động qua đêm hàng trăm, hàng triệu nguời xuống đường biểu tình chống chính phủ. Còn ở ta thì các bạn thanh niên yêu nuớc dùng các phuơng tiện hiện đại nhất, như Web, Blog, SMS v.v liên hệ vói nhau rất sôi sục. Vậy mà bao nhiêu lần kêu gọi biểu tình chống ngoại xâm, ủng hộ chính phủ chỉ có được vài trăm nguời nêu ý đồ tham gia, còn thực tế dám ra đường đến trước ĐSQ Trung quốc thì chắc độ vài chục. Tôi không có ý chê trách ai ở đây, nhưng nêu ra để các bạn hiểu được cái khoảng cách về dân trí giữa VN 2008 và đông Âu 1989.

-Trong khi chúng ta còn lúng túng, chưa ai biết nên nêu khẩu hiệu thế nào, mang biểu ngữ kiểu gì để biểu lộ lòng yêu nước của mình, tránh va chạm với chính quyền, cảnh sát (đó là chưa nói đến vấn đề cờ quạt, chửi nhau chí chóe về chống cộng hay bênh cộng) thì ở đông Đức khi đó mọi nguời đã hiểu là: Cách tốt nhất để chính quyền nhân dân, công an nhân dân, tòa án nhân dân không dám đàn áp là hô mỗi một khẩu hiệu “Chúng ta là nhân dân!“ (Wir sind das Volk). Điều đáng nói là truớc đó vài tháng, phong trào chống chính phủ hầu như không tồn tại (trừ công đoàn Đoàn kết Balan có từ năm 1979). Nhưng mọi nguời dân khi đã tham gia phong trào đối lập mau chóng hiểu ngay là: chỉ có đoàn kết, họ mới không bị đè bẹp! Do đó sự nhất trí nhanh chóng mọi chi tiết của biểu tình, từ thời gian, địa điểm, khẩu hiệu v.v. là một biểu hiện cho nhận thức rất cao của dân chúng đông Âu khi đó. Không biết bao giờ chúng ta mới có được cái dân trí đó!

Nói như vậy, nghe có vẻ bi quan, biết khi nào ở VN mới thay đổi? Tôi mới đọc
bài viết của bạn Như Hà ở Hà Nội về sự cô đơn của bạn ấy trong ngày quốc tế về nhân quyền. Bạn Như Hà có vẻ trách các đồng bào hải ngoại đã quá thờ ơ, không biết đoàn kết với nhau trong việc hỗ trợ nguời trong nước v.v và v.v. Tất cả đều đúng và cũng phù hợp với những gì tôi mới nêu trên đây. Nguợc lại các bạn ở hải ngoại lại nêu ý kiến: vấn đề đấu tranh vì dân chủ hóa đất nước VN phải do người Việt trong nuớc quyết định, kể cả những nguời trong đảng cầm quyền, điều đó cũng đúng 100%. Vậy chúng ta sai ở chỗ nào mà cho đến nay cỗ xe dân chủ VN vẫn không chạy đựơc nhanh? Cái sai ở chỗ tất cả chúng ta ai cũng nhìn thấy cái đúng của mình và không chấp nhận cái đúng của nguời khác. Ai cũng thấy được cái nguời khác phải làm, nhưng lại bỏ qua bài tập về nhà của mình! Chúng ta không có sự đồng thuận!

- Tuy nhiên phải nhìn rõ là sau nhiều sai lầm tai hại trong suốt mấy chục năm qua, nay ít ra thì ở VN cũng đã có sự đồng thuận mà châu Âu năm 1989 không có: đó là dần từ bỏ nền kinh tế XHCN, khôi phục nền kinh tế TBCN (gọi khéo là kinh tế thị trường). Những gì tư nhân hóa đuợc sẽ bị tư nhân hóa duới mọi vỏ bọc. Điều này đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở VN, bất chấp mọi đại hội đảng, mọi nghị quyết. Chủ nghĩa “Nói dậy chứ không phải dậy„ hiện đang bao trùm lên trên mọi nghị quyết! Tức là VN năm 2008 đã có một nền kinh tế tư nhân với hàng triệu lao động mà đông Âu 1989 có mơ cũng không có.

- Nền chuyên chính ở VN hiện nay không còn liên quan đến chế độ chuyên chính vô sản khi xưa nữa. Đối tượng của nó không còn là giai cấp tư sản trong nuớc và bọn quan thầy tư bản nuớc ngoài. Chính các thế lực cầm quyền ở VN đang tìm mọi cách ve vãn các nhà nuớc tư bản nuớc ngoài để tồn tại, do đó ít nhiều họ cũng bị các nuớc này áp đặt điều kiện nọ kia về nhân quyền. Đông Âu khi xưa làm gì có chuyện phó đại sứ Mỹ đi gặp riêng các giáo sỹ đối lập, còn mấy bác „stasi“ đi kèm phải xuống nhà ngang uống nuớc suông với mầy bà sơ ! Nền dân chủ giả hiệu này đang xuống nước đến thảm hại, vì nó luôn bị quốc tế chiếu tuớng!

- Điểm quan trọng khác mà đông Âu 89 không có: đó là sự xâm phạm chủ quyền tổ quốc, gây ra bởi chính một quốc gia khác mà đảng cầm quyền cũng muốn dựa vào đó để tồn tại. Nếu chúng ta biết đoàn kết để làm cho quần chúng, kể cả đảng viên hiểu được mối de dọa này thì đây sẽ là cơ hội rất lớn để dân tộc VN vừa thoát ra khỏi nạn ngoại xâm, vừa có được thêm gió tự do để hít thở.

No comments:

Post a Comment