Kinh tế Mỹ chính thức rơi vào suy thoái. Các thị trường chứng khoán đều tuột dốc
Tú Anh
Bài đăng ngày 02/12/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 02/12/2008 17:20 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/108/article_1768.asp
Do hệ quả tâm lý dây chuyền, chỉ số Dow Jones và Nasdaq của Wall Street bị rơi 7,70% và 8,95% kéo theo sự tuột dốc của các sàn giao dịch Á Châu. Hong Kong và Tokyo trược giá theo tỷ số -5% và -6,35%. Các sàn giao dịch châu Âu cũng bị mất giá tuy với tỷ lệ thấp hơn.
Thông tín viên Pierre-Yves Dugas từ Washington phân tích :
"Nhóm các kinh tế gia chuyên môn phân tích các chu kỳ kinh tế ở Mỹ đã đưa ra kết luận rằng cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ, khởi đầu từ một năm nay trở lại đây, có thể là cuộc suy thoái tồi tệ nhất, kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Về phần mình, Larry Summers, cố vấn kinh tế chính của tổng thống mới đắc cử Barack Obama, cũng chỉ ra rõ các dấu hiệu nghiêm trọng của sự suy thoái. Cú sụp đổ lạ lùng của trung tâm tài chính chứng khoán phố Wall, chỉ trong vòng một buổi, đã xóa đi toàn bộ những biểu hiện hồi phục của tuần lễ vừa qua. Cú rơi này đã khẳng định tính chất đáng báo động của biến cố này, thêm vào đó điều này lại xảy ra đúng vào lúc các hoạt động công nghiệp sụt giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 1982.
Cố vấn kinh tế của tân tổng thống, Larry Summers, cho biết, ngay sau khi ông Obama tuyên thệ nhậm chức, sẽ nhanh chóng đưa ra một chương trình to lớn nhằm thúc đẩy việc hồi phục, bao gồm cả việc giảm thuế, và tăng chi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Các nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ trong Hạ nghị viện, cũng bắt đầu bằng việc tập trung vào các biện pháp loại này. Chi phí của toàn bộ chương trình được đánh giá tới 500 tỷ đô la.
Về phần mình, thống đốc Ngân hàng trung ương Mỹ, Ben Bernanke, đã dự kiến một chiến thuật mới để khắc phục sự tắc nghẽn các khoản cung tín dụng, khiến cho nền kinh tế Mỹ đang bị đình đốn. Ông dự định mua trực tiếp các trái phiếu dài hạn của Kho bạc Liên bang nhằm buộc lãi suất cho vay phải giảm xuống. Biện pháp triệt để này cũng đã từng được áp dụng tại Nhật Bản để chống lại việc giảm phát vào những năm 1980".
Do hệ quả tâm lý dây chuyền , chỉ số Dow Jones và Nasdaq của Wall Street bị rơi 7,70% và 8,95% kéo theo sự tuột dốc của các sàn giao dịch Á Châu. Hong Kong và Tokyo trượt giá theo tỷ số -5% và -6,35%. Các sàn giao dịch châu Âu cũng bị mất giá tuy với tỷ lệ thấp hơn.
Trở lại tình hình chính trị Mỹ, đúng như dự báo , hôm qua tổng thống tân cử Barack Obama đã chính thức đề cử thượng nghị sĩ Hillary Clinton vào chức vụ ngoại trưởng và duy trì đương kim bộ trưởng quốc phòng Robert Gates vào chức vụ cũ.
Mặc dù chống chiền tranh Irak, nhưng ông Obama cho biết sẽ tăng cường sức mạnh quân đội để Hoa Kỳ tiếp tục là cường quốc số một trên địa cầu. Theo AFP, tổng thống tân cử sẽ thực hiện dự án của người tiền nhiệm , tăng thêm quân số 100 ngàn người tức là từ 1 triệu tư lên một triệu rưỡi. Kế hoạch tăng cường quân lực sẽ cần đến 50 tỷ đôla cho ngân sách.
Về phần mình, ngoại trưởng tương lai Hillary Clinton tuyên bố là sẽ hợp tác với cộng đồng thế giới , sẽ biến sức mạnh của Hoa Kỳ thành một động lực mới thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực.
Theo AFP, các nước đồng minh của Mỹ và cả Trung Quốc đều nhanh chóng lên tiếng chào mừng việc bổ nhiệm bà Hilarry Clinton.
Trong bức điện chúc mừng bà Clinton, và tướng James Johns, cố vấn an ninh của tổng thống , ngoại trưởng Dương Thiết Trì tuyên bố sẽ hợp tác chặc chẻ để cãi thiện quan hệ song phương.
Các thủ đô châu Á và Châu Âu đều có lời chào mừng tương tự. Riêng Mascơva đư phản ứng khác biệt .
Chủ tịch tiểu ban đối ngoại Hạ viện Nga, ông Konstantin Kosachev bình luận rằng , các nhân vật mới được bổ nhiệm này, kể cả việc giử lại bộ trưởng quốc phòng Robert Gates "không tạo ra sự lạc quan nào".
No comments:
Post a Comment