Sunday, November 23, 2008

DÂN TỘC TÂY TẠNG ĐỨNG TRƯỚC HIỂM NGUY

Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố dân tộc đang đứng trước hiểm nguy
Bảo Thạch, Tú Anh
Bài đăng ngày 23/11/2008 - Cập nhật lần cuối ngày 23/11/2008 17:49 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/107/article_1675.asp

Hôm 23/11/2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố dân tộc Tây Tạng đang đứng trước hiểm nguy và ngài không còn tin tưởng vào các giới chức Trung Quốc. Tuy nhiên, ngài đã loại trừ khả năng về hưu và tái xác định đường lối ôn hoà, đối thoại với Bắc Kinh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma họp báo tại Dharamsala ngày 23/11/2008 (Ảnh : Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/107/DALAILAMA_200_2008_11_23.jpg

Ngay tại Bắc Kinh, một cuộc tranh luận về Tây Tạng đã diễn ra trong một thành phần lãnh đạo và trí thức. Cũng có tiếng nói cho rằng cần phải tìm giải pháp lâu dài cho Tây Tạng và gắn liền hồ sơ này với nhu cầu dân chủ hoá.

Thông tín viên Marc Lebeaupin tường thuật từ Bắc Kinh :

"Bắc Kinh đã cảnh báo trước khi hội nghị Dharamsala khai mạc là đại hội của cộng đồng Tây Tạng lưu vong là một việc làm vô ích. Trong bất cứ hoàn cảnh nào và thời điểm nào, Trung Quốc không bao giờ nhượng bộ. Một viên chức trong đảng Cộng Sản chuyên trách hồ sơ Tây Tạng đã tuyên bố như vậy và còn nói thêm : Dự án đòi quy chế « tự trị thật sự » đi ngược lại bản hiến pháp Trung Quốc.


Thật ra, tình hình Tây Tạng đang gây tranh cãi trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc. Bằng chứng là hồi tháng 6 năm nay, một ủy viên trong ủy ban đặc biệt về Tây Tạng đã bị mất chức. Tranh luận về tương lai Tây Tạng cũng thu hút một thành phần trí thức Trung Quốc. Theo họ, giải pháp cho vấn đề Tây Tạng đi đôi với việc dân chủ hóa Trung Quốc.

Ông Trương Bá Thư, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc giải thích : « Các đảng viên đặc trách hồ sơ dân tộc thiểu số đã biểu dương thái độ cứng rắn trong các cuộc thảo luận với đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tình trạng này làm tôi lo ngại vì theo tôi cần phải duy trì đối thoại. Đức Đạt lai Lạt ma đề nghi một quy chế tự trị thực sự trong khuôn khổ hiến pháp Trung Hoa. Cá nhân tôi, tôi ủng hộ sáng kiến của Ngài. Tôi nghĩ rằng, vấn đề Tây Tạng gắn liền với toàn cảnh chuyễn đổi xã hội và dân chủ hóa đất nước. Đây là một tiến trình lâu dài và phức tạp . Chúng ta cần kiên nhẫn ».

Kiên nhẫn là đức tính mà người Tây Tạng không thiếu. Các đợt đàm phán mở ra từ năm 2004 giữa hai bên không mang lại một bước tiến triển nào. Đầu tháng này, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đầu tiên thừa nhận là cuộc thương thảo cuối cùng đã thất bại".

No comments:

Post a Comment