Sunday, November 23, 2008

PHÚC TRÌNH CỦA HOA KỲ VỀ XU HƯỚNG TOÀN CẦU

Đánh giá Phúc trình Xu hướng Toàn cầu của Mỹ
Paul Reynolds
Phóng viên Thời sự Quốc tế BBC
22 Tháng 11 2008 - Cập nhật 14h43 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/11/081122_globalreportreynoldsview.shtml
Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ mới đây vẽ lên bức tranh của thế giới bị rạn nứt trong vòng 20 năm tới.
Dự đoán của họ nằm trong một phúc trình gọi là Xu thế Toàn cầu năm 2025 do Hội đồng Tình báo Quốc gia đưa ra.
Hội đồng này thu lượm nguồn và phân tích từ các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ và được đưa ra 5 năm một lần.

Phúc trình lần thứ tư này tiên đoán rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn duy trì là cường quốc mạnh nhất nhưng sẽ bớt thế thống lĩnh.
Quyền lực sẽ chuyển từ Tây sang Đông. Lời kêu gọi của al-Qaeda sẽ bớt.
Thế giới đa cực sẽ tồn tại với Trung Quốc, Ấn độ và các nước khác đóng vai trò lớn hơn.

Hoài nghi

Trước hết, tôi thấy hoài nghi về những báo cáo này.
Hồi năm 1980, khi Ronald Reagan vận động chống Tổng thống Jimmy Carter để giành ghế trong Tòa Bạch Ốc, ông đã làm như vậy dựa trên cơ sở rằng Hoa Kỳ sẽ bị Liên Xô và Nhật Bản lấn át.
Vào lúc đó, Nhật lớn mạnh như kiểu Trung Quốc vào lúc này, tức là có cơ bắp về kinh tế để trưng ra với thế giới.
Thực ra là việc Hoa Kỳ tự khẳng định mình. Một phần của nó chính là hiệu ứng Bill Gates.
Microsoft đã từng thống trị thế giới. Đã có lúc Nhật lâm vào giai đoạn tương đối trì trệ và hiếm có ai nói về ảnh hưởng của Nhật có tính quốc tế. Còn đối với Liên Xô thì chúng ta biết điều gì đã xảy ra rồi.
Việc Liên Xô tự sụp đổ khiến chúng ta phải đặt câu hỏi cho những phúc trình dài kiểu này. Hầu như có ai tiên đoán được sự sụp đổ đó đâu.
Điều tương tự đang diễn ra đối với cuộc khủng hoảng tài chính.

'Chỗ đúng, chỗ sai'

Nếu chúng ta nhìn lại phúc trình Xu thế Toàn cầu ra năm 1997, là năm đánh giá sự kiện của năm 2010, là năm gần với mốc chúng ta đang sống nhất thì chúng ta có thể thấy được một số vấn đề của việc tiên đoán.
Phúc trình lúc đó nói về Nga như sau: “Việc tan rã của nhà chức trách Chính phủ Trung ương khi xảy ra sẽ không khắc phục được một cách dễ dàng”.
Tổng thống Putin đã tái khẳng định quyền kiểm soát tập trung và chúng ta còn một năm nữa để đợi tới mốc 2010.
Ngoài ra, phúc trình năm 1997 tỏ ra khá lạc quan về dân chủ ở Nga khi nói: “Những người kế nhiệm Tổng thống Yeltsin có thể sẽ có thể cố hàn gắn rạn nứt tại Moscow với sự lãnh đạo chuyên quyền không nhất thiết giống như lối cai trị độc tài".
"Bộ máy lãnh đạo theo lối mạnh bạo có thể tạo không gian cho các định chế dân chủ tuy sẽ trong dạng trứng nước…..” Điều này có xảy ra trên thực tế hay không?
Nói cho công bằng thì phúc trình năm 1997 tiên đoán đúng xu hướng tương lai của Nga là “kênh chính trong chính sách đối ngoại của Nga là nỗ lực tái tạo phạm vi ảnh hưởng đối với các nước láng giềng”.
Và tôi nhận thấy rằng về phần Iraq, phúc trình nói Saddam Hussein, sẽ không còn đó.

Do vậy khi đọc phúc trình này người ta nên cẩn trọng. Tức là phúc trình nhiều khi là sự diễn giải những gì đang diễn ra và đơn giản là định hướng đi này trong tương lai.
Chẳng hạn dường như phúc trình được thực hiện trước khi xảy ra khủng hoảng tín dụng mới đây và cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục theo đã này trong quá khứ.
Phúc trình này sẽ được thế giới đón nhận tích cực và ngay cả tại Hoa Kỳ cũng sẽ có nhiều ý kiến đánh giá cao trong bối cảnh Washington sẽ có một tổng thống cam kết thay đổi cách hành xử.
Phúc trình này nói rằng mô hình tự do kinh tế, dân chủ và chủ nghĩa kế tục sẽ “mất đi vẻ đẹp lộng lẫy”.
Ý nói ở đây là chúng ta sẽ bớt nghe thấy nói về dân chủ khi người ta biện minh cho chính sách mà đã được thực hiện trong những năm qua.
Điều đó sẽ không được những người coi dân chủ là ngọn hải đăng đón nhận nồng thắm. Tuy nhiên đó có thể sẽ là thực tiễn ở phía trước.



No comments:

Post a Comment