Saturday, December 6, 2008

ODA và NỖI NHỤC QUỐC THỂ

ODA VÀ NỖI NHỤC QUỐC THỂ
Lê Vi - ĐDCND
06/12/2008
http://ddcnd.org/main/index.php?option=com_content&task=view&id=502&Itemid=9
Sau 30 năm cả nước tiến lên xây dựng xã hội Xã hội Chủ nghĩa, Việt Nam trở thành một trong các nước được cộng đồng quốc tế đặc biệt lưu tâm về nhân quyền, đói nghèo và lạc hậu. Số tiền Cộng đồng Quốc tế viện trợ cho Việt Nam phát triển kinh tế qua các dự án ODA hàng năm đã lên tới hàng tỷ Mỹ kim.

Tuy nhiên, sau bao nhiêu năm đó Việt Nam đã đạt được những thành quả gì?
- Một hệ thống giáo dục rách nát, chắp vá từng mãnh một.
- Một bộ máy hành chánh cồng kềng nửa làm nửa chơi.
- Một hệ thống đảng viên và các tổ chức khác ăn bám đã phát triển lên bằng với số công chức trong các khối hành chánh sự nghiệp.
- Một hệ thống kinh tế phát triển không định hướng, ưu tiên vào khu vực có người nằm trong lãnh đạo cấp cao của chính phủ như Bình Dương, Cà Mau, Dung Quất ...
- Một hệ thống tham nhũng xuyên suốt chế độ từ trên xuống dưới.
- Nước Việt Nam với bốn ngàn năm văn hiến, với lịch sử oai hùng, hôm nay đã phải cúi đầu chấp nhận hình phạt của nước ngoài.

Việt nam chúng ta ngày này còn nhiều khó khăn, nghèo khổ, lạc hậu. Việc nhận viện trợ ODA để phát triển đất nước là việc phải làm, phải chấp nhận như nước Nhật ngày xưa, sau chiến tranh thế giới thứ II, đã phải chấp nhận để các nước khác viện trợ làm cơ sở cho nước Nhật bước lên bục vinh quang ngày hôm nay. Tuy nhiên ta nghèo không có nghĩa là chúng ta không có tư cách. Ta nghèo không có nghĩa là chúng ta không có tư cách, ta nghèo không có nghĩa là chúng ta không có niềm tự hào dân tộc, một dân tộc oai hùng với bốn ngàn năm lịch sử.

Ông Cha ta ngày xưa đã dạy rằng: "Nghèo cho sạch, rách cho thơm".
Đúng là dân tộc ta còn nghèo, còn lạc hậu thì chúng ta cam chịu sự viện trợ của quốc tế. Tuy nhiên cho dù chúng ta có "nghèo" như thế nào đi nữa thì chúng ta cũng phải "nghèo cho sạch" chứ.
Sự kiện nước Nhật phạt Việt Nam bằng biện pháp cắt các nguồn viện trợ ODA vừ qua quả thực là một cái nhục mà chưa bao giờ người dân Việt Nam phải hứng chịu cái nhục như thế. Mặc dù hình phạt đó của Nhật sẽ làm cho người dân Việt Nam khó khăn hơn trong công cuộc xây dựng xã hội. Nhưng tôi hòa toàn đồng ý với cách là đó của người Nhật và tôi cảm thông được với sự bực tức của họ.
Nguồn vốn viện trợ ODA là nguồn thặng dư ngân sách của Nhật do tiền thuế của những người dân Nhật đóng góp. Họ đem số tiền đó cho Việt Nam vay với điều kiện và lãi suất ưu đãi nhằm giúp chính phủ Việt Nam có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng làm cho cuộc sống của nhân dân Việt Nam đỡ khốn khó hơn. Ấy vậy mà 10% trong số đó lại chui tọt vào túi của một số quan tham cao cấp của chính phủ Việt Nam. Hóa ra là họ viện trợ cho các quan tham Việt Nam xây nhà nghỉ mát à? Hay là họ viện trợ cho các quan tham cá cược bóng đá? Và tất nhiên, khi thấy nguồn vốn đầu tư không hiệu quả thì việc ngừng đầu tư là chuyện phải làm.

Tôi không biết các quan chức cao cấp của chính phủ hôm nay có cảm thấy xấu hổ khi ngữa tay đi xin tiền viện trợ của nước ngoài hay không, hay họ coi đây là một sự hãnh diện vì nước Việt Nam được nhiều nước quan tâm giúp đở do còn quá nghèo đói? Tôi thiết nghĩ chắc họ sung sướng và hãnh diện lắm đây! Bởi vì nếu họ cảm thấy nhục cho đất nước, nhục cho quốc thể, nhục cho chính bản thân họ, là những người điều hành đất nước mà phải đi xin lòng thương hại của người khác, thì họ đã phải cố gắng để sử dụng đồng tiền đó cho xứng đáng với sự giúp đỡ của bạn bè các nước, giúp cho đất nước phát triển chứ không chia chác nhau để ăn chơi hưởng thụ như họ đã làm, đang làm và sẽ làm.

Cái nhục hôm nay, tôi nghĩ, người dân chúng ta cũng có góp phần trong đó. Tại sao? Bởi vì người dân chúng ta ai cũng vì sự an nguy của mình mà phó mặc các vấn đề xã hội cho chính phủ. Chúng ta vì sự bị liên lụy mà không dám đấu tranh để bảo vệ cho danh dự của chúng ta, cho dân tộc chúng ta và cho quốc thể chúng ta. Hơn 600 trăm tờ báo trãi dài trên mọi niềm đất đước với hàng chục ngàn phóng viên bỏng im thin thít sau cú phủ đầu của chính phủ với vụ án của hai phóng viên Chiến, Hải bỏ mặc cho xã hội ra sao thì ra.

Hàng trăm đài phát thanh và truyền hình cả nước chẳng có lấy một tin tham nhũng ngay cả khi phía Nhật đã chỉ đích danh người vi phạm của Việt Nam. Hóa ra báo chí và truyền hình Việt Nam bây giờ đúng y như câu truyền miệng của dân gian: "nhà báo nói láo ăn tiền". Còn nữa, hàng vạn công ty, doanh nghiệp vì lợi ích của mình đã không ngần ngại góp sức xây dựng hệ thống tham nhũng ngày càng lớn mạnh bằng việc đút lót, chung chi, biếu xén mỗi ngày.

Cái nhục hôm nay chẳng phải là do chúng ta tự chuốc lấy hay sao?!

Những người dân nước Việt chúng ta hôm nay sẽ nghĩ gì và làm gì để nỗi nhục này không có lần thứ hai?
Họ, những người cộng sản không có tổ quốc, (nên họ) không lo cho nước Việt là cuyện của họ. Còn chúng ta, những người con nước Việt, tại sao chúng ta không lo cho tổ quốc Việt Nam chúng ta?

Họ, nghững người cộng sản tôn thờ vật chất, (nên họ) không cảm thấy nhục. Còn chúng ta, chúng ta có thấy nhục không?

Xin được mượn lời của bài hát quốc ca là đoạn kết cho bài viết này:

Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi.
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo.
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ,
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ,
Thoát cơn tàn phá vẻ vang nòi giống,
Xứng danh nghìn năm giống Lạc Hồng!

Việt Nam ngày 6 tháng 12 năm 2008

No comments:

Post a Comment