Xin Bộ trưởng đừng đổ lỗi cho lịch sử
09:34' 13/11/2008 (GMT+7)
http://www.vietnamnet.vn/bandocviet/2008/11/813336/
Không thể trả lời là "vi phạm làm ô nhiễm môi trường là do lịch sử để lại". Lịch sử từ đâu mà có? Do ai hình thành? Quyết định chuyển đổi nền kinh tế do ai? Thực hiện sản xuất kinh doanh là ai? Tất cả đều là do con người. Vậy thì đừng đổ cho lịch sử. Ý kiến bạn đọc tranh luận sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ TN-MT.
Không đồng ý với cách giải thích của Bộ trưởng
Không thể trả lời là "vi phạm làm ô nhiễm môi trường là do lịch sử để lại". Tôi xin hỏi: Lịch sử từ đâu mà có? Do ai hình thành? Con người. Quyết định chuyển đổi nền kinh tế do ai? Con người. Thực hiện sản xuất kinh doanh là ai? Con người. Vậy thì đừng đổ vấy cho lịch sử. Hãy tự kiểm điểm mình. Còn cách giải thích như ông Bộ trưởng KHĐT cũng cần xem xét nghiêm túc . Hoàng Tiết Kiệm, Trần Hưng Đạo, Hà Nội, email: hoangtietkiem@...
Cách trả lời đơn giản nhất là đổ trách nhiệm cho lịch sử. Không biết ông bộ trưởng có suy nghĩ kỹ trước khi trả lời không vậy? Trần Xuân Cảnh, HCM, email: xuancanhvn2000@...
Đúng là ô nhiễm môi trường là do lịch sử để lại, nhưng bộ trưởng hãy xem lại mình đã làm gì để cải thiện tình hình hay chưa hay là chỉ làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Người bộ trưởng của một nước là phải tìm kiếm và thực thi biện pháp khắc phục những cái chưa tốt chứ không phải tìm lí do để đổ trách nhiệm. Đặng Quốc Huy, Thái Bình, email: AVGKAV@...
Xin gởi đến bộ trưởng câu hỏi: "Lịch sử nào làm cho môi trường Việt Nam ngày nay ô nhiễm vậy?". Đỗ Ben, CH Séc, email: bebenhugo@... Anh Phương
Bộ trưởng mà không trả lời dứt khoát rõ ràng thì thật là đáng trách.Trả lời thì vòng vo, gây bức xúc cho Đại biểu, tôi cũng không đồng ý với cái trả lời vòng vo tam quốc của ông: "ô nhiễm môi trường là do lịch sử để lại", rồi "câu hỏi đến bao giờ người dân được sống trong môi trường trong lành là câu hỏi rất khó trả lời", câu này có nghĩa là khó trả lời thì lúc nào ông ấy tìm ra câu trả lời thì ông ấy mới trả lời còn không tìm ra được thì thôi. Đó là những câu trả lời không thể chấp nhận được. Tôi có thêm một đề nghị nữa là Lụât bây giờ về các vấn đề (tất cả các ban ngành) phải phân rõ trách nhiệm ra, ai phụ trách phần nào thì chịu trách nhiệm hoàn toàn về phần đó chứ bây giờ ông Bộ trưởng đổ lỗi cho lịch sử rồi cho Cấp quản lý địa phương, rồi địa phương lại nhận đổ lỗi cho Bộ TNMT thì dân chúng tôi bây giờ biết kêu ai.Nguyễn Khuyến kangchiho_kt@yahoo.com
Cần có giải pháp quản lý và một bộ luật nghiêm minh
Theo tôi, các đại biểu phải đề xuất được cách quản lý hiệu quả. Nhà nước ta đã có luật 2005 tương đối hoàn chỉnh nhưng cách thực thi chưa phù hợp với tình hình thực tế. Có quá nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp có thể lách luật.
Đơn cử như việc thanh tra môi trường, nếu muốn thanh tra thì phải có văn bản báo trước. Câu hỏi đặt ra là một nhà máy vi phạm luật nếu báo trước như vậy thì khác gì tiếp tay cho tội phạm.
Theo tôi, chúng ta cần dành những nghị định đặc biệt cho ngành môi trường như như việc thanh tra các cửa hàng xăng dầu vừa rồi. Nếu chúng ta làm như vậy, tôi khẳng định rằng còn có rất nhiều nhà máy như Vedan.
Cuối cùng, tôi đề nghị Nhà nước phải bắt buộc mỗi nhà máy có ít nhất một cán bộ chuyên ngành công nghệ và quản lý môi trường. Chúng ta hãy nhìn những hậu quả của các nước đi trước. Tôi thấy rằng chúng ta đang ở trong tình trạng nghiêm trọng hơn các nước đi trước. Lương Thế Trung, Nam Định, email: trungtheluong@...
Đề nghị Quốc hội xem xét, nên quy định một thời gian nhất định để Bộ khắc phục nhứng tồn tại do "tiền nhân" để lại và phải cho Bộ có quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng. Nếu có quỹ môi trường mà các doanh nghiệp và môi người dân phải đóng góp cũng như cho phép xử phạt năng các cơ sở & cá nhân vi phạm và sử dụng tiền phạt đó để khôi phục môi trường, tôi tin rằng vấn nạn môi trường sẽ sớm được giải quyết. Đoàn Diễm, Nguyễn Căn Cừ, Hà Nội, email: doandiem0142@...
Ai sẽ chịu trách nhiệm?
Tôi thật sự bức xúc về chuyện này. Giờ đây chắc chỉ có người dân là chịu nhiều thiệt hại nhất. Thế mà những người có trách nhiệm chẳng đứng ra chịu trách nhiệm, chỉ toàn đổ thừa cho nhau. Sinh ra Bộ TNMT để làm gì mà khi có sự cố lại không đưa ra biện pháp khắc phục. Chuyện này sẽ còn đi tới đâu? Cần bao nhiêu lần họp? Cần bao nhiêu thời gian nữa? Và rất rất nhiều câu hỏi khác cần phải có câu trả lời. Nguyễn Đình Hồng, Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá, email: dinhhong20042008@...
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cần phải nhìn thẳng vào vấn đề ô nhiễm hiện nay có giải pháp xử lý, không nên trả lòi vòng vo, trốn tránh trách nhiệm. Thậm chí, nhận trách nhiệm chịu xử lý kỷ luật như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát. Nguyễn Đức Minh, Bắc Ninh, email: ducminhsbv@...
Tôi có nhận xét về việc trách nhiệm của người quản lý trong việc chống gây ô nhiễm. Nói thẳng và nói thật, việc doanh nghiệp hay khu CN gây ô nhiễm với những người có chuyên môn nhìn là biết ngay, cái mấu chốt là họ có nói ra và các cơ quan ban ngành làm triệt để hay không?
Tôi nói ngược lại vấn đề, sông Thị Vải bị ô nhiễm hàng bao năm như thế mọi người dân biết, các cơ quan chức năng có biết không? Nếu nói không biết thì thật buồn cười, những hiện tượng lạ xuất hiện trên con sông thì phải tìm nguyên nhân. Vậy, đã biết con sông bị ô nhiễm, các cơ quan chức năng địa phương đã làm gì?
Ở thành phố Hạ Long, 1 người làm chuyên môn về môi trường đi dọc các bờ biển có các nhà máy hoặc cảng than cũng biết có ô nhiễm nhưng đã ai làm gì đâu? Báo cáo tác động môi trường năm nào cũng có, 6 tháng 1 lần nhưng nội dung thì gần giống nhau. Nguyễn Xuân Sáng, Hồng Hải, Hạ Long, Quảng Ninh, email: sang.licogi@...
Nếu không nghiêm túc sẽ còn giật mình nhiều
Bộ trưởng KHĐT phát biểu "bây giờ chúng ta mới giật mình về vấn đề môi trường", nếu không làm ăn nghiêm túc chúng ta sẽ còn giật mình nhiều hơn. Tất cả các nước (ngoại trừ Trung Quốc) đều có tiêu chuẩn và yêu cầu rõ ràng về việc thải bùn đỏ ở các nhà máy sản xuất alumina.
Thải bùn đỏ theo công nghệ lỏng rất độc hại cho môi trường đã không được phép sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ông Phạm Khôi Nguyên và ông Võ Hồng Phúc có biết điều nay không? Khi ông Phúc giật mình thì sông Thị Vải đã bị bức tử. Nếu không nghiêm túc từ bây giờ thì bùn đỏ sẽ bức tử cả Tây Nguyên. Minh Tâm, Dã Tượng, Hà Nội, email: illies.hn@...
Kính thưa ngài Bộ trưởng Bộ TN&MT, về phía dự án khai thác quặng boxit ở Tây Nguyên, Bộ trưởng và các cơ quan chức năng đã tính đến việc làm biến đổi kết cấu đất khu vực đồi núi chưa? Nếu đã có thì kết quả khảo sát, nghiên cứu về mức độ an toàn của đất đai sau khi có tác động như thế nào? Kết quả công trình này đã được công bố ở cấp nào?
Nếu chúng ta chỉ làm một phép tính so sánh về khả năng ổn định bền vững của tài nguyên đất đai sau khi có tác động cơ giới vào đã thấy được hậu quả đáng báo động của nó. Mới chỉ là những tác động trên bề mặt quả đất như việc đào đất làm đường mà đã có nhiều vụ việc sạt lở đất xảy ra tổn hại đến sinh mạng và kinh tế của người dân rồi. Còn khi chúng ta đào bới tung lòng đất lên để khai thác khoáng sản thì hậu quả sẽ như thế nào? Triệu Việt Hà, Hoằng Trạch, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, email: vietha68@...
Nhân dân nên là bộ phận giám sát
Ai sẽ quan tâm đến môi trường đây nếu không đủ ăn, kinh tế chậm phát triển. Chẳng lẽ lúc đó, các bộ lại đổ tội tại Bộ Tài nguyên Môi trường gây khó khăn trong phê duyệt các báo cáo tác động môi trường mà bộ có thẩm quyền phê duyệt? Đây là câu hỏi thường xuyên được đặt ra đối với các khu vực chậm phát triển, đang phát triển...
Theo tôi, câu trả lời chỉ cần hết sức ngắn gọn, trước hết, chúng ta cần phải nhìn vào lợi ích trước mắt trong công tác bảo vệ môi trường, bất kỳ điểm nào có nguy cơ tác động đặc biệt tiêu cực đến môi trường cần phải có biện pháp xử lý ngay lập tức và hết sức nghiêm túc, minh bạch, xử nặng...
Và nhân dân nên là bộ phận giám sát nguy cơ ô nhiễm này, có biểu hiện nào gây ô nhiễm, họ sẽ chỉ ra cho các cơ quan chức năng. Các cơ quan này cần chứng minh sự ô nhiễm và khi có bằng chứng, họ được quyền kiểm tra thông qua phân tích các chỉ tiêu môi trường và kiểm tra việc xử lý môi trường bất kể có được sự đồng ý của chủ cơ sở SX hay không. Hiền Anh, Hà Nội, email: hienanhng@...
Trước thực tế kinh tế hiện nay, nước ta đang đòi hỏi tăng trưởng kinh tế là chính, vấn đề bảo vệ môi trường cũng được quan tâm nhưng lại không đúng mức. Một cơ sở sản xuất sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để tiếp tục sản xuất.
Tôi thấy rằng những khoản phí nộp phạt còn thấp, cần phải xử phạt hành chính đi kèm với truy tố trước pháp luật những hành vi gây ô nhiễm môi trường vì ô nhiễm làm ảnh hưởng sức khoẻ con người. Nguyễn Xuân Nhân, email: dungquenbanhe@..
Bức xúc trước trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ TN&MT
Ông Phạm khôi Nguyên đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội một cách thiếu nghiêm túc,coi thường công luận khi ông cho rằng ô nhiễm do lịch sử để lại, do Vedan tinh vi. Thử hỏi ông rằng, nếu chỉ cần bộ Tài nguyên & Môi trường lấy mẫu nước sông Thị Vải đi xét nghiệm sau khi Vedan đi vào hoạt động và thường xuyên kiểm tra giám sát hàng tháng, hàng quý, hàng năm thì có phát hiện được không?.
Bao năm qua, để sông Thị Vải biến thành một dòng sông chết, rõ ràng đã thể hiện sự yếu kém, thiếu trách nhiệm của Bộ TN & MT. Chỉ cần làm một xét nghiệm mãu nước sông đơn giản như vậy, chứ đâu cần phải đề tài, nghiên cứu, dự án gì cao xa. Xin ông hãy dũng cảm, nghiêm túc phê và tự phê giống như Bộ trưởng Cao Đức Phát chứ đừng vòng vo loanh quanh, né tránh và chối bỏ trách nhiệm như vậy. Ông còn nợ người dân chúng tôi một lời xin lỗi. Doãn châu Khanh 248 Lạc trung Hà Nội
TIN LIÊN QUAN
"Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do lịch sử để lại"!
Doanh nghiệp gây ô nhiễm, cơ quan chức năng xin lỗi dân
Ô nhiễm sẽ khiến Việt Nam "căng thẳng" về nguồn nước
Tội phạm môi trường:QH sẽ đề xuất sửa Bộ Luật Hình sự
Môi trường:QH yêu cầu Chính phủ làm rõ trách nhiệm cá nhân
Môi trường ĐBSCL: Những hậu quả đã được cảnh báo !
No comments:
Post a Comment