Một đồng thuận cần để có bộ sử chính thống trung thực
Phạm Hồng Sơn
Đăng ngày 24/11/2008 lúc 01:22:49 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3298
Giới sử học chính thống vừa tổ chức Hội thảo “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” (diễn ra từ ngày18-19 tháng 10 năm 2008 tại Thanh Hóa) nhân kỷ niệm 450 năm ngày chúa Nguyễn Hoàng rời xứ Thanh vào nhậm chức trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu công cuộc khai khẩn về phía nam cho dân tộc Việt Nam. Đây là lần đầu tiên giới sử học chính thống đã đưa ra những nhận định khác với quan điểm chính thống từ trước luôn kết án nhà Nguyễn là “thời kỳ chuyên chế và phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam”. [1] Bản tổng kết Hội thảo cho biết Hội thảo đã đạt được sự đồng thuận cao, khẳng định những cống hiến to lớn của Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Bản tổng kết có đoạn viết như một lời kêu gọi:“Nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực, công bằng là trách nhiệm của giới sử học và các thế hệ hôm nay, biểu thị một thái độ song phẳng đối với quá khứ”. [2]
Trong ba phẩm chất được nêu lên (khách quan, trung thực, công bằng) trong câu trích dẫn vừa nêu, thì khách quan và công bằng là hai phẩm chất có tính kỹ thuật, đòi hỏi con người phải qua lĩnh hội tri thức và rèn luyện mới đạt được. Trong khi đó phẩm chất trung thực là một phẩm chất tự nhiên, con người đã có ngay từ khi sinh ra.
Để có thể khách quan, con người phải qua trải nghiệm hoặc lĩnh hội tri thức mới nhận thức được những định kiến, những mối liên hệ của bản thân đối với sự vật, hiện tượng có thể làm sai lệch sự nhận biết bản chất sự vật, hiện tượng và từ đó con người tìm ra các cách (kỹ thuật) để hạn chế, thoát khỏi sự tác động của các yếu tố đó. Để có thể công bằng, con người cũng phải qua trải nghiệm hoặc lĩnh hội tri thức mới biết được bản thân một sự vật, hiện tượng đã phải chịu tác động của các sự vật, hiện tượng khác và đến lượt chúng cũng tạo ra những hệ quả khác nhau cho các đối tượng khác nhau và từ đó con người tìm ra những cách (kỹ thuật) để hạn chế sự thiếu sót, phiến diện trong việc xem xét, đánh giá mối tương quan, tác động của chúng với các sự vật, hiện tượng khác. Trong khi để Trung thực thì con người chỉ cần nói ra, biểu hiện ra đúng những gì chúng ta nghĩ, chúng ta cảm nhận được, mặc dù những điều nghĩ, điều cảm nhận đó có thể sai.
Như vậy, một cá nhân có thể phải trau dồi thêm những hiểu biết hoặc kỹ thuật để có một tư duy khách quan, công bằng hơn, nhưng để trung thực con người lại cần phải vượt qua những kinh nghiệm sống (thận trọng, e ngại, xấu hổ, sợ hãi,…) và trung thực rõ ràng là không cần kỹ thuật. Vì vậy có thể nói, Khách quan và Công bằng là hai phẩm chất thuộc lý trí (tài năng) còn Trung thực là phẩm chất thuộc về phạm trù luân lý, nhân cách, đạo đức của con người. Do đó, Trung thực mặc nhiên đã phải được coi là phẩm chất cần có của mọi con người và đối với giới làm khoa học – những người hướng đạo cho xã hội tiến bộ thì Trung thực phải được coi là một phẩm chất tối thiểu.
Thực tế cũng chỉ thấy những người làm khoa học đi học thêm, thực tập thêm về kiến thức, về kinh nghiệm khoa học, kỹ thuật, chứ không thấy nhà khoa học nào đi học thêm, thực tập thêm về trung thực. Câu thành ngữ Việt Nam “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” và câu chuyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế” của Andersen là hai đúc kết súc tích của nhân loại cho thấy phẩm chất Trung thực là một bản tính tự nhiên của con người, nhưng (đáng tiếc) phẩm chất này có thể bị suy yếu, tha hóa bởi môi trường xã hội. Vì vậy, vấn đề là con người có vượt qua được hoàn cảnh để bảo tồn được phẩm chất trung thực hay không và nếu không trung thực thì hai phẩm chất khách quan và công bằng cũng trở thành vô nghĩa.
Do vậy, sự thừa nhận bước đầu của giới sử học chính thống về sự giả dối (thiếu trung thực) đã xảy ra trong các nghiên cứu về nhà Nguyễn có thể là một tín hiệu tốt cho sự bắt đầu của một cuộc xét lại lớn hơn, sâu hơn đối với toàn bộ các giai đoạn khác của lịch sử Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn từ 1945 cho đến nay). Vì, một cách khách quan và công bằng, sự giả dối, xuyên tạc không thể chỉ xảy ra đối với riêng thời kỳ nhà Nguyễn (và không chỉ đối với lĩnh vực khoa học lịch sử). Tuy nhiên, để những sự bắt đầu đó mang lại sự trung thực, vấn đề chính là phải làm sao để giới nghiên cứu sử học chính thống (những người nghiên cứu dưới sự bảo trợ của Nhà nước) có một môi trường an toàn thoát được khỏi “thói độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy, tùy tiện qui kết của một số người có quyền, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa”.[3] Và để có một môi trường như thế, giới sử học và những người quan tâm không thể bỏ sót việc xét lại hệ thống chính trị đã để cho “thói độc quyền tư tưởng” ngang ngược bóp chết sự trung thực của giới khoa học (nói một cách khác, những người có quyền lực chính trị đã sử dụng giới khoa học cho mục đích duy trì quyền lực của họ).
Xã hội nào, thời đại nào cũng đều có thể có những con người tự đại, độc đoán muốn áp đặt suy nghĩ của họ lên thiên hạ, nhưng không phải chế độ chính trị nào cũng dung dưỡng “thói độc quyền tư tưởng”đến mức khống chế cả giới khoa học trong một thời gian đã kéo dài trên nửa thế kỷ. Chính đó mới là vấn đề mấu chốt để những tư liệu sử học chính thống có tiếp tục là những tài liệu tuyên truyền chính trị của một nhóm người có quyền hay sẽ được trở lại là những tư liệu khoa học (trung thực, khách quan, công bằng) để không chỉ “ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc”. [4]
Chỉ khi đạt được sự đồng thuận như thế, người Việt Nam chúng ta mới hy vọng có thể có một bộ sử chính thống trung thực và thực sự có một “thái độ sòng phẳng”, không chỉ đối với quá khứ.
Phạm Hồng Sơn
23/11/2008
---------------------------------------[
1] “…Thời kỳ nhà Nguyễn bị kết án là thời kỳ chuyên chế, phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng đó gần như trở thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông”. Phan Huy Lê, “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, tạp chí Xưa&Nay số 317.
[2] Phan Huy Lê, “Tổng kết hội thảo Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, tạp chí Xưa&Nay số 318.
[3] “Cùng với vấn đề phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu, cần phải nói thêm là thói độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy, tùy tiện qui kết của một số người có quyền, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa đã là nguyên nhân trực tiếp và kéo dài khiến cho nhiều sự thật lịch sử đã không được trình bày một cách khách quan, trung thực”. (Tương Lai, “Tính trung thực lịch sử”, tạp chí Xưa&Nay số 318.
[4] Trần Trọng Kim, “Tựa”, Việt Nam sử lược, Bộ giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản, 1971.
Hãy tìm đọc những bộ sử xuất bản tại Miền Nam trước 1975:
Việt Nam Sử Lược
Trần Trọng Kim
http://www.volny.cz/doan.dan/Kienthuc/Viet%20Nam%20su%20luoc.htm
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/vn%20su%20luoc.pdf
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%E1%BB%AD_l%C6%B0%E1%BB%A3c
VIỆT SỬ TOÀN THƯ
Phạm Văn Sơn
http://www.limsi.fr/Individu/dang/webvn/net/vstt.pdf
http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=1486
http://www.3c.com.vn/Story/vn/hotrokhachhang/ebooks/2008/10/47460.html
Lịch Sử Việt Nam
Phạm Quân Khanh
http://www.vietnamconghoa.com/lichsu.htm
Việt Sử Đại Cương
Trần Gia Phụng
Điểm sách Việt Sử Đại Cương của Trần Gia Phụng
Nguyễn An, phóng viên đài RFA . 2008-07-13
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-Vietnam-history-part4-by-TranGiaPhung-NAn-07132008123908.html
GIỚI THIỆU VIỆT SỬ ÐẠI CƯƠNG TẬP 1
http://www.phanchautrinhdanang.com/BAIVO/Vietsudaicuong.htm
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/dai%20viet%20su%20ky%20toan%20thu.pdf
http://www.limsi.fr/Individu/dang/webvn/net/dvsktt.pdf
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/index.html
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn4ntn312qv3n3q3m3v3m3237n2nmn4n312q43t36383v3m3m3237n2n31n343tq83a3q3m3237nvn
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH01ee20abb493d48e1ec1536f
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_S%E1%BB%AD_k%C3%BD_To%C3%A0n_th%C6%B0
http://lichsuvietnam.info/index.php?option=com_content&task=section&id=3&Itemid=17
ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/dai%20viet%20su%20luoc.pdf
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH01f2870e199afddcb319ab14
ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/dai%20viet%20thong%20su.pdf
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH019e101bd75327500678f038
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/kham%20dinh%20viet%20su.pdf
http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/index.html
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH0149d39c1237094672279282
LAM SƠN THỰC LỤC
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/lam%20son%20thuc%20luc.pdf
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH920bc6dbbace49dac5cfbc
AN NAM CHÍ LƯỢC
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/an%20nam%20chi%20luoc.pdf
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASHe18fa5cb3e15d63cacb471
THIỀN UYỂN TẬP ANH
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/thuyen%20uyen%20tap%20anh.pdf
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH0163f07857d3429438389602
VIỆT SỬ THÔNG LUẬN
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH01d3ca8024ac563ba7b15bdf
VIỆT SỬ TIÊU ÁN
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/viet%20su%20tieu%20an.pdf
http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-10&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASHec7827fac8b47d136127b7
Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
http://www.agu.edu.vn/ebooks/history/quoc%20trieu%20chanh%20bien%20toat%20yeu.pdf
Việt Nam văn học sử yé̂u
Dương Quảng Hàm
http://openlibrary.org/b/OL338124M
http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=10790
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên
Phạm Thé̂ Ngũ
http://openlibrary.org/b/OL523369M
http://vnthuquan.net/TRUYEN/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmn2n0n3n31n343tq83a3q3m3237nvn
Lược khảo lịch sử văn học việt nam
Bùi Đức Tịnh
http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/L%C6%B0%E1%BB%A3c_kh%E1%BA%A3o_l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_v%C4%83n_h%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87t_nam._B%C3%B9i_%C4%90%E1%BB%A9c_T%E1%BB%8Bnh._V%C4%83n_ngh%E1%BB%87_HCM,_2005
No comments:
Post a Comment