Friday, November 7, 2008

CỘNG SẢN CŨNG XIN LỖI

Cộng Sản Cũng Xin Lỗi!
Thứ Năm, ngày 6 tháng 11 năm 2008
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20081106_03.htm

Vào ngày 6 tháng 11, Thiện Giao, phóng viên đài RFA đã có bài tường trình về những chuyện khá lạ mới xẩy ra tại Việt Nam, như trong khi dân thủ đô Hà Nội bị ngập lụt khốn khổ, vài chục người chết đuối, mà nhà cầm quyền chẳng những không giúp đỡ, còn bình chân như vại, họp hành bàn cách đối phó với tôn giáo, và trách người dân ỷ lại. Nhưng chuyện lạ nhất trong số những chuyện lạ này, là hình như lần đầu tiên, một đảng viên cao cấp đã biết xin lỗi.

Vài ngày mưa lớn, mà hơn 90 người thiệt mạng, trong đó riêng tại Hà nội có 22 người chết, là một ngạc nhiên.

Mưa lụt như thế, mà lãnh đạo của một thủ đô không phản ứng kịp thời, lại đi họp "theo lịch," để "thực hiện các chủ trương liên quan đến tôn giáo," là một ngạc nhiên khác.Lụt như thế, mà người đứng đầu chính trị của một thành phố, lớn tiếng chỉ trích người dân "ỷ lại vào nhà nước," "không đem hết sức ra tự làm," là một ngạc nhiên.

Nhưng, điều ngạc nhiên lớn nhất, là lần đầu tiên, hay chí ít cũng là chuyện lâu lắm rồi mới thấy, một Uỷ Viên Bộ Chính Trị đầy quyền uy, xin lỗi người dân.

Bản tin của báo điện tử VietnamNet ngày 5 tháng 11 viết rằng, ông Phạm Quang Nghị, Bí Thư Thành Uỷ Hà Nội, gởi lời xin lỗi dân chúng, rằng ông "thực sự rất lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người về những lời gây nên sự bức xúc và bị phê phán."

Chuyện là, trước đó 3 ngày, trong một lần trả lời phỏng vấn với VietNamNet, ông Nghị đã phát biểu, giống như lời nhắc nhở của một gia trưởng rằng "thiên tai không thể tính trước được," và rằng "nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm."

Chỉ có một điều nhân dân chưa làm, là thay đổi chế độ

Vào thời điểm mà Bí Thư Thành Uỷ Hà Nội, Uỷ Viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, nói rằng "nhân dân bây giờ ỷ lại Nhà Nước lắm," điều gì đang xảy ra cho người Hà Nội?

Nhà báo Huy Đức viết trên blog của anh:
"Người dân Hà Nội có ngay nơm, có ngay vó để bắt cá trên đường phố. Người dân Hà Nội có thể kết bè để di chuyển đàn bà, trẻ em ra chỗ cao hơn. Người dân Hà Nội, đến hôm 2 tháng 11, đã huy động được cả xe ngựa vào làm phương tiện đi lại trong nội thành. Cho dù rất thiếu kỹ năng sông nước, người dân Hà Nội, rõ ràng là đã tự xoay xở lấy thay vì chờ đợi vào chính quyền."

Cho đến thời điểm ông Phạm Quang Nghị lên tiếng cằn nhằn thì người Hà Nội đã một mình tự lo toan, cam chịu, không một lời than vãn.

Và cũng cho đến sát ngày ông Nghị chỉ trích người dân, lãnh đạo thành phố này vẫn còn "phải họp về việc thực hiện các chủ trương liên quan tới tôn giáo." Cả lãnh đạo Hà Nội, và cả chính quyền Trung Ương, không một ai lên tiếng, không một ai xuất hiện.

Blogger Huy Đức viết tiếp:
"Theo ghi nhận của người dân, cho đến hết ngày 1 tháng 11, các phương tiện truyền thông như truyền hình, phát thanh của Hà Nội vẫn chưa được trưng dụng để phát đi các mệnh lệnh nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp. Rất ngạc nhiên là tối 31 tháng 10, dân tình đã rối loạn như vậy mà sáng 1 tháng 11, lãnh đạo Hà Nội vẫn họp để bàn về một vấn đề đã được lên lịch trước đó hàng tuần."

Lòng tham và vô trách nhiệm

Trên rất nhiều diễn đàn, blog trên Internet, người ta bắt gặp câu hỏi: "Tại sao những chuyện như thế, lại có thể xảy ra?"

Tại sao mưa như trút, lụt tràn thành phố, lũ từ xa đổ về, gần 20 người chết, mà phải gần 2 ngày sau, mới thấy lãnh đạo thành phố xuất hiện? Và tại sao, khi lần đầu tiên xuất hiện, người ta có thể nói: "nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm..."

Blogger Nguyễn Trang Nhung đã có câu trả lời như sau:
"Có những tổn thất vô nghĩa và những cái chết vô nghĩa! Những tổn thất vô nghĩa, mà khi phải gánh chịu hậu quả, người ta mới lưu tâm tới nguyên nhân... Những cái chết vô nghĩa, mà khi phải chứng kiến trong những tình huống liên quan trực tiếp đến cuộc sống hoặc dễ nhận thấy, người ta mới lưu tâm tới nguyên nhân...
Những người quy hoạch đô thị cứ phân lô, chia nền nữa đi! Cứ lo làm đầy túi tư nữa đi! Thiệt hại về vật chất, khoảng 3000 tỉ đồng, thiệt hại về sinh mạng con người, khoảng 20 mạng, và vô số thiệt hại không thể cân đo đong đếm khác, là kết quả của lòng tham và tính vô trách nhiệm của những người đáng ra phải rất có trách nhiệm và biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết."

Mầu da chính quyền

Dường như mọi câu trả lời vẫn chưa thoả đáng. Người ta vẫn cứ tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao, những việc tưởng như không thể xảy ra, đã xảy ra?

Blogger Huy Đức viết trên nhật ký của anh: "Tình huống mưa lụt hiện nay cho thấy những "sự đảo lộn cuộc sống" do thiên tai như vậy còn có thể xảy ra không chỉ ở Thủ đô." Và anh khẳng định, chất lượng quan chức chính quyền là chìa khoá giải quyết "nhân tai." Nhưng câu hỏi đặt ra, là điều gì bảo đảm một thế hệ quan chức có chất lượng và có trách nhiệm?

Và đây, câu trả lời, cũng từ blogger này:
"Chính quyền, đặc biệt là chính quyền đô thị, cần những nhà lãnh đạo quyết đoán, có thể ban hành các quyết định trong những tình huống như thế này mà không cần quá nhiều cuộc họp. Tất nhiên, các nhà lãnh đạo như vậy cần phải được "bổ nhiệm" từ lá phiếu của dân, luôn lắng nghe dân và có được sự nhạy cảm để ứng phó nhanh như những người dân đang hàng ngày ứng phó."

Trong khi lũ lụt vẫn còn bao phủ Hà Nội, từ nơi cách xa nửa vòng trái đất, người dân Hoa Kỳ đã chọn được cho đất nước họ một tổng thống mới. Một blogger viết trên nhật ký Đồng Phụng Việt của mình một điều đáng để người Việt Nam suy ngẫm.
Anh viết, đại ý: Người Mỹ từ hôm nay đã có một tổng thống da màu. Đó là câu trả lời hùng hồn nhất cho bất cứ ai phê phán sự kỳ thị màu da tại Hoa Kỳ. Nhưng, bao giờ, chuyện kỳ thị, phân biệt đối xử giữa Đảng viên và "quần chúng nhân dân" tại Việt Nam mới chấm dứt?

Trong khi nước Mỹ có một tổng thống da màu, tại Việt Nam, người dân Việt chưa được tự do ứng cử vào chức -chủ tịch xã! Cũng xin nhắc là từ ứng cử đến qua đựơc vòng sơ khảo của ủy ban hiệp thương đã là khó, chứ chưa nói đến chuyện tranh cử và đắc cử-

Thật ra, Việt Nam đã có một chính quyền da mầu từ trên 60 năm trước, đó là mầu đỏ. Và cũng đừng nên trách giới truyền thông. Họ chỉ thông tin và bình luận theo lệnh. Lệnh gần đây nhất là buộc tội Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Đầu tháng 11, lệnh phòng cứu lụt chưa ban ra, nước ngập chan hòa, đâu biết bên nào là lề phải để đi cho an toàn.


Bí thư thành ủy Hà Nội xin lỗi về phản ứng trong vụ nước lụt
Thiện Giao, phóng viên RFA
2008-11-06
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Hanoi-party-leader-says-sorry-to-the-people-for-what-he-previously-said-about-the-flooding-TGiao-11062008101004.html

Bí thư Hà Nội xin lỗi người dân
07 Tháng 11 2008 - Cập nhật 05h07 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081107_party_boss_apologizing.shtml



Hà Nội Trong Cơn Lũ
Trần Hùng
(LÊN MẠNG Thứ sáu 7, Tháng Mười Một 2008)
http://www.vnn-news.com/spip.php?article4919
(VNN) Trong mấy ngày cuối tuần vừa qua, Hà Nội hứng chịu một trận mưa lớn. Cơn mưa lớn xối xả kéo dài hơn một ngày đêm đã làm nhiều khu phố bị ngập nước. Tất cả mọi đường xá giao thông chính đều bị gián đoạn. Tất cả mọi sinh hoạt bình thường đều bị ảnh hưởng. Cuộc sống hàng ngày của người dân Hà Nội bỗng chốc bị đảo lộn. Báo chí nói rằng đây là "cơn mưa lớn nhất từ hơn 20 năm nay". Có người còn bảo "đây là trận mưa của thế kỷ". Tình trạng ngập lụt nặng đến nỗi sau khi mưa đã ngớt hột mà mấy ngày sau thành phố vẫn còn lềnh bềnh trên sóng nước. Sông ngòi quanh Hà Nội nước dâng cao. Nhiều đoạn đê bị sạt lở, có nguy cơ bị vỡ. Người ta chưa kịp hoàn hồn về trận mưa lũ lịch sử thì đã phải lo âu nghĩ đến việc chống chỏi với một trận lụt khác có thể xẩy ra nếu đê sông Hồng, sông Nhuệ bị vỡ, hoặc dịch bệnh ập đến khi nước rút. Và cũng qua những tình cảnh này mà người ta nhìn thấy rõ hơn sự bất lực cũng như thái độ vô trách nhiệm của nhà nước cộng sản.

Bất lực trước tiên trong lãnh vực thông tin. Người dân Hà Nội ngạc nhiên khi thấy hệ thống truyền thông quốc doanh với báo, với đài, với truyền hình và với các bộ loa tràn đầy mọi góc phố hoàn toàn im tiếng, khác hẳn với thời gian nhà nước đàn áp cuộc đấu tranh đòi công lý của giáo dân Thái Hà, cả một hệ thống báo, đài hùng hậu đã được huy động để xuyên tạc, đả kích hàng giáo phẩm tại đây. Sau một đêm mưa to, khi mực nước đã dâng cao ở nhiều khu phố, đài truyền hình quốc gia vẫn còn dự đoán "sẽ có mưa rải rác", hoàn toàn không đề cập đến nguy cơ trước mặt. Sự thông tin thiếu sót và sai lầm này đã khiến phần lớn người dân không biết được thiên tai đang xẩy đến, mà vẫn sinh hoạt như bình thường. Vì thế mới xẩy ra cảnh tắc nghẽn giao thông, hàng triệu người lội bì bõm cả ngày trời trên các đoạn đường ngập nước. Và cũng vì thế mà hơn hai chục em học sinh đã bị chết đuối trên đường đến trường. Chính Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát cũng phải kêu ca: "Hà Nội chậm chạp trong giúp dân". Báo điện tử VietnamNet của nhà nước cũng kêu rằng phản ứng của nhà nước quá chậm, người dân không được thông báo tình hình úng ngập trên đài phát thanh hay truyền hình. Một người dân Hà Nội nói rằng: "Thật là mỉa mai, loa đài nhà nước thường ngày vẫn ồn ào, nay lại im lặng đúng vào giờ phút duy nhất mà nó cần phải lên tiếng, để thông tin về tình hình lũ lụt cho người dân". Qua cơn mưa lũ, người ta thấy rõ thêm là hệ thống báo đài nhà nước chỉ là công cụ phục vụ cho chế độ, chứ không phải phục vụ cho nhân dân.

Bất lực kế tiếp là trong việc đối phó với mưa lũ. Không có khả năng dự báo trước khi cơn mưa đến, ngay cả khi nước lụt đã dâng cao ở nhiều nơi, cơ quan khí tượng vẫn không nắm vững được tình hình, vẫn không dự liệu được là thời tiết vẫn tiếp tục xấu đi. Người dân không hề được cảnh báo trước thiên tai, cũng không được hướng dẫn để biết phải làm gì trong cảnh lũ lụt. Các phương tiện của nhà nước không hề được điều động để giúp người dân khi có nhu cầu di chuyển khẩn cấp, bệnh tật cần cấp cứu, để cứu giúp xe cộ bị hư, bị nạn, để giải quyết cây đổ ngổn ngang, giây điện rơi rớt khắp nơi... Người dân cũng không hề được cung cấp nước uống, thực phẩm cần thiết trong cơn nguy khó... Phương tiện cơ giới của nhà nước cũng không được xử dụng vào việc bơm nước để hạ mức lũ, mà hoàn toàn phó thác cho trạm bơm duy nhất của thành phố là trạm bơm Yên Sở. Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói rằng "nếu trạm bơm này cũng bị ngập nước, thì đành để nước tiêu thoát tự nhiên". Lời phát biểu tiêu cực của ông Thảo khác hẳn với lối ăn nói xuẩn ngốc và đầy ngạo mạn "nghiêng đồng đổ nước ra sông" thời trước kia, nhưng nó lại phản ảnh thái độ "sống chết mặc bây", mọi chuyện phó mặc cho ông trời, người dân có gặp nạn thì ráng chịu!.

Để chạy trốn trách nhiệm trước dư luận đả kích về việc nhà nước không quan tâm trợ giúp người dân, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh tìm cách đổ thừa cho quan chức cấp dưới. Bà Thanh nói rằng: "Trong đợt mưa ngập, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của các địa phương lên thành phố cũng còn hạn chế. Hiện vẫn còn nhiều điểm dân cư bị cô lập, nhưng nếu chính quyền địa phương không báo cáo đầy đủ thì thành phố không thể biết được nơi nào cần trợ giúp". Đùn đẩy trách nhiệm vốn là "văn hoá ứng xử" của lãnh đạo cộng sản, nhưng trong khi bà Thanh đẩy trách nhiệm xuống cho cấp dưới thì bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị lại đẩy nó sang phía người dân. Đề cập đến dư luận chỉ trích thái độ vô trách nhiệm của nhà nước, ông Nghị bào chữa rằng "Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm".

Lời phát biểu của ông Nghị khiến nhiều người ngạc nhiên về trình độ nhận thức của ông ta. Dưới một chế độ dân chủ, việc người dân ỷ lại vào nhà nước chính là điều mà chính quyền vừa mong mỏi vừa tự hào vì nó thể hiện niềm tin của người dân đối với thành phần lãnh đạo. Đáp lại sự tin tưởng của người dân, chính quyền chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là thực hiện với tất cả mọi cố gắng của mình, chứ không phải là trách cứ.

Trường hợp ở Việt Nam lại hoàn toàn khác. Ông Phạm Quang Nghị vốn là ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, từng giữ chức bộ trưởng bộ Văn Hoá - Thông Tin, lời phát biểu vô ý thức của ông Nghị được coi như thể hiện não trạng làm vua làm chúa của những người lãnh đạo cộng sản, không hề có bổn phận, trách nhiệm gì đối với người dân, mà chỉ coi dân như là công cụ phục vụ cho chế độ. Não trạng này xuất phát từ lối tuyên truyền ngu xuẩn của hơn nửa thế kỷ trước, buộc người dân phải "cám ơn bác, cám ơn đảng" trong mọi sinh hoạt của đời sống. Ngày nay, CSVN vẫn còn duy trì quan điểm sai lầm đó.

Tuy nhiên, người dân Việt Nam biết rõ hơn ai hết là họ không thể trông chờ gì ở chế độ này.

Làm sao họ có thể tin tưởng rằng chế độ này trong sạch, khi tình trạng tham nhũng càng ngày càng tràn lan và ở mức độ to lớn hơn. Nhìn cách thức nhà nước giải quyết vụ PMU18 hay vụ Xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn thì rõ. Hay là việc kết án nhà báo Nguyễn Việt Chiến vừa qua. Nó chỉ cho thấy việc cấu kết và bao che cho tham nhũng của chế độ mà thôi.

Làm sao người ta có thể tin tưởng rằng chế độ này quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, khi đất đai và biển cả bị lấn chiếm mà nhà nước không dám có thái độ thích ứng với bá quyền Trung cộng, lại đi đàn áp những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên yêu nước. Vụ xử án nhà báo Hoàng Hải vừa qua cũng cho thấy thủ đoạn tồi tệ của nhà nước, dựng chuyện trốn thuế để triệt hạ một tiếng nói bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa.
Làm sao người ta có thể tin tưởng rằng chế độ này có khả năng xây dựng kinh tế để mang lại đời sống ấm no cho người dân, khi nước Việt Nam đi từ thời đại quota cho đến thời đại a còng, mà vẫn không thoát ra khỏi được thời đại móc ngoặc, để quảng đại quần chúng vẫn chật vật với miếng cơm manh áo, và Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo đói trên thế giới.

Và làm sao người ta có thể tin rằng chế độ này có một nền văn hoá ứng xử đầy tính nhân bản, khi thấy công an xử dụng bạo lực, xử dụng thành phần xã hội đen đàn áp những giáo dân cầu nguyện ôn hoà để đòi hỏi công lý, khi thấy nhà nước xử dụng thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc để triệt hạ uy tín của vị tổng giám mục giáo phận Hà Nội...

Với tất cả những chuyện "làm sao" đó, người dân Việt Nam chẳng hề "ỷ lại" vào nhà nước như ông Phạm Quang Nghị trách cứ. Trong những ngày mưa lũ, người dân Hà Nội đã tự kết bè, làm phao nổi để di chuyển. Đã tự thông tin cho nhau qua các phương tiện cá nhân. Đã tự cứu giúp lẫn nhau qua các đoàn thể dân sự. Ngoài ra, người dân còn nhiều cái nữa để lo toan, kể cả việc chống đỡ với dịch bệnh có thể xẩy đến mà chính quyền cộng sản không hề quan tâm. Cái mà người dân tin tưởng và "ỷ lại" phải là một chính quyền thực sự do người dân chọn lựa, có khả năng và biết lo cho đời sống của người dân.
Trần Hùng



Đầy Tớ Ngày Càng Hỗn
Trần Giang
(LÊN MẠNG Thứ sáu 7, Tháng Mười Một 2008)
http://www.vnn-news.com/spip.php?article4917
Dù đang rất bận rộn lội nước ngang lưng để chồng chất đồ đạc kiếm chỗ ngủ, để kiếm mua vài gói mì khô cho gia đình, hay để tìm kiếm thân nhân bị nước cuốn trôi mất xác, người dân Hà Nội vẫn phải khựng lại giây lát vì cơn giận tràn lên cổ trước câu nhận xét cực kỳ ấn tượng của ông Phạm Quang Nghị, Bí Thư Thành Ủy Hà nội.

Theo báo chí tường trình, ông Nghị tuyên bố trận lũ lụt chết mấy chục người ngay tại thủ đô của 1 nước là cuộc "diễn tập" cho tương lai. Chẳng có chính phủ nước nào trên thế giới dùng các tai biến thật để diễn tập cả, mà phải dùng các cách khác để tập luyện đối phó với biến cố thật. Và cũng không hiểu Nhà nước của ông Nghị tập được gì khi họ hoàn toàn không động đậy gì suốt mấy ngày lũ nặng nhất.

Thế rồi sau khi ngồi ô tô chạy một vòng Hà nội, nghĩa là chỉ đến những khu nước không cao quá 20cm (1 gang tay), nhà lãnh đạo cao nhất thủ đô trách rằng: "Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm."
Trước hết, điều có thể thấy ngay là nhân dân tại những vùng nước ngang lưng, thậm chí ngang ngực người lớn và quá đầu trẻ em, đều không thể thấy ông Bí Thư Thành Ủy, ngay cả từ xa, thì làm gì có chuyện xin xỏ ông bất cứ điều gì.

Kế đến, chẳng ai biết việc bồi đê, vét hồ, xây dựng các công trình thoát nước đã trở thành trách nhiệm của người dân từ bao giờ. Rõ ràng trong những ngày nắng ráo, không hề có chuyện Đảng và Nhà nước của ông Nghị cho phép người dân lập hội để làm bất kỳ việc gì chung. Từ xưa đến nay, đó vẫn là lãnh vực độc quyền của Đảng.

Hàng năm, hầu hết dân chúng trên cả nước, đặc biệt là tại Hà nội, vẫn bị buộc phải đóng đủ thứ tiền phòng chống bão lụt cho Nhà nước. Tuy vậy, người dân không những không được góp ý vào việc sử dụng số tiền này, mà cũng chẳng ai dám hỏi quan chức nào đã giữ số tiền đấy, và chi dùng ra sao. Chỉ khi mỗi mùa mưa lũ đến càng nặng hơn năm trước, họ mới biết số tiền đóng góp trong năm qua chẳng phòng lũ mà cũng chẳng chống lụt. Nhưng liền sau đó, đủ loại cán bộ và cơ quan Nhà nước lại bắt đầu quyên góp để cứu trợ nạn nhân lũ lụt và thu tiền phòng chống lũ lụt cho năm tới. Rõ ràng Nhà nước vẫn thu góp của dân và giành độc quyền nắm giữ ngân quỹ phòng chống lũ lụt, chứ người dân có "ỷ lại" bao giờ đâu!

Mà có muốn "ỷ lại" cũng không được, vì giữa những khu lụt lội, chẳng có bóng dáng viên chức Nhà nước nào cả. Trong những ngày mưa lũ nặng nhất, 31 tháng 10 và 1 tháng 11, khiến mấy chục người bị cuốn đi mất xác, người ta được biết các vị lãnh đạo cao cấp tại thủ đô đang bận họp về các vấn đề cấp bách hơn, như chính sách đối phó với tôn giáo và chào mừng đại hội công đoàn. Còn hàng chục ngàn công an, quân đội mới kéo ra dầy đặc bao vây sinh viên biểu tình phản đối Trung Quốc hồi đầu năm, hay bao vây các buổi cầu nguyện của bà con công giáo Thái Hà mấy tuần trước, nay không thấy bóng ai trên giòng nước. Cả cảnh sát giao thông và công an khu vực thường ngày có mặt khắp nơi, nay cũng vắng bóng. Không hiểu sao một Nhà nước vẫn nhận là "của dân, do dân, vì dân" mà lại tránh dân kỹ thế! Cũng có người vừa lội nước vừa đùa trong nước mắt rằng công an và quân đội là công cụ quí giá của riêng Đảng nên chỉ được huấn luyện về phòng chống "diễn biến hòa bình" mà thôi. Tất cả mọi loại phòng chống khác, kể cả phòng chống lũ lụt, chỉ cần giao cho Bộ Văn Hóa Thông Tin là đủ.

Dù đang đứng giữa sông hồ lạnh ngắt ngay trong nhà, càng ngẫm nghĩ, người dân Hà nội càng nổi nóng về câu nói của ông Phạm Quang Nghị. Nếu nói thẳng ra thì người dân thủ đô đã biết Đảng và Nhà nước của ông vô tích sự từ lâu rồi - những việc lớn như bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo của tổ quốc thì không dám làm; những việc tầm trung như ổn định kinh tế, cải thiện giáo dục thì không biết làm; và những việc gấp như giúp đỡ dân giữa giờ hoạn nạn thì không thèm làm - và vì thế chẳng còn ai mơ tưởng hay trông chờ gì ở loại Nhà nước đấy cả.
Thế mà dân Hà nội vẫn bị ông mắng!

Trần Giang

No comments:

Post a Comment