Tuesday, November 25, 2008

CẢNH BÁO VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI Ở CHÂU Á

The New York Times
Quan chức Liên Hiệp Quốc cảnh báo về xung đột xã hội ở Châu Á
U.N. Official Warns Of Social Strife in Asia

Bài của
Tim Johnston, Ban Đối ngoại của tờ Washington Post
Thứ Tư, ngày 19-11-2008; Trang A14 - Báo in

BANGKOK, NGÀY 18 tháng Mười một -- Một quan chức cao cấp của Liên hiệp quốc đã cảnh báo hôm thứ Ba về viễn cảnh rối loạn xã hội khi những nền kinh tế được điều khiển bởi xuất khẩu của châu Á bắt đầu phát triển chậm lại trong phản ứng trước tình trạng suy sụp từ cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ajay Chhibber, người đứng đầu văn phòng khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại đây rằng mức tiêu dùng chậm lại trong các thị trường lớn ví như Hoa Kỳ và Âu châu để lại những vấn nạn cơ bản cho nền kinh tế của các nước ở Á châu đang sử dụng xuất khẩu để thúc đẩy mức tăng trưởng ngoại hạng của họ.

Vẫn còn có 900 triệu người Á châu đang sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, được xác định khi có một mức thu nhập chưa tới 1,25 đô la một ngày, ông Chhibber nói, và thêm rằng, "có 300 triệu người khác mới chỉ thoát ra khỏi nhóm này, cho nên họ đúng là đang thuộc lực lượng dự trữ."

"Nếu một quốc gia có mức tăng trưởng thấp hơn, quốc gia ấy sẽ có số người thất nghiệp tăng cao, và điều đó sẽ làm cho tất cả mọi người dân rất, rất dễ bị tổn thương," ông đánh giá.

Ông Chhibber còn nói đây không phải chỉ là một nan đề trước mắt.
"Chúng tôi tập trung rất nhiều vào các ngân hàng và doanh nghiệp, song những gì xảy ra hơn nữa trong cơn khủng hoảng là trẻ em bỏ học và không bao giờ trở lại trường nữa," ông cho biết. "Anh có thể nhận thấy những tác động trong nhiều thế hệ: một khi có một bé gái bỏ học, thì đó sẽ là một bà mẹ mù chữ."
Ông Chhibber cho là các chính phủ phải tập trung vào việc đưa ra các quỹ mở rộng, tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm, song ông cảnh báo rằng những điều này vẫn không đủ.
"Có được những mạng lưới an toàn vững chắc hơn cho những người này cũng sẽ có ý nghĩa sống còn vì nếu không thì bạn sẽ nhìn thấy nhiều cuộc náo loạn xảy ra trên các đường phố," ông đánh giá.
Ông đề xuất về cuộc thử nghiệm với những chuyển khoản tiền mặt có điều kiện của châu Á, mà trong đó các gia đình nghèo được trả tiền nếu như bậc cha mẹ đảm bảo con cái của họ ở lại trường và nhận được những khoản tiền cho mình.

Ông Chhibber, người từng làm việc tại châu Á cho Ngân hàng Thế giới trước khi tham gia công việc của Liên hiệp quốc, đã nói là những sút giảm gần đây trong giá cả hàng hóa đã tạo nên những nan đề cũng như những cơ hội cho các quốc gia châu Á - những nan đề là do thu nhập ở nông thôn đã giảm, song cũng có những cơ hội do sức ép lạm phát đã giảm bớt.

Ông nói rằng khuếch trương việc buôn bán giữa các nước trong vùng có lẽ là yếu tố then chốt để làm hồi phục những vận may cho các nền kinh tế đang bị dao động và ông coi các nhà sản xuất những loại hàng hóa rẻ tiền, ví như Việt Nam, đang cạnh tranh với thị trường hàng hóa sản xuất tại gia đình của Trung Quốc, trong khi Thái Lan và Malaysia xoáy vào thị trường Âu châu để chia sẻ với khu vực hàng hóa xa xỉ của Trung Quốc.

Ông Chhibber cho là các quốc gia Á châu phải giành ưu tiên cho việc giảm nhẹ sức ép lên một số đồng bạc trong khu vực bằng cách củng cố Sáng kiến Chiang Mai, được khởi động bởi các quốc gia Á châu sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Mạng lưới trao đổi tiền tệ song phương trị giá 80 tỉ đô la được thiết kế nhằm cung cấp sự trợ giúp cho tỉ giá hối đoái.
"Tôi nghĩ rằng giờ đây cuộc họp G-20 đã kết thúc, châu Á phải tiến hành thêm một số bước đi vững chắc hơn để thành lập một dạng thỏa thuận Chiang Mai mở rộng," ông Chhibber nói. "Vẫn còn có nhiều đồng tiền trong khu vực có vẻ như có thể bị tổn thương và cần có sự hỗ trợ thêm."

Thái Lan, nước giữ chức chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á, có quyền được chính thức đưa ra một thỏa thuận mở rộng đó khi tổ chức này nhóm họp vào tháng tới.

Hiệu đính:
Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Sunday November 23, 2008 - 10:59am (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=2613

The New York Times
U.N. Official Warns Of Social Strife in Asia

By
Tim Johnston
Washington Post Foreign Service
Wednesday, November 19, 2008; Page A14

BANGKOK, Nov. 18 -- A senior
U.N. official warned Tuesday of the prospect of social unrest as the export-driven economies of Asia start to slow in response to the fallout from the global financial crisis.
Ajay Chhibber, head of the
U.N. Development Program's regional bureau for Asia and the Pacific, said in an interview here that the slowdown in major markets such as the United States and Europe poses fundamental problems for Asian economies that have used exports to fuel their extraordinary growth.
There are still 900 million Asians living below the
World Bank poverty line, defined as an income of less than $1.25 a day, Chhibber said, adding, "There are another 300 million who just came out of that group, so they are literally on the margin."
"If you have lower growth, you have rising unemployment, and that makes all these people very, very vulnerable," he said.
Chhibber said it was not just a short-term problem.
"We focus a lot on banks and businesses, but what also happens in crises is that children drop out of school and never go back," he said. "You can have intergenerational effects: Once a girl drops out of school, that is a mother who is illiterate."
Chhibber said governments should concentrate on producing
expansionary, job-friendly budgets, but he warned that would not be enough.
"Having stronger safety nets for these people will also be vital because otherwise you will see a lot of unrest on the streets," he said.
He suggested that Asia experiment with conditional cash transfers, in which poor families are paid if the parents ensure their children stay in school and get their shots.
Chhibber, who worked in Asia for the World Bank before joining the United Nations, said the recent drop in commodity prices had created problems as well as opportunities for Southeast Asian nations -- problems because rural incomes have fallen, but also opportunities because inflationary pressure has been reduced.
He said that boosting intra-regional trade will probably be key to reviving the fortunes of Asia's faltering economies and that he sees producers of low-cost goods, such as Vietnam, competing against China's market of home-produced goods, while Thailand and Malaysia carve into Europe's market share of China's luxury sector.
Chhibber said Asian countries should prioritize relieving the pressure on some of the currencies of the region by strengthening the Chiang Mai Initiative, started by Asian nations after the 1997 regional financial crisis. The $80 billion network of bilateral currency swaps is designed to provide exchange-rate support.
"I think that now the
G-20 meeting is over, Asia should take some more concrete steps to set up a kind of expanded Chiang Mai agreement," Chhibber said. "There are still plenty of currencies that look vulnerable and need an additional backup facility."
Thailand, which holds the rotating chairmanship of the
Association of Southeast Asian Nations, is due to formally propose such an expansion of the agreement when the group meets next month.

No comments:

Post a Comment