Wednesday, December 17, 2008

GIÁO VIÊN SẼ TỪ BIÊN CHẾ CHUYỂN SANG HỢP ĐÒNG

Hàng triệu giáo viên Việt Nam sẽ "từ biên chế chuyển sang hợp đồng"
Đàn Chim Việt
Đăng ngày 17-12-2008
http://danchimviet.com/articles/691/1/Hang-triu-giao-vien-Vit-Nam-s-t-bien-ch-chuyn-sang-hp-ng/TrangPage1.html
HÀ NỘI, Việt Nam: Việt Nam sẽ xóa bỏ biên chế hàng triệu giáo viên và đây được coi là một trong hai biện pháp "mang tính quyết định đột phá” trong dự thảo lần thứ 12 của Chiến lược Phát triển Giáo dục giai đoạn 2009 – 2020. Mục đích của việc này, theo giải thích của ông Nguyễn Hữu Châu, viện trưởng Viện khoa học giáo dục là để "tạo ra sự cạnh tranh trong đội ngũ giáo viên”.

Theo tin trên VietNamNet ngày 16/12/2008, bản dự thảo này gồm có 11 biện pháp như: đổi mới quản lý hành chính trong ngành giáo dục; xóa bỏ biên chế chuyển sang hợp đồng; phát triển và chuẩn hóa tài liệu giáo dục; định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng học tập toàn quốc và công bố công khai để xã hội biết; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập.v.v và xây dựng 4 trường đại học mang đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.

Hiện chưa rõ phản ứng của các giáo viên hay Công đoàn ngành giáo dục về việc này như thế nào.

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã trải qua nhiều lần cải cách lớn nhỏ từ phương pháp giảng dậy, sách giáo khoa, cải cách chữ viết.v.v những vẫn luôn bị cho là lạc hậu, không theo kịp các nước trong khu vực.

Ngành giáo dục đã nhiều lần bị chỉ trích về bệnh thành tích trong giáo dục, quay cóp trong thi cử khi mà nhiều nơi đỗ tốt nghiệp cao với tỉ lệ 95%, 97% thậm chí gần như 100% ở một số địa phương. Cũng căn bệnh này dẫn tới việc "ngồi nhầm lớp”, khi có học sinh lớp 3 tiểu học vẫn chưa viết nổi tên mình.

Giáo trình giáo dục không chỉ không theo kịp với các nước tiến tiến trên thế giới mà cả các nước trong khu vưc. Môn "Kinh tế chính trị Marx – Lenine” hay "Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam” vẫn là môn học bắt buộc trong các trường đại học Việt Nam hiện nay.

Trong khi đó, ngày 3/11/2008 vừa qua, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố bản Báo cáo Giám sát toàn cầu về giáo dục năm 2008. Theo báo cáo này, Việt Nam tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng để đứng vị trí 79 trong 129 quốc gia.

Theo một khảo sát khác của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Thụy Sĩ công bố ngày 8/10/2008 vừa qua thì tiêu chỉ tiêu “chất lượng hệ thống giáo dục” và “chất lượng quản lý trường học” của Việt Nam rất thấp, ở vị trí 120 trong tổng số 134 nền kinh tế có tên trong bảng xếp hạng.

Việt Nam hiện có 22 triệu học sinh trên dân số là 86,5 triệu người. Ngân sách dành cho giáo dục là 37 ngàn tỉ đồng, được cho là "tăng gấp 3 lần" trong mấy năm vừa qua.

© 2008 www.danchimviet.com


No comments:

Post a Comment