Nguyễn Thị Thủy Tiên : Người Việt duy nhất trong ban liên lạc báo chí của ông Obama
Ánh Nguyệt
Bài đăng ngày 21/12/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 21/12/2008 16:33 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/108/article_1972.asp
Ảnh do Thủy Tiên cung cấp
http://www.rfi.fr/actuvi/images/108/20081221_thuytien_200_bis.jpg
Một trong những hình ảnh được báo chí quốc tế loan tải nhiều lần khi đưa tin thắng lợi bầu cử tổng thống Mỹ của ông Barack Obama là dòng lệ vui mừng của ông Jesse Jackson - người từng ra tranh cử chức ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ những năm 1980.
Nhưng không chỉ riêng ông Jesse Jackson, còn biết bao nhiêu người khác đã rơi nước mắt vì quá xúc động khi hay tin người mà họ đặt niềm tin đã chiến thắng. Chẳng hạn như những giọt nước mắt của cô gái trẻ Nguyễn Thị Thủy Tiên, người Việt Nam duy nhất trong ê kíp liên lạc báo chí của ứng cử viên Barack Obama từ những ngày đầu của chiến dịch vận động tranh cử.
Ước vọng hoạt động cho nền dân chủ
Là con gái một sĩ quan không quân Việt Nam, theo cha mẹ sang Hoa Kỳ từ năm lên 5, năm nay 22 tuổi, Thủy Tiên vừa tốt nghiệp Đại học Colorado College tháng năm vừa qua.
Đây cũng là thời điểm đảng Dân Chủ Mỹ chuẩn bị đại hội chọn người ra tranh cử tổng thống. Thủy Tiên chọn ở lại làm việc cho ê kíp vận động tranh cử của thượng nghị sĩ Barack Obama, một công việc cô đã quen thuộc khi còn là học sinh trung học. Đó là vào năm 2004, Thủy Tiên đã tham gia thực tập cho ban vận động của ứng cử viên John Kerry.
Lý do khiến cô gái Việt Nam bé nhỏ này tìm lại những mối liên hệ cũ để xin được tham gia ban vận động cho ông Obama là vì cô có ước vọng hoạt động cho nền dân chủ Hoa Kỳ và cô tin tưởng ở ước mơ thay đổi nước Mỹ của ông Obama.
Ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden và Thủy Tiên. Ảnh do Thủy Tiên cung cấp
http://www.rfi.fr/actuvi/images/108/20081221_ThuyTienetJoeBiden432.jpg
Lần này, Thủy Tiên được chọn vào ban vận động Obama for America, với vai trò liên lac báo chí, chuẩn bị cho những buổi gặp gỡ của liên danh Obama - Biden.
« Sau khi tốt nghiệp đại học, em có cơ hội được làm việc với ông Obama. Em đã chọn công việc này, vì em muốn làm việc cho nền dân chủ của Mỹ và cũng vì em muốn giúp tranh đấu cho nền dân chủ này.
Nói về công việc, em có nhiều cơ hội khác, chẳng hạn như về Việt Nam làm cho một công ty đầu tư nhưng em đã chọn ở lại Mỹ để làm trong ê kíp của ông Obama vì em rất tin tưởng ở ước mơ của ông Obama là muốn thay đổi nước Mỹ hiện nay. »
Nghe Thủy Tiên
21/12/2008
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/108/article_1972.asp
Được hỏi giờ đây, ông Obama đã đắc cử, Thủy Tiên có ý muốn được tiếp tục làm việc với chính phủ mới hay không và cô mong đợi được phân công thế nào cô cho biết ngay :
« Đương nhiên là em muốn, cho nên em đã chuyển về thủ đô Washington. Em đang ở tại thủ đô, muốn tham gia trong việc tổ chức lễ nhậm chức cho ông Obama nhưng tất nhiên chưa có gì là chắc chắn hết. Bây giờ em chỉ chờ làm xong buổi lễ nhậm chức rồi sau đó chờ xem cơ hội sẽ ra sao. Em muốn được làm trong báo chí thông tin, do em có kinh nghiệm trong 7 - 8 tháng vừa qua, liên lac với báo chí và đài truyền hình Mỹ. »
Nghe Thủy Tiên
21/12/2008
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/108/article_1972.asp
Hoat động cho chiến dịch tranh cứ tổng thống Mỹ, một kinh nghiệm độc đáo
Kinh nghiệm tich lũy trong thời gian chưa đầy một năm qua đối với cô gái trẻ Thủy Tiên là một kinh nghiệm đặc biệt.
« Những gì em học trong trường và những gì em học được trong thời gian làm việc trong ê kíp của ông Obama hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, những người làm cùng nhóm không có thời gian chỉ dẫn, thành ra em phải tự học lấy. Chẳng hạn như tiếp xúc với nhà báo như thế nào hay như một trong những công việc em phải làm là chọn địa điểm cho phóng viên nhiếp ảnh làm sao để họ chụp được những bức ảnh đẹp, mang được thông điệp của ông Obama. Mà những điều này ở trường em đâu được học. Đó là những khó khăn mà em gặp phải và tự học để trở thành kinh nghiệm của riêng em.
Ngoài ra, điều mà em học được từ chính mắt em chứng kiến là cách vận hành của nền dân chủ Mỹ. Em cũng chứng kiến những khó khăn kinh tế của nước Mỹ cũng như của thế giới, thấy người Mỹ mất việc làm và em thấy được những gì mà em muốn tranh đấu cho họ. »
Nghe Thủy Tiên
21/12/2008
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/108/article_1972.asp
Bố của Thủy Tiên nói chuyện với bà Michelle Obama. Ảnh do Thủy Tiên cung cấp
http://www.rfi.fr/actuvi/images/108/20081221_papathuytienavecMichelleoba.jpg
Nhắc lại kỷ niệm của thời gian tham gia vận động cho ứng cứ viên tổng thống Obama, Thủy Tiên nhớ nhất là giây phút xúc động khi được tin ông thắng cử.
« Kỷ niệm đáng ghi nhớ nhất chắc chắn là đêm 04/11, các ủng hộ viên của ông Obama đầy hết sân vận động. Vì em ở trong ê kíp vận động quốc gia nên em được phái tới Chicago. Đêm ấy, khi ông Obama loan báo thắng cử, em có mặt tại chỗ. Em đứng đó, em nghe, rồi em khóc thôi. Em cũng không biết tại sao.
Mấy tháng trời là việc rất là khó, đi từ thành phố này tới thành phố kia không có thì giờ nghỉ ngơi, không có thời gian hỏi thăm gia đình để rồi sau đó công việc mình tham gia đã có kết quả, một kết quả rất là tươi sáng cho nước Mỹ. »
Nghe Thủy Tiên
21/12/2008
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/108/article_1972.asp
Sẽ trở về làm việc cho đất nước Việt Nam
Thủy Tiên rời Việt Nam khi cô mới lên năm và chỉ một lần về thăm quê nhà. Trước mắt, Thủy Tiên mong ước được làm việc trong chính quyền Obama để tích lũy kinh nghiệm và sau đó cô sẽ trở về làm việc tại Việt Nam.
Thủy Tiên và cha. Ảnh do Thủy Tiên cung cấp
http://www.rfi.fr/actuvi/images/108/20081221_thuytien_avec_papa_432.jpg
« Chắc chắn là em muốn làm trong chính phủ Obama. Em muốn làm trong ngành báo chí, nếu không tìm ra cơ hội trong ngành này thì ưu tiên thứ nhì của em là được làm trong ngành ngoại giao, vì đây là môn em tốt nghiệp đại học.
Em vẫn còn trẻ nên em ước mơ được làm việc ở đây từ 4 đến 8 năm, sau đó em tìm cơ hội về Việt Nam. Năm ngoái, em có ở Việt Nam ba tháng, em rất thích. Em rời khỏi Việt Nam lúc em năm tuổi, khi trở về, em thấy đúng là mình về lại quê hương cho nên em muốn trở về làm việc và giúp cho Việt Nam. »
Nghe Thủy Tiên
21/12/2008
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/108/article_1972.asp
No comments:
Post a Comment