Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ: Barack Obama
DCVOnline – Tin ngắn
05-11-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5661
Sau khi điện thoại chúc mừng ông Obama, ông John McCain đã nói với những người ủng hộ mình ở Phoenix, Arizona: "Tôi đã hứa với ông tổng thống đắc cử Obama là tôi sẽ làm hết sức mình, trong khả năng của mình để giúp ông dẫn dắt chúng ta qua những thách đố mà chúng ta đang đối diện."
Tổng thống đắc cử Obama, sẽ nhậm chức trong 75 ngày tới.
Ứng cử viên tổng thống Obama và vợ con ngay sau khi đắc cử, ở Grant Park, Chicago. Nguồn: AFP
http://www.dcvonline.net/php/images/112008/obama-win-1.jpg
Trước 125.000 người đón chờ bài diễn văn chiến thắng của ông ở Grant Park, thành phố Chicago, ông TNS Barack Obama tuyên bố: "Nếu có ai ngoài kia hoài nghi, không tin rằng Hoa Kỳ là nơi mà mọi việc đều có thể xảy ra, nếu có ai vẫn còn thắc mắc không hiểu ước mơ của tiền nhân chúng ta vẫn còn đây với thời đại chúng ta, và cho những ai ngoài kia vẫn đặt vấn đề với quyền uy dân chủ, tối nay là câu trả lời cho quý vị."
Tổng thống Mỹ gốc châu Phi đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nguồn: AFP
http://www.dcvonline.net/php/images/112008/obama-win.jpg
© DCVOnline
Ông Obama: Nước Mỹ là nơi mọi chuyện đều có thể xảy ra
05/11/2008
http://www.voanews.com/vietnamese/2008-11-05-voa22.cfm
Ông Barack Obama, tổng thống vừa đắc cử của Mỹ, đã phát biểu trước đám đông ủng hộ ông ở Chicago rằng thắng lợi của ông cho thấy nước Mỹ là nơi mà mọi chuyện đều có thể xảy ra được.
Ông Obama phát biểu trước đám đông ủng hộ ông ở Chicago
http://www.voanews.com/vietnamese/images/ap_obama_190_2.jpg
Ông Obama nói rằng cử tri Mỹ đã gởi đi một thông điệp cho thế giới rằng nước Mỹ thực sự là một nhóm gồm các bang đoàn kết, và sự kiện ông đắc cử là bằng chứng cho thấy sức mạnh của dân chủ, và giấc mơ của các nhà lập quốc Hoa Kỳ vẫn còn sống động.
Ông Obama cũng chúc mừng thành tích của Thượng nghị sĩ John McCain, và cám ơn ông McCain đã phục vụ nước Mỹ trong tư cách là sĩ quan hải quân, tù binh chiến tranh, và là một công chức.
Ông Obama chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử
05/11/2008
http://www.voanews.com/vietnamese/2008-11-05-voa21.cfm
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Barack Obama đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hôm thứ ba vừa qua tại Hoa Kỳ.
Ủng hộ viên của ông Obama ăn mừng chiến thắng tại công viên ở Grand Park, Chicago
http://www.voanews.com/vietnamese/images/AP_Chicago_Grant_Park_Barack_Obama_04nov08_210.jpg
Ông Obama giành được 338 phiếu đại cử tri, còn đối thủ của ông là Thượng nghị sĩ John McCain giành được 152 phiếu.
Hàng trăm ngàn người ủng hộ ông Obama tại thành phố nhà Chicago của ông đã tung hô ngay khi các hệ thống truyền hình của Mỹ loan báo tin tức chiến thắng của ông Obama.
Tại bang nhà Arizona, ông McCain cho biết ông đã điện thoại chúc mừng ông Obama.
Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng thống Bush cũng đã gọi điện thoại chúc mừng ông Obama.
Ông Obama giành chiến thắng lịch sử
05 Tháng 11 2008 - Cập nhật 05h53 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/11/081105_us_election_latest.shtml
Thượng nghị sỹ đảng Dân Chủ Barack Obama vừa được bầu làm vị tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ.
http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/45175000/jpg/_45175100_barack_family_afp.jpg
Ông Obama tuyên bố trước đám đông hò reo ăn mừng tại một công viên ở Chicago: "Thật là một quãng đường dài, nhưng đêm nay, thay đổi đã đến với nước Mỹ".
Đối thủ John McCain của ông thừa nhận thất bại và nói: "Tôi cảm phục sâu sắc và khen ngợi ông Obama".
Ông McCain cũng kêu gọi các ủng hộ viên của ông tỏ thiện chí với vị tân tổng thống.
Phóng viên BBC Justin Webb nói kết quả bầu cử lần này sẽ có tác động sâu sắc tới nước Mỹ.
Phóng viên của chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ "thay đổi trên mọi cục diện".
Thượng nghị sỹ Obama nói kết quả bầu cử của ông là câu trả lời cho tất cả những ai hoài nghi về việc liệu nước Mỹ có thể đưa ra quyết định như vậy hay không.
Ông McCain kêu gọi hợp tác
http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/11/20081104172650mccain203x152_getty.jp
Ông Obama đã chiến thắng tại các bang then chốt Pennsylvania và Ohio để nhanh chóng đạt con số 270 phiếu cử tri đoàn vào lúc 0400 GMT, khi thống kê cho hay ông cũng thắng tại California và một loạt các tiểu bang khác.
Sau đó là thông tin ông chiến thắng tại Florida, Virginia và Colorado - ba tiểu bang từng bầu cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử 2004 - khiến từng mảng lớn trên bản đồ bầu cử chuyển từ đỏ sang xanh.
Tại một số bang hai đảng ngang ngửa nhau về số phiếu.
Ở Indiana và North Carolina, khi đa số phiếu đã được kiểm, chênh lệch giữa hai ứng cử viên chỉ chưa đầy 0.5%.
Tới 0440 GMT kết quả bỏ phiếu trong dân là 51.1% cho Thượng nghị sỹ Illinois Barack Obama, trong khi Thượng nghị sỹ Arizona John McCain đạt 47.7%.
Các diễn biến chính
Ông Obama dường như chắc thắng tại Ohio, New Mexico, Iowa, Virginia, Florida, Colorado và Nevada - toàn bộ các bang đều từng bầu cho Cộng hòa bốn năm trước.
Dường như ông cũng đã thắng tại Vermont, New Hampshire, Pennsylvania, Illinois, Delaware, Massachusetts, District of Columbia, Maryland, Connecticut, Maine, New Jersey, Michigan, Minnesota, Wisconsin, New York, Rhode Island, California, Hawaii, Washington và Oregon.
Ông McCain được trông đợi là đã thắng tại Kentucky, South Carolina, Oklahoma, Tennessee, Arkansas, Alabama, Kansas, North Dakota, Wyoming, Georgia, Louisiana, West Virginia, Texas, Mississippi, Utah, Arizona, Idaho và South Dakota.
Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu được nói là rất cao, ở nhiều địa phương vào loại 'chưa từng thấy bao giờ'.
Trong cuộc đua vào Thượng viện, phe Dân chủ cũng đang có xu hướng giành chiến thắng, chiếm lĩnh một số vị trí vốn thuộc đảng Cộng hòa tại Virginia, North Carolina, New Hampshire và New Mexico.
Các trưng cầu ý kiến sau khi bỏ phiếu cho thấy sáu trong mười cử tri nói kinh tế là yếu tố chủ đạo để quyết định lá phiếu của họ.
Hãng Associated Press cho hay chín trong mười cử tri thì cho rằng chủng tộc và tuổi tác không phải vấn đề.
Người ta ước tính rằng khoảng 130 triệu dân Mỹ, thậm chí còn hơn, đã tham gia bỏ phiếu, nhiều hơn bất cứ kỳ bầu cử nào từ 1960 tới nay.
Nhiều người Mỹ nói họ tin rằng họ đang tham gia một cuộc bầu cử lịch sử, một phần vì lý do lựa chọn vị tổng thống gốc Phi đầu tiên của Hoa Kỳ.
Ông Faton Fall, 40 tuổi, một cử tri da đen đang xếp hàng bên ngoài một nhà thờ ở Chicago, cho biết: "Cuộc bầu cử có ý nghĩa lớn đối với tôi. Tôi thật xúc động, không thể nói gì hơn được nữa."
Bầu cử Hạ viện
Cùng lúc tại Hoa Kỳ cũng có bầu chọn lại toàn bộ các thành viên Hạ viện và một phần ba số thành viên Thượng viện.
Đảng Dân chủ được trông đợi sẽ mở rộng đa số tại lưỡng viện.
Phe Dân chủ cần có thêm chín ghế tại Thượng viện để đạt đa số 60 ghế và giành thêm quyền lập pháp.
Trong bầu cử tổng thống Mỹ, theo hệ thống cử tri đoàn, các tiểu bang được phân bố số đại cử tri tương ứng với số ghế của bang này tại Hạ viện.
Hai ứng cử viên lần này giành gần như tuyệt đối phiếu của cử tri đoàn tại các bang mà họ chiến thắng.
Để trở thành Tổng thống, một ứng viên cần đạt ít nhất 270 phiếu của cử tri đoàn trong tổng số 538 phiếu.
Cuộc bầu cử lần này được coi là tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, tiêu tốn của hai đảng tới 2,4 tỷ đôla.
BẦU THƯỢNG VIỆN
Virginia: TNS Dân chủ Mark Warner thay TNS Cộng hòa John Warner nay về hưu
New Hampshire: TNS Dân chủ Jeanne Shaheen đánh bại TNS Cộng hòa John Sununu
North Carolina: TNS Dân chủ Kay Hagan thay thế TNS Cộng hòa Elizabeth Dole
New Mexico: TNS Dân chủ Tom Udall thay TNS Cộng hòa Pete Domenici nay về hưu
Lần đầu tiên một người da màu có khả năng đắc cử
Bảo Thạch
Bài đăng ngày 04/11/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 05/11/2008 09:05 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/107/article_1478.asp
Thế giới hồi hộp theo dõi bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một người da màu có triển vọng thắng cử. Ứng cử viên đảng Dân Chủ vẫn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò.
Sáng ngày 04/11/2008 tiểu bang Vermont đã mở cửa các phòng phiếu vào lúc 5 giờ. Trước đó, theo truyền thống của nước Mỹ, hai ngôi làng của tiểu bang New Hamsphire đã khai mở cho ngày bầu cử vào đúng 12 đêm. Tại cả hai làng Dixville Notch và Hart’s Location, cử tri đã dồn phiếu cho ông Barack Obama.
Thế thắng của ông Obama đã được củng cố, thời gian qua sau khi cuộc khủng hỏang tài chính và nguy cơ suy thóai kinh tế khiến cho đa số cử tri Mỹ dường như đã ngả về đảng Dân Chủ.
Hôm qua một lọat các cuộc thăm dò cho thấy ông Obama dẫn đầu với đa số rộng rãi từ 5 đến 11 điểm hơn đối thủ McCain.
Vị thượng nghị sĩ tỉêu bang Illinois, năm nay 47 tuổi có khả năng chiếm đựơc khỏang 300 phiếu cử tri đòan hơn hẳn số 270 cần thiết để thắng cử.
Tuy vậy, việc bà ngọai của ông Obama qua đời ngày hôm qua, 03/11/2008 đã khiến cho cuộc vận động của ông kết thúc với ít nhiều vị cay đắng.
Đặc phái viên Sylvain Biville từơng thuật từ Chicago :
Madelyn Dunham là ngừơi bảo đảm an tòan và ổn định cho Obama trong hòan cảnh gia đình ông đã bị nhiều xáo trộn. Trong lúc bố của Obama, người Kenya, luôn vắng mặt và bà mẹ của ông nay đây mai đó giữa Hawai và Indonesia, bà ngọai của ông đã giữ vai trò cột trụ gia đình, điều đã được bản thân ông Obama thổ lộ khi loan báo tin buồn .
« Tôi thiết tưởng đã đóng góp được phần nào cho sự ổn định trong cuộc đời Obama ». Bà Madelyn cũng đã tiết lộ như trên trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trên tờ báo Chicago Tribune.
Là người rất kín đáo, bà Madelyn không tham gia vào cuộc vận động tranh cử của đứa cháu ngọai mà bà theo dõi qua truyền hình. Nhưng bà đã được Obama nhiều lần nhắc tới trong các bài diễn văn .
« Bà đã nhịn tiêu pha, không mua xe mới, không sắm áo mới để cho tôi được hưởng một cuộc sống êm ả hơn » ông Obama đã nói như vậy tại đại hội đảng Dân Chủ ở thành phố Denver. Trong bài diễn văn về vấn đề chủng tộc, ông Obama cũng đã đề cập đến những thành kiến của người bà ngọai da trắng này khi bà lo sợ phải chạm trán với người da đen trên các vỉa hè.
Cách đây 10 ngày ứng viên đảng Dân Chủ đã không ngại rủi ro tạm ngưng cuộc vận động trong hai ngày để có thể sang Hawai viếng thăm người mà ông gọi là « Toot », từ ngữ của ngừơi Hawai để chỉ Bà ngọai.
Hôm qua ông đã mặc niệm và vinh danh bà trong một cuộc mít tinh, thừa nhận rằng cái chết của bà đã bất ngờ khiến cho cuộcvận động tranh cử mang ít nhiều vị đắng vào hồi kết.
Ảnh hưởng của cuộc bầu cử TT Mỹ đối với tiến trình dân chủ hóa VN
04/11/2008
http://www.voanews.com/vietnamese/2008-11-04-voa26.cfm
Ảnh hưởng của cuộc bầu cử TT Mỹ đối với tiến trình dân chủ hóa VN (MP3 2.53 MB) - Nghe trực tiếp trên mạng (MP3)
Ảnh hưởng của cuộc bầu cử TT Mỹ đối với tiến trình dân chủ hóa VN (MP3 2.53 MB) - Tải xuống (MP3)
Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ lần này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc vận động cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam?
Đó là thắc mắc mà có lẽ nhiều người quan tâm tới tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đang đặt ra, vì sự hậu thuẫn của Washington là một trong những mục tiêu quan trọng trong các nỗ lực của những nhà dân chủ Việt Nam nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Ban Việt Ngữ đã tiếp xúc với hai nhân vật kỳ cựu của phong trào tranh đấu cho dân chủ Việt Nam là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế ở Sài Gòn và Giáo sư Đoàn Viết Hoạt ở Mỹ để tìm hiểu thêm về vấn đề này. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết với Duy Ái của Ban Việt Ngữ VOA.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là người xướng xuất Cao Trào Nhân Bản - một trong những cuộc vận động dân chủ đầu tiên ở Việt Nam thời hậu chiến. Hôm thứ 3 (mồng 4 tháng 11), ông đã bày tỏ sự vui mừng vô hạn trong lúc cử tri Hoa Kỳ nô nức rủ nhau đi bầu và các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cho thấy ông Obama có phần chắc sẽ trở thành vị Tổng thống Da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Từ căn nhà ở Chợ Lớn, nơi ông bị giam lỏng trong nhiều năm qua, bác sĩ Quế nói rằng 'ngọn gió Obama' sẽ mang lại những thay đổi quan trọng cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Nguyễn Đan Quế: Nếu ông Obama đắc cử thì điều này là một bước khai thông quan trọng, rất căn bản, cho nội dung tranh đấu của dân tộc ta. Ông Obama tranh cử với chương trình xã hội, kinh tế giáo dục, và công ăn việc làm mang nặng tính xã hội, nhân bản và tiến bộ. Trong khi đó, cách Mỹ nửa vòng trái đất, người dân Việt Nam - những người đã quá chán ghét cả xã hội chủ nghĩa lẫn tư bản rừng rú, cũng đang khao khát một đường lối mới là lo cho số đông, đầy tình người và có khả năng thực hiện tiến bộ xã hội. Nói cho đúng hơn thì đây không phải là khát vọng của riêng dân tộc ta mà là của cả nhân loại. Thật vậy, mâu thuẫn vì cái hố xa cách giàu nghèo trên thế giới, và trong mỗi nước, có thể nói là có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng xu thế phát triển chung toàn cầu mang ba tính chất xã hội, nhân bản và tiến bộ.
Bác sĩ Quế nói thêm rằng: ba tính chất này tùy theo mỗi nước mà có thể gia giảm thêm bớt, nhưng không thể thiếu vắng trong việc xây dựng một xã hội thích hợp với thời đại mới của công nghệ cao và thông tin toàn cầu.
Trong khi đó, tại tiểu bang Virginia, một nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cũng tỏ ý phấn khởi trước viễn tượng của sự thay đổi của tình hình nước Mỹ sau cuộc bầu cử. Nhà dân chủ từng bị chính quyền Hà nội giam cầm trong nhiều năm này cho biết rằng những chính sách mà ông Obama sẽ thực hiện, nếu đắc cử tổng thống, sẽ có lợi cho quá trình dân chủ hóa Việt Nam.
Ông Hoạt giải thích: Đây là vấn đề lớn của nước Mỹ. Nước Mỹ phải thay đổi đường lối để chuyển từ một chế độ tư bản cũ sang một chế độ tư bản mới - một nền tư bản mang tính xã hội nhiều hơn, quan tâm tới những người thua thiệt nhiều hơn, quan tâm tới quảng đại quần chúng nhiều hơn, chính quyền phải làm việc nhiều hơn để lo cho người dân nhiều hơn. Đó là khuynh hướng của xã hội Âu Châu. Khi có một nước Mỹ như vậy thì sẽ có lợi cho vấn đề dân chủ hóa Việt Nam lắm. Tại sao? Vì nước Việt Nam đang chuyển từ một chế độ Cộng Sản, xã hội chủ nghĩa theo kiểu Cộng Sản, thì phải chuyển sang một chế độ không phải là hoàn toàn tư bản mà là một kiểu tư bản xã hội, giống như Âu châu hay Bắc Âu. Tôi nghĩ mô hình đó thích hợp với những nước như Việt Nam và với nhiều nước nhỏ giống như trường hợp Việt Nam.
Giáo sư Đoàn Việt Hoạt nói thêm rằng dù ông Obama hay ông McCain đắc cử tổng thống, giới hữu trách ở Washington cũng sẽ tiếp tục gây áp lực để chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Đoàn Viết Hoạt: Theo nhận xét bình thường, ông McCain là người sẽ có lợi hơn cho dân chủ nhân quyền vì thông thường các dân biểu nghị sĩ thuộc phe Cộng hòa trong quốc hội Mỹ tích cực cho việc vận động, làm áp lực, để cải thiện nhân quyền và tự do cho người dân ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó không hẳn là như vậy. Bởi vì vấn đề Việt Nam liên hệ tới chính sách của Mỹ đối với Á châu Thái bình dương, đối với Biển Đông, và đặc biệt đối với Trung quốc. Cho nên dù vị tổng thống nào lên thì họ cũng phải có áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách để ngày càng gần hơn với phía Âu Mỹ.
Mặc dù vậy, giáo sư Hoạt cũng cho rằng việc ông Obama đắc cử sẽ có lợi hơn cho công cuộc tranh đấu cho dân chủ Việt Nam vì ông là người có nhiều khả năng phục hồi uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế.
Đoàn Viết Hoạt: Tôi nghĩ ông Obama sẽ có lợi thế hơn vì ông là người mới, và có cái nhìn mà tôi nghĩ là mới mẻ và thích hợp với tình hình mới của thế giới, đối với vị trí mới của nước Mỹ. Ông McCain vẫn ở trong vị thế của đảng Cộng hòa - là đảng mà trong 8 năm qua đã làm cho vị thế của Hoa Kỳ sút giảm rất nhiều trong lãnh vực đối ngoại. Do đó, nếu ông McCain thắng thì tôi sợ rằng cái thế của ông đối với Việt Nam chưa chắc đã đủ mạnh như là ông Obama. Đó là nhận xét cá nhân của tôi. Chúng ta còn phải chờ cái thực tế khi những vị đó đắc cử, đặc biệt là ông Obama lên thì ông ấy làm cái gì.
Khi được hỏi về vấn đề là đảng Dân chủ cũng có phần chắc sẽ gia tăng thế đa số tại Hạ viện và Thượng viện trong cuộc đầu phiếu mồng 4 tháng 11, giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng điều này mang lại triển vọng tốt đẹp cho nỗ lực tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam vì cả hành pháp lẫn lập pháp của chính phủ Mỹ nằm dưới sự kiểm soát của một đảng sẽ mạnh hơn và dễ có sự đồng thuận trong các chính sách ngoại giao.
Duy Ái tường trình từ Washington.
No comments:
Post a Comment