The Wall Street Journal
Các nhà hoạt động nhân quyền của Trung Quốc cần được ủng hộ
VACLAV HAVEL *
Prague
Ngày 19-12-2008
http://online.wsj.com/article/SB122964944665820499.html?mod=todays_us_opinion
Những người ký tên vào bản Hiến chương 08 phải đối mặt với thái độ tức giận tột bực của chính quyền
Vào tháng Một năm 1977, một nhóm các công dân Czechoslovak, mà trong đó tôi vinh dự được là một thành viên, đã công bố Hiến chương 77. Văn kiện này là lời kêu gọi của chúng tôi cho việc bảo vệ tốt hơn các quyền lợi chính trị và dân sự cơ bản bởi nhà nước. Nó cũng thể hiện sự tin tưởng của chúng tôi rằng, là những công dân, chúng tôi có một trách nhiệm nhất định tác động với chính phủ Czechoslovak nhằm đảm bảo đến cùng sự thận trọng của chúng ta rằng những quyền lợi căn bản sẽ được bảo vệ.
Với việc đưa ra Hiến chương 77, chúng tôi muốn thiết lập nên không phải một tổ chức có toàn thể hội viên, mà thay vào đó, khi tôi viết vào lúc đó, là "một cộng đồng mở tự do, không cần nghi thức cho những người dân với những nhận thức khác nhau, niềm tin khác nhau, và nghề nghiệp khác nhau đoàn kết lại bởi ý chí đấu tranh, riêng rẽ và tập thể, cho sự tôn trọng các quyền dân sự và quyền con người trong đất nước của riêng chúng ta và khắp nơi trên thế giới."
Hơn ba thập niên sau, vào Tháng Mười Hai năm 2008, một nhóm các công dân Trung Quốc đã đưa ra một nỗ lực mới nhất theo hình mẫu của họ. Họ đã thực hiện một lời kêu gọi tương tự -- cho nhân quyền, cách cai trị khoan dung và tôn trọng trách nhiệm của các công dân cảnh giác đề phòng đối với chính quyền của mình -- để đảm bảo rằng nhà nước của họ xử sự phù hợp với những nguyên tắc của một xã hội cởi mở và hiện đại.
Văn kiện mà họ đưa ra là một lời kêu gọi đầy ấn tượng. Trong đó, các tác giả của bản Hiến chương 08 đã kêu gọi bảo vệ những quyền lợi cơ bản, sự độc lập về tư pháp đang gia tăng, và chế độ dân chủ lập pháp. Nhưng họ không dừng lại ở đó. Với thời gian qua đi, chúng ta đã hình thành nhận thức rằng một xã hội tự do và cởi mở có nghĩa hơn là sự bảo vệ các quyền lợi cơ bản. Cuối văn bản đó, những người ký tên của Hiến chương 08 cũng đã sáng suốt kêu gọi cho việc bảo vệ môi trường hơn nữa, một đòi hỏi vượt qua sự chia rẽ thành thị-nông thôn, sự chuẩn bị tốt hơn cho an sinh xã hội, và một nỗ lực nghiêm túc nhằm tẩy rửa những hành động lạm dụng nhân quyền đã phạm phải trong những thập niên qua.
Những người ký tên ban đầu, với số lượng hơn 300, đã đến từ các tầng lớp xã hội, và từ khắp đất nước Trung Quốc -- một minh chứng cho lời khẩn cầu rộng lớn cho những ý tưởng được để xuất trong Hiến chương 08. Trong số những người ký tên có những bộ óc hàng đầu về pháp luật, khoa học chính trị, kinh tế, nghệ thuật và văn hóa của Trung Quốc. Quyết định của họ ký tên vào một văn kiện như vậy chắc chắn không phải là hành động nông nổi, và những lời nhắn nhủ của họ không nên để bị bỏ qua một bên một cách quá ư cộc cằn. Kể từ khi bản Hiến chương được công bố, hơn 5.000 nam nữ công dân đã ghi tên của mình vào đó.
Trung Quốc năm 2008 không phải là Czechoslovakia năm 1977. Trong nhiều mức độ khác nhau, Trung Quốc ngày nay tự do hơn và cởi mở hơn đất nước tôi 30 năm về trước. Tuy nhiên, phản ứng của các nhà chức trách Trung Quốc đối với Hiến chương 08 trong nhiều mức độ tương tự với phản ứng của chính phủ Czechoslovakia đối với Hiến chương 77.
Đúng hơn là phản ứng đối với đề nghị của chúng tôi bằng việc cam kết chấp nhận đối thoại và tranh luận, thì chính phủ Czechoslovakia thay vào đó đã chọn hành động đàn áp. Họ bắt giữ một số người ký tên, thẩm vấn và quấy rối những người khác, và loan những thông tin đánh lạc hướng về hành động của chúng tôi và những mục tiêu của bản hiến chương đó.
Cho nên chính phủ Trung Quốc cũng đã khước từ lời mời thảo luận với những người ký tên vào bản Hiến chương như hành động đáng được tưởng thưởng qua đề xuất của họ. Thay vào đó, chính quyền đã cầm giữ hai người ký tên là Liu Xiaobo và Zhang Zuhua, cả hai đều bị chính quyền coi như là những người đóng vai trò lãnh đạo trong việc hình thành nên bản hiến chương. Ông Zhang đã được thả, song ông Liu, một nhà văn và là một trí thức xuất chúng thì vẫn bị cầm cố mà không có lời buộc tội.
Nhiều người khác đã bị thẩm vẩn, và một số lượng không xác định đang bị theo dõi bởi các nhân viên an ninh nhà nước khi họ gọi điện thoại và gửi tin nhắn qua thư điện tử để thay mặt cho những người bạn đang bị cầm tù của mình. Ngay sau khi bản Hiến chương 77 được công bố, tôi đã bị bắt bởi ủy ban về "những tội phạm nghiêm trọng chống lại những nguyên tắc cơ bản của nền Cộng hòa." Đáng ngại là ông Liu sẽ bị buộc tội "xúi giục lật đổ chính quyền," một thứ tội danh gần như là tuỳ tiện.
Tôi thấy thật buồn cho cách đối xử trước những sự việc này, và những mối quan tâm lo lắng của tôi là với người vợ của ông Liu Xiaobo, bà Liu Xia, người hãy còn trông mong vào cơ hội được nói chuyện với chồng mình. Chính phủ Trung Quốc cần phải nghiền ngẫm kỹ lưỡng bài học từ hành động của nhóm Hiến chương 77: sự đe doạ, những chiến dịch tuyên truyền, và đàn áp đó không thể thay thế cho đối thoại hợp tình hợp lý. Chỉ có việc thả ngay và vô điều kiện ông Liu Xiaobo thì mới chứng tỏ được rằng, đối với Bắc Kinh, bài học đó đã được học **.
Ông Havel là cựu tổng thống nước Cộng hòa Czech.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Saturday December 20, 2008 - 03:15pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=3071
Chú thích :
* Válav Havel: sinh tại Praha ngày 5 tháng 10 năm 1936 trong một gia đình trí thức tư sản nổi tiếng của Tiệp Khắc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vì lý do lý lịch nên việc học của ông gặp trắc trở. Ông phải tự học và trở thành một nhà văn, nhà viết kịch. Năm 1968, ông bị cấm viết kịch và bắt đầu hoạt động chính trị.
Ông phải ngồi tù 5 năm vì là người đề xướng tuyên ngôn Hiến chương 77.
Ông là lãnh tụ của cuộc Cách mạng Nhung (Tiệp Khắc) năm 1989, và là người đứng đầu Diễn đàn dân sự (Civic Forum), tổ chức chính trị đã giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tự do đầu tiên sau chế độ cộng sản.
Ông trở thành tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc dân chủ, sau đó được bầu là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Czech.
Sau khi rút lui khỏi chính trường, ông vẫn ủng hộ các phong trào bất bạo động chống chế độ toàn trị ở các nước như Cuba và Việt Nam... (theo wikipedia-vn).
** Mời xem toàn văn nội dung bản Hiến chương 08 bằng tiếng Việt trên Viet-Studies.
--------------------
The Wall Street Journal
China's Human-Rights Activists Need Support
The signatories of Charter 08 face the wrath of the state.
By VACLAV HAVEL
Prague
DECEMBER 19, 2008
http://online.wsj.com/article/SB122964944665820499.html?mod=todays_us_opinion
No comments:
Post a Comment