Tuesday, October 14, 2008

VỤ ÁN HAI NHÀ BAO : VỤ ÁN BÁO CHÍ hay VỤ ÁN CHẾ ĐỘ ?

Vụ án Nguyễn văn Chiến-Nguyễn văn Hải: Vụ án báo chí hay vụ án chế độ?
RFA

Tòa Soạn Đối Thoại (doi-thoai.com): Đối Thoại đã sao chép từ các audio tape do RFA phổ biến . Trong mục đích gởi đến độc giả nội dung tape bằng dạng viết thật nhanh trước khi phiên toà diễn ra. Nếu có sự sơ sót , xin tác giả , độc giả và đài RFA thông cảm. Mời độc giả nghe lại các audio tape để hiệu đính các chỗ sai trước khi sử dụng.
http://www.doi-thoai.com/baimoi1008_201.html

Phần 1: Bấm vào mũi tên màu xanh để nghe.
Tôi xin phép được phép của ban bí thư và của ban khoa giáo trung ương và được sự phân công của đồng chí bộ trưởng bộ công an thì tôi xin báo cáo với hội nghị về việc khởi tố hai cán bộ cảnh sát điều tra và hai phóng viên báo chí đã vi phạm pháp luật về việc đình chỉ đình chỉ vụ án đối với ông Nguyễn Việt Tiến.
Thưa các đồng chí, ngày 12 tháng 5 năm 2008 thì cơ quan an ninh điều tra của bộ công an đã được sự phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố 4 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 281 của bộ luật hình sự.

Bốn nghi can đó là:
-Một là ông Phạm Xuân Quắc, thiếu tướng. Nguyên cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, đồng thời nguyên là trưởng ban chuyên án PMU-18.
-Hai là Đinh Văn Huynh, thượng tá. Nguyên trưởng phòng chính cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, được giao nhiệm vụ điều tra vụ án.
-Ba là Nguyễn Việt Chiến, phóng viên báo Thanh Niên.
-Bốn là Nguyễn Văn Hải, phóng viên báo Tuổi Trẻ tp HCM.

Đối Thoại: Vào giờ khai mạc phiên toà xử 2 ký giả Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải tại Hà Nội, Đối Thoại kính gởi đến độc giả trong cũng như ngoài nước bản văn chép lại từ phần âm thanh do đài RFA phổ biến(theo đánh giá cuả RFA, đây là phần ghi âm thật cuả một buổi họp có tính cách chỉ đạo cuả đảng CSVN) để thưa với độc giả cũng như đồng bào trong và ngoài nước về một phiên toà xử chế đô CSVN.
Những liên hệ chằng chịt cuả nhiều đường dây tham nhũng từ trung ương đến địa phương.
Không ai tin rằng vụ án tự nhiên “được “ khai sinh trước đại hội 10 cuả đảng CSVN! Không ai tin rằng các cơ quan truyền thông trong nước được tự do để khai thác vụ án! Đây là một âm mưu cuả “những” đảng CSVN! Âm mưư cuả kẻ gian đã đến hồi tự tố cáo trước công luận rằng đảng CSVN không còn lý do tồn tại
Hiện nay 3 bị can là Huynh, Chiến, Hải thì đã đều bị bắt tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra và bị can Phạm Xuân Quắc tạm thời được hưởng tại ngoại.

Thưa các đồng chí, đây là một hoạt động tố tụng bình thường đối với công dân có hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên do hai bị can Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải là phóng viên báo chí nên một số tờ báo, nhất là báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ tp HCM đã có phản ứng với thái độ thiếu bình tỉnh. Chỗ này chúng tôi cho rằng hai tờ báo Tuổi Trẻ tp HCM và báo Thanh Niên là có phản ứng thiếu bình tỉnh và có những bài viết vội vàng, gay gắt. Tập trung khen ngợi, lên tiếng bênh vực cho Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, kể cả Phạm Xuân Quắc. Trong đó có những bài viết xuyên tạc, phê phán việc làm của cơ quan tố tụng. Gồm như có bài đòi phải trả tự do cho các nhà báo chân chính. Ở đây chắc các anh các chị đều nghe các bài viết này rồi, như báo Thanh Niên viết ngày 14 tháng 5.

Rồi một số báo còn bình luận liên hệ sự việc này với sự việc ngày 28/3/2008. Như các anh các chị nhớ là sự kiện viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký quyết định đình chỉ vụ án đối với hai tội danh là ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ và tội ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ rồi miển truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ‘thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ đối với ông Nguyễn Việt Tiến, nguyên là thứ trưởng bộ giao thông vận tải.

Những thông tin như vậy nó chủ yếu diển ra trong hai ngày, ngày 13 và 14 tháng 5, có thể nói đã gây rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội. Đã tạo ra tâm lý ngờ vực là người hăng hái chống tham nhũng tiêu cực thì bị bắt còn kẻ có tội thì lại được tha, đã làm cho không ít cán bộ đảng viên và quần chúng hiểu sai bản chất sự việc, và dẫn đến tâm tư là lo lắng, rồi thậm chí phân tâm, thậm chí có người giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước và tính nghiêm minh của pháp luật.

Tôi cũng được phép báo cáo sự thật là bản chất của vấn đề như đã nêu trên như sau:

Thứ nhất là báo cáo với các anh các chị về việc khởi tố hai bị can đối với hai cán bộ cảnh sát điều tra và hai phóng viên báo chí. Diễn biến sự việc như sau:

Đầu năm 2006 thì cơ quan cảnh sát điều tra của bộ công an đã khởi tố vụ án cá độ bóng đá và đánh bạc, đối tượng là Bùi Quang Hưng và Bùi Tiến Dũng là cán bộ ban quản lý dự án 18 – hay vẫn thường gọi là PMU-18 – thuộc bộ giao thông vận tải. Đến đầu năm 2006, do những thông tin từ một số cán bộ cơ quan điều tra và từ một số báo chí thì vụ án đã được mở thêm hướng mới, tức là bổ sung tội danh ‘cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘đưa và nhận hối lộ’, ‘tham ô tài sản’ tại ban quản lý dự án PMU-18.

Khi vụ án được khởi tố, các cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm và liên tục đưa những thông tin, lên tin và bài thì đăng rất nhanh vào tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2006. Các đồng chí biết là đầu tháng 3 và tháng 4 năm 2006, đấy chính là thời điểm trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng. Nguyên vụ án này thì đã có khoảng 1200 bài, thông tin về vụ án và được đăng tải trên 18 báo ở trong nước. 1200 tin bài, thông tin về vụ án và đăng tải trên 18 báo trong nước. Cùng với việc đưa thông tin thì một số tờ báo còn “hé lộ” là có việc chạy án với nhiều tình tiết và số liệu rất đáng lo ngại. Họ cho là Bùi Tiến Dũng là đối tượng vụ án đã dùng 500 ngàn đô la Mỹ để chạy án. Ví dụ như tôi xin nói với các đồng chí là có 16 báo đồng loạt đưa tin, trong đó có 2 báo Thanh Niên và báo Tuổi Trẻ đồng loạt đưa tin về vụ 500 ngàn đô la chạy án này. Rồi nói về chuyện đưa tiền hối lộ cho gần 40 nhân vật quan trọng thì bốn báo đồng loạt đưa tin, trong đó có báo Thanh Niên. Hay đưa tin là Tô Anh Dũng cũng là đối tượng trong vụ án dùng 100 ngàn đô la Mỹ để chạy án, tôi báo cáo với các anh các chị là báo Tuổi Trẻ tp HCM ngày 31/3/2006 cũng đăng bài ‘Vụ tiêu cực ở PMU-18’ thì Dũng Huế đã nhận 100 ngàn đô la để chạy án. Bài viết này là của phóng viên Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ tp HCM có đoạn viết: “Số tiền Dũng Huế đã nhận để chạy cho Bùi Tiến Dũng được xác minh là 100 ngàn đô la Mỹ, trong đó phần của Dũng Huế là 30 ngàn đô la Mỹ, phần của các vị cán bộ cấp cao ở Tổng cục cảnh sát khoảng 60 nghìn đô la Mỹ, còn lại gần 10 nghìn đô la Mỹ là phần của phó trưởng công an một phường nội thành Hà Nội cùng tham gia việc chạy án. Phần tôi dẫn chứng này các anh các chị hãy tìm lại báo mà đọc. Đây là trích đăng trong báo Tuổi Trẻ ngày 31/3/2006.
Hai đối tượng này đã mốc nối đưa tiền chạy án cho một số cán bộ cao cấp của văn phòng chính phủ và thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra. Ông Nguyễn Việt Tiến đã phải chi 100 ngàn đô la Mỹ để có được chức Thứ trưởng bộ giao thông vận tải. Được giới thiệu về nhân sự trung ương Khóa 10 và Bùi Tiến Dũng đã dùng 3 xe ô tô công để biếu cho những người có chức có quyền nhằm chạy chọt tranh thủ khi cần thiết. Các nhà thầu phải lo lót, phải lại quả từ 10% đến 15% mỗi công trình khi trúng thầu, làm thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Thì đây báo cáo với các anh các chị là báo Tuổi Trẻ tp HCM ra ngày 20/3/2006 có đăng bài “Vì sao PMU-18 hái ra dự án” có đoạn viết ‘không phải ngẫu nhiên mà PMU-18 lắm của nhiều tiền đến như vậy. Theo điều tra ban đầu của các cơ quan chức năng PMU-18 đã ăn tiền hoa hồng từ 5 đến 15% của hàng loạt các dự án đã ưu ái cho các nhà thầu. báo Thanh Niên ra ngày 23/3/2006 cũng đăng bài của phóng viên Nguyễn Việt Chiến là ‘Mở rộng điều tra vụ tham nhũng tại PMU-18’, thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến thừa nhận trách nhiệm nhưng đã đổ lỗi cho Bùi Tiến Dũng. Tất cả những cái này đều được báo đi hết rồi, ý tôi muốn nói là cái này nó không có trong thông tin hồ sơ điều tra.
Cũng có đoạn báo viết là ‘cơ quan điều tra cho rằng trong việc điều tra các dự án lớn ở PMU-18 đã có một đường dây tham nhũng xuyên suốt từ trên xuống dưới và những đơn vị muốn trúng thầu đã phải nghiểm nhiên hối lộ cho đường dây này từ 10 đến 20% tổng vốn đầu tư của các công trình. Đây là báo điện tử VNExpress ngày 17/3/2006, rồi báo Lao Động ngày 22/3/2006 cũng đăng những bài có nội dung tương tự như vậy. Và họ cho rằng số tiền mà tham nhũng được đó thì đã đưa vào chiếu bạc, ăn chơi phè phởn, xa hoa.

Một số báo cũng đi vào khai thác đầu tư của Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng Bộ giao thông vận tải đã đưa nhiều tin, nhiều bài về cái gọi là ‘lối sống giàu sang sa đọa của ông Nguyễn Việt Tiến’ với các nội dung. Nhà ông Tiến, chùa ông Tiến, đường ông Tiến, công viên nghĩa trang giòng họ ông Tiến, đám tang mẹ ông Tiến, những người đẹp từng gắn bó với ông Tiến, những căn phòng sa đọa, những cảnh ăn chơi trác tán ở nhà hàng Phố Núi, những bữa nhậu với các cô gái khỏa thân trong chậu bia lớn. . . v.v… tôi xin nhắc lại tất cả những cái báo chí đăng những lúc đó thì các anh các chị đều thấy là báo khai thác tất cả những nội dung như vậy.

Tôi nói ví dụ, báo Tuổi Trẻ tp HCM ngày 4/4/2006 đã đăng bài “Bộ trưởng Đào Đình Bình nộp đơn từ chức” của Nguyễn Văn Hải có đoạn viết: ‘Mỗi khi Bùi Tiến Dũng dẫn khách đến, trong đó hầu hết là các đại gia ‘TR’ (tức là một chủ nhà hàng viết tắt là TR) sẽ cho những nữ tiếp viên ngon nhất đưa vào phòng ngủ để Dũng ‘đãi khách’. Mỗi nữ tiếp viên chỉ phục vụ một khách và không được phép mặc quần áo ngoại trừ một chiến quần lót mỏng tanh. Nếu khách đánh bài thắng sẽ thưởng bằng cách nhét tờ 100 đô la Mỹ hoặc vài tờ 500 nghìn đồng VN vào quần lót của mỗi nữ tiếp viên. Còn khách nào thua thì ngậm đầu nhũ hoa của nữ tiếp viên đứng gần nhất để giải đen. Cá biệt có vị khách nào thua và muốn giải đen Bùi Tiến Dũng cho phép khách được quan hệ tình dục với nữ tiếp viên ngay tại chỗ.

Báo Lao Động ngày 5/4/2006 cũng đăng bài ‘Vụ rửa ghế tai tiếng’ có đoạn ‘Khi mới giữ chức thứ trưởng, ông Nguyễn Việt Tiến đã nổi tiếng là tay chơi khi mời một số nhà báo đi rửa ghế trên đường Bưởi. Tại đây ông Tiến đã cho gọi 4 em chân dài trần truồng ngồi vào trong 4 cái chậu lớn giữa tiệc để dội bia từ đầu xuống chân, sau đó các thực khách thi nhau múc uống các báo này trước khi đại hội thì có nêu lên tất cả những tình tiết như vậy.

Một số báo còn cho rằng có những vị cán bộ cao cấp đưa con em, người thân vào làm việc tại PMU-18 để trục lợi. Rồi từ đó suy diễn, quy chụp tình trạng yếu kém tham nhũng chạy chức, chạy quyền, chạy tội đang làm suy thoái cả hệ thống chính trị. Tức là phân tích của báo họ cho là lỗi này, cái sai này là cả của hệ thống chính trị chớ không còn ai nữa cả - đánh vào chế độ là như vậy.

Những thông tin như vậy trong một thời điểm nhạy cảm cũng đã tác động tiêu cực và bất lợi đến cán bộ đảng viên và nhân dân. Có những cán bộ lão thành, những đảng viên giàu tâm huyết đã gửi thư đến các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng là kiến nghị lùi thời gian đại hội X để chấn chỉnh nội bộ hoặc có ý kiến là phải đưa vụ án PMU-18 thành một nội dung thảo luận tại đại hội X của đảng. Báo cáo với các đông chí là khi báo chí nêu vấn đề thì tác động ngay đại hội của mình trước đó là như vậy.

Nhân cơ hội này thì các thế lực cơ hội, bọn phản động, bọn thù địch cũng lợi dụng tình hình vừa nêu trên để gia tăng các hoạt động chống phá ta. Nó đã xuyên tạc đại hội đảng, đòi thay đổi các vị trí lãnh đạo của đảng và nhà nước, đã kích động các hoạt động phá rối an ninh trật tự.

Thưa các đồng chí, nguy hiểm hơn là một số thông tin về vụ án đã làm ảnh hưởng nhất định đến công tác chuẩn bị đại hội X. và cũng tác động bất lợi đến quá trình điều tra của vụ án. Dẫn đến quá trình điều tra vụ án cũng có những khó khăn và có những lúng túng, thậm chí là đã có sai sót – kể cả sai sót. Một số công dân thì đã khiếu kiện cơ quan báo chí do bị vu khống, do bị xúc phạm danh dự, do bị xúc phạm nhân phẩm, uy tín. Ví dụ như người nhà của ông Nguyễn Việt Tiến cũng đã có đơn kiện, rồi nhà hàng Phố Núi cũng đã có đơn kiện các báo.

Báo cáo với các đồng chí là trước tình hình như vậy thì theo sự chỉ đạo của cấp trên thì vào tháng 3 – đây tôi muốn nói đến diễn tiến từ sau bắt đầu vụ khởi tố 2 nhà báo. Trước tình hình như trên, theo chỉ đạo của cấp trên vào tháng 3/2006 thì lãnh đạo bộ công an đã quyết định kiểm tra và xem xét lại toàn bộ công tác điều tra vụ án. Qua công tác kiểm tra soi xét thì đã phát hiện là nhiều thông tin mà một số tờ báo đã đăng tải là không có trong hồ sơ vụ án. Nhiều sự việc, nhiều tình tiết bị xuyên tạc, bị thổi phồng, bị bịa đặt. Và một số nội dung đang trong quá trình xác minh, không được phép cung cấp thông tin thì cũng đưa cho báo. Tôi xin báo cáo với các anh nó có những tình tiết như vậy. Có trong hồ sơ vụ án nhưng là tin chưa xác minh, chưa thẩm tra tính khách quan, tính trung thực về tin đó thì đã đưa cho đăng báo.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra thì bộ công an đã chấn chỉnh một số mặt non yếu, một số mặt sai sót và đã thay đổi một số cán bộ điều tra có dấu hiệu là thiếu trung thực trong quá trình điều tra, thiếu trách nhiệm trong quá trình điều tra. Và lãnh đạo bộ công an cũng đã chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra quản lý chặt chẽ thông tin vụ án. Cũng có nhu cầu các cơ quan báo chí là đã đưa thông tin sai thì yêu cầu phải cải chính, trong đó bộ công an cũng yêu cầu các báo mà đã đưa tin là 40 nhân vật quan trọng trong đường dây chạy án, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những báo đưa thông tin sai. Trong đó là chúng tôi có xử lý cả phóng viên báo Công an nhân dân. Các đồng chí biết là phóng viên báo Công an nhân dân cũng đã bị giáng cấp, giáng quân hàm và cũng đã bị kỷ luật. Riêng tờ báo điện tử VietnamNet thì đã bị chủ nhà hàng Phố Núi kiện ra tòa. Và các đồng chí biết rằng báo này đã phải nhận lỗi là phải bồi thường cho nhà hàng Phố Núi này 120 triệu đồng về tội là nói không đúng sự thật, vu cáo người ta.

Phần II Bấm vào mũi tên màu xanh để nghe.
Ngày 12/4/2006 trước thời điểm khai mạc đại hội 10 của đảng thì cấp trên (cấp có thẩm quyền) đã nghe bộ công an báo cáo và đã đi đến 1 kết luận là thực chất của vụ án PMU18 chỉ là vụ án đánh bạc, vụ án cá độ bóng đá nhưng 1 số cán bộ điều tra, 1 số phóng viên báo chí đã đẩy lên thành vụ án tham nhũng nghiêm trọng gây ra dư luận rất xấu làm phức tạp tình hình.

Đấy là báo cáo với các anh, các chị là ngày 12/6 trước khi diễn ra đại hội 10 thì ủy ban trung ương lãnh đạo bộ đã báo cáo với cấp trên và cấp trên đã nhận định như vậy, tôi xin dẫn chứng mấy bài báo đã viết để nói lên nhận định của cấp trên đây

Báo Thanh Niên ngày 6/4/2006 có bài viết: "Bùi Tiến Dũng (BTD) đã có kế hoạch phân bổ khoãng chi $500.000USD cho nhiều hướng chạy án, $200.000USD cho cơ quan bảo vệ pháp luật, $200.000USD nhằm vào cơ quan hành pháp, còn $100.000USD dành để chi cho những trường hợp phát sinh (khi BTD không còn khả năng trực tiếp điều hành đường dây chạy án)

Hay là báo Thanh Niên ngày 16/4/2006 cũng đăng bài "thông tin mới nhất về vụ án PMU18" BTD khai đã đưa tiền chạy án cho gần 40 nhân vật quan trọng, tất cả những tin này đều là bịa đặt, không có .

Bài viết này của phóng viên Nguyễn Việt Chiến (NVC) viết "danh sách các nhân vật đã nhận tiền chạy án mà Dũng Tổng khai ra đã lên đến gần 40 người, trong đó có các thành phần giám đốc các doanh nghiệp tư nhân, công chức một số cơ quan quan trọng của nhà nước, một số cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật có liên quan đến việc thụ lý điều tra vụ án cá độ bóng đá và vụ PMU18 cùng một số quan chức bộ ngành liên quan (bài báo đã nói như vậy). Vụ này thực chất là vụ đánh bạc, cá độ bóng đá nhưng mà một số bài đã đẩy lên đây là vụ chạy án, tham nhũng cho nên gây ra những dư luận rất xấu và rất phức tạp. Tôi báo cáo với các đồng chí như vậy

Hay là báo Tiền Phong cũng đăng 1 bài như thế này: "Chuyện ghi ở làng thôn Việt Tiến của Phan văn Trường có đoạn: mới tiến vào đoạn đường thi công ghé vào xóm Thôn Bái, xã Trường Yên hỏi nhà ông Tiến, bọn trẻ con chừng lớp 4, lớp 5 đứa nào cũng tròn vo miệng ...Ông Tiến làm to trên Hà Nội à? Rồi bọn trẻ đọc mấy câu vè
Trường Yên có núi non to
Chắng bằng quan Tiến ngồi vo ra tiền
Biến di tích thành đồn điền
Ông mua, ông dựng chùa chiền nhà ông


Tất cả những bài này các đồng chí đọc lại báo thì họ đưa rất nhiều bài như thế này
Đó là báo cáo với các anh, các chị tôi trình bày ý thứ nhất là những diễn biến ban đầu của sự việc.
Bây giờ xin trình bày với các đồng chí ý thứ 2 là căn cứ của việc khởi tố 2 cán bộ điều tra và 2 phóng viên của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ

Từ những dấu hiệu sai phạm trong quá trình điều tra và những thông tin về vụ án thì bộ công an đã giao cho cơ quan an ninh điều tra làm rõ mức độ sai phạm của 1 số cán bộ cảnh sách điều tra (ở đây tôi xin báo cáo vì vụ án sau này là cơ quan an ninh điều tra, còn phần trước là cơ quan cảnh sát điều tra)
Cơ quan an ninh điều tra đã điều tra rõ mức độ sai phạm của 1 số cán bộ cảnh sát điều tra và 1 số cơ quan báo chí để đề xuất xử lý theo qui định của pháp luật. Trong quá trình điều tra chúng tôi làm hơn 1 năm triễn khai công việc thì cơ quan an ninh điều tra đã nghiên cứu hết hơn 1,200 bài đăng trên 18 tờ báo về vụ án, và đã mời làm việc với 40 phóng viên có viết bài về vụ án này. Hơn 40 phóng viên viết bài và đưa tin về vụ PMU18, rồi làm việc với tổ án PMU18 (tức tổ án do anh Quắc làm trưởng ban), rồi đã làm việc trực tiếp với cả những cán bộ cảnh sát trực tiếp điều tra vụ án PMU18. Đã tổ chức nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án và nghiên cứu lại tất cả các báo cáo của tổ án PMU18 với lãnh đạo bộ công an và đã báo cáo với chính phủ.

Cơ quan an ninh điều tra đã xác định hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc của các bị can trong vụ PMU18 là có thật (các đồng chí biết là vụ án cũng đã được xét xử), đấy là những tình tiết mà cơ quan an ninh điều tra thẩm định lại và xác định đây là có thật và ở mức độ nghiêm trọng, nhưng các nội dung, các tình tiết mà báo chí đưa (thậm chí trong hồ sơ vụ án) về chạy án, về tham ô, về lối sống sa đọa của ông Nguyễn Việt Tiến là không có căn cứ.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật của 1 số cán bộ cảnh sát điều tra và phóng viên báo chí đã lộ rõ trên các mặt (tôi muốn nói hành vi của các cán bộ cảnh sát điều tra và phóng viên báo chí) sau đây:

Thứ nhất là nhiều tình tiết vụ án mới chỉ là thông tin ban đầu thôi, đang phải xác minh và bảo đảm bí mật theo hướng qui định của pháp luật thì đã bị đưa lên mặt báo, đấy là hành vi thứ nhất

Thứ hai là nhiều sự việc tuy có trong vụ án nhưng đã bị phóng viên thổi phòng, xuyên tạc, suy diễn chủ quan rồi bình luận không có căn cứ vô lối. Nhiều tình tiết không có trong vụ án nhưng bị 1 số phóng viên bịa đặt, ví dụ trong loạt bài "Liên Minh Ma Quĩ tại các dự án liên tĩnh kỳ 1" và bài "đường đi của các dự án kỳ 2" và "thế lực ngầm trong ngành giao thông kỳ 3"; "1001 cách làm tiền của phe PMU18" do báo Thanh Niên ra các ngày 31/3, 1 và 2/4/2004 viết như thế này: Trong quá trình điều tra về hoạt động các PMU đã phát hiện ra một sự thật đáng sợ, sở dĩ tham nhũng trong ngành giao thông đạt đến qui mô kinh hoàng như PMU18 vì nó đã trở thành 1 liên minh ma quĩ giữa chủ đầu tư với các nhà đầu tư và công ty sâu sau trong sự bất lực vô trách nhiệm nhắm mắt làm ngơ của bộ giao thông vận tãi. Báo cáo với các anh là đưa tin trên báo mà còn bình luận như thế thì tất cả đều không có căn cứ.

Hay báo Thanh Niên ngày 7/4 đăng bài “Vụ PMU-18 dưới mắt người dân” có đoạn “Việc buôn quan, mua chức đã ràng bó và thậm chí hủy hoại đất nước Việt Nam đến mức báo động, cần phải xử lý triệt để. Đã đến lúc cả nước phải nghĩ đến việc thay đổi lại guồng máy, cơ chế hoạt động, kiểm soát nhân sự mà trong đó báo chí chỉ là cơ quan kiểm soát cực kỳ quan trọng của nhân dân. Phải thay máu mới trong bộ máy lãnh đạo”.

Thưa các đồng chí, báo đến mức đòi thay cả chế độ, thay cả lãnh đạo… mà đều là suy diễn hết, không có căn cứ nào cả.

Hay báo Tuổi Trẻ ngày 31/3/2006 cũng đăng bài “Đến nước này mà bộ trưởng chưa từ chức” có đoạn “Có một thực tế, sự thành đạt của một số người không phải do năng lực phấn đấu, mà là chạy chọt mua chức, mua quyền. Với những người này thật khó nói chuyện nghiêm chỉnh. Nó còn là cái lỗi của việc cất nhắc, bổ nhiệm, chẳng hạn ở PMU-18. Tại sao những con người như thế nhưng từ bộ máy chính quyền đến bộ máy đảng vẫn đều cất nhắc mù quáng một cách “đúng quy trình”

Thưa các đồng chí là họ trích dẫn và họ bịa đặt những điều như vậy.

Từ những dấu hiệu sai phạm như đã nêu trên, được sự phê chuẩn của viện kiềm sát nhân dân tối cáo, ngày 22/3/2007 cơ quan an ninh điều tra bộ công an đã khởi tố vụ án ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước Quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân và tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 258 và điều 263 của bộ luật hình sự.

Nội dung này thì các báo chí và nhất là trong buổi họp báo thì người phát ngôn của bộ công an đã báo cáo rồi.

Trên cơ sở những phát hiện mới của vụ án thì ngày 21/3/2008 thì cơ quan an ninh điều tra cũng tiếp tục bổ xung quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 của bộ luật hình sự. Ngày 22/3/2007 thì khởi tố vụ án và đến 21/3/2008, sau một năm thì với khởi tố bổ xung tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281.

Trong quá trình làm việc với 40 phóng viên viết bài và đưa tin về vụ án thì hầu hết là số phóng viên này đều có thái độ hợp tác với cơ quan an ninh điều tra. Họ đã khai báo rất cụ thể nguồn tin họ lấy từ cán bộ trực tiếp điều tra vụ PMU-18. Trong đó tập trung chủ yếu họ khai là lấy từ ông Phạm Xuân Quắc, ông Đinh Văn Huynh. Riêng phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải thì đã thừa nhận là trong số hơn 50 tin bài mà họ trực tiếp viết và đăng báo thì có nhiều thông tin là họ tự suy diễn. Hai phóng viên này cũng đã nhận là tự suy diễn, thổi phòng và bịa đặt. Báo cáo với các anh chị là hai phóng viên này thừa nhận là trong hơn 50 tin bài họ viết thì có bài họ tự suy diễn, có bài họ thổi phòng, có bài thì họ bịa đặt ra. Hai phóng viên này không chịu khai báo nguồn cấp tin, tức là không khai ra là ai cung cấp tin cho hai nhà báo này và cũng không thành thật hợp tác với cơ quan an ninh điều tra.

Nguyễn Việt Chiến khai là còn ghi nội dung và lời nói của một số cán bộ điều tra nhưng không chịu nộp tài liệu cho cơ quan an ninh điều tra. Các ông Phạm Xuân Quắc và Đinh Văn Huynh và một số cán bộ điều tra thì thừa nhận là có tiếp xúc nhiều lần với phóng viên trong quá trình điều tra của mình. Nhưng mà cái kiên trì, cái thuyết phục của cơ quan an ninh điều tra không có kết quả. Hai người người ta không thừa nhận.

Phần III Bấm vào mũi tên màu xanh để nghe.
Cả 4 ông Quắc, Huynh, Chiến, Hải đều không thể hiện ý thức hợp tác với cơ quan an ninh điều tra và đều không khai báo về nguồn tin đã cung cấp. Hành vi vi phạm pháp luật cụ thể của các các ông Phạm Xuân Quắc, Đinh Văn Huynh, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải như sau:

Thứ nhất là ông Phạm Xuân Quắc nguyên cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, nguyên trưởng ban kết án PMU18. Ông Quắc đã cung cấp cho báo chí các thông tin sai như sau: nhất là tin Bùi Tiến Dũng (BTD) khai đưa tiền chạy án cho hàng chục nhân vật quan trọng, hành vi thứ hai là BTD dùng $500.000USD để chạy án là 2 thông tin, thông tin thứ 3 là có nhưng bị thổi phòng lên về tổng số các cuộc điện thoại giữa Tôn Anh Dũng và thiếu tướng Cao Ngọc Oánh (lúc bấy giờ thiếu tướng Cao Ngọc Oánh đương là thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra), thông tin này bị thổi phòng lên, thông tin sai về việc nhà thầu phải lót tay từ 10% đến 15% khi trúng thầu, hay là thông tin 2.6 triệu đô la là tiền tham nhũng bị tung vào chiếu bạc, thông tin này cũng không đúng, không có

Như vậy ông Phạm Xuân Quắc là người phải chịu trách nhiệm chính về việc để lộ loạt thông tin vụ án PMU18 khi đang điêu tra.

Thứ hai là Đinh Văn Huynh nguyên là trưởng phòng của cục cảnh sát điều tra, là người trực tiếp điều tra vụ án PMU18. Nhiều phóng viên đã khai là được ông Huynh cung cấp thông tin về vụ án như ông Huynh đã cung cấp cho báo chí tin là Tôn Anh Dũng đã tổ chức buổi cơm tại khách sạn Melia để gặp 1 số cán bộ cao cấp của văn phòng chính phủ và thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra để chạy án, tin này đưa ra nhà báo biết là do ông Huynh đưa tin

Hay là tin về Tôn Anh Dũng dùng $100.000USD để chạy án cũng từ ông Huynh nói ra. Ông Huynh còn cung cấp cho báo chí các kế hoạch điều tra vụ án, kế hoạch khỏi cung và tiến trình tố tụng của PMU18 (báo cáo với các anh, các chị là như thế)

Nhân vật thứ 3 là Nguyễn Việt Chiến, là phóng viên báo Thanh Niên đã viết khoảng 50 tin bài về vụ PMU18 trong đó có bài "Bùi Tiến Dũng khai gì về nguồn gốc số tiền cá độ bóng đá ?" (báo TN ngày 13/2/2006) hay bài "BTD dùng $500.000USD để chạy án" (báo TN ngày 20/3/2006), bài "BTD dùng $20.000USD đưa cho trung tá Đỗ Huy Tin để chạy án" (báo TN 9/9/2006) . Đây là những thông tin có trong hồ sơ vụ án (báo cáo các anh là những thông tin mà ông Nguyễn Việt Chiến viết là những thông tin có trong hồ sơ vụ án nhưng là những thông tin ban đầu chưa được thẩm tra, chưa được xác minh và tổ làm án cũng chưa báo cáo lên lãnh đạo bộ công an về những tin này thì báo đã đăng rồi, xin báo cáo các đồng chí như vậy)

Nguyễn Việt Tiến còn viết và đưa tin về BTD khai đưa tiền cho gần 40 nhân vật quan trọng để chạy án là tin không có trong hồ sơ vụ án

Về nhân vật Nguyễn Văn Hải, phóng viên báo Tuổi Trẻ thành phố HCM thì cũng đã viết hơn 50 tin bài về vụ PMU18 trong đó có các bài: "BTD dùng $500.000USD để chạy án" (báo Tuổi Trẻ (TT) ngày 21/3/2006" hay bài "Dũng Huế nhận $100.000USD để chạy án" (báo TT ngày 31/3/2006) là những thông tin có trong hồ sơ vụ án nhưng cũng mới chỉ là những thông tin ban đầu chưa được thẩm tra xác minh và tổ làm án cũng chưa báo cáo lên lãnh đạo bộ công an (đấy là chứng cớ báo cáo với các anh, các chị)

Những bài mà ông Hải đưa thong tin mang tính chất bịa đặt như là vụ tiêu cực của PMU18 thì ông đưa như thế này: "Dũng Huế được vẻ đường khai báo" (báo TT ngày 17/4/2006) hay bài "thêm 1 sĩ quan công an bị nghi ngờ chạy án" (báo TT ngày 13/4/2006), hay là "Thông tin BTD dùng tiền PMU18 mua 3 xe ô tô đời mới để biếu cho những cá nhân bên ngoài đơn vị" hay "Nội dung tin nhắn giữa ông Cao Ngọc Oánh với Tôn Anh Dũng" (nội dung tin ngắn này cũng bịa đây!) "anh hãy về cơ quan điều tra đầu thú nộp lại $30.000USD và nói chưa đưa cho ai cả, chỉ có thành khẩn mới cứu được anh lúc này", hay là tin nhắn "em xin anh tha tội dù có chết em cũng không để ảnh hưởng đến anh đâu", những tin, những bài về cái gọi là cảnh ăn chơi xa đọa của ông Nguyễn Việt Tiến và ông BTD ở nhà hàng Phố Núi đều là những thông tin bịa ra mà chỉ có những thông tin có trong hồ sơ vụ án mà chưa được thẩm tra xác minh và cũng chưa báo cáo lên lãnh đạo bộ công an để xin trực tiếp chỉ đạo

Những thông tin tiêu cực, những sai lạc bịa đặt về vụ án PMU18 của 1 số cán bộ cảnh sát điều tra và của 2 phóng viên báo chí đã hướng dư luận xã hội vào mấy vấn đề sau đây: (tôi đã trình bày với các chị, các anh là căn cứ các hành vi như vậy thì 4 người này bị khởi tố là vì các hành vi như vậy)

Thứ nhất không ít cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng, của nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật là nằm trong đường dây chạy án của BTD. Một số trong đó là đã bao che cho BTD và đã nhận tiền hối lộ. Thưa các đồng chí là dư luận lúc bấy giờ là người ta tập trung vào hướng như vậy.

Hướng thứ hai mà báo chí đặt vấn đề là nạn tham nhũng, nạn tiêu cực, nạn chạy chức chạy quyền chạy tội trong xã hội ta, nhất là trong cơ quan đảng và cơ quan nhà nước là ở mức nghiêm trọng, phổ biến và diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương. Báo chí hướng dư luận đến cho nhân dân nhiều vấn đề là như vậy.

Thứ ba là phần lớn các chương trình, các dự án đầu tư xây dựng, kể cả dự án của nguồn vốn ODA đều bị xả xẻo, đều bị rút ruột. Phần lớn các chủ dự án của các công trình đều bị tha hóa, biến chất, đục khoét của công, ăn chơi sa đọa, sống phè phởn mà dường như không bị pháp luật xử lý.

Thứ tư là nguyên nhân của tình trạng nêu trên, theo một số bài báo là do lỗi hệ thống, họ cho là lỗi của cả hệ thống chính trị. Do sự bất lực, do sự xuống cấp của cả hệ thống chính trị. Và báo còn kêu gọi là đã đến lúc cả nước phải nghĩ đến việc thay đổi lại guồng máy, cơ chế hoạt động kiểm soát nhân sự mà trong đó báo chí là cơ quan kiểm soát cực kỳ quan trọng của nhân dân. Phải thay máu mới trong bộ máy lãnh đạo. Đấy, họ nêu vấn đề rất nghiêm trọng như vậy, báo Thanh Niên ngày 7/4/2006.

Thứ năm là qua vụ án này và một số vụ án khác cho thấy khi một số cơ quan báo chí và nhà báo đã không tuân thủ pháp luật, không tuân thủ tôn chỉ mục đích của tờ báo, không làm hết trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà báo, thoát ly sự lãnh đạo sự quản lý của các cơ quan chức năng đã tự cho mình được quyền áp đặt, khuynh đảo thông tin mượn vỏ bộc đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc phục vụ lợi ích một nhóm người nào đó. Sẵn sàng phê phán, kết tội những tổ chức, những cá nhân có trách nhiệm định hướng, chỉ đạo thông tin thì sẽ dẫn đến sai phạm nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm. Chúng tôi cho rằng là như ông Nguyễn Việt Chiến và ông Hải là nằm trong những nhận định như thế này.

Đấy là tôi xin báo cáo với các chị các anh vì sao phải khởi tố 4 ông này.


Đã có “chỉ đạo” báo chí trong vụ xử 2 phóng viên
Thiện Giao, phóng viên đài RFA

2008-10-10
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VCP-asks-the-media-to-follow-the-politically-designed-path-in-covering-the-trial-of-2-reporters-TGiao-10102008153600.html
Tổng Biên Tập các cơ quan truyền thông đã nhận được chỉ đạo từ Ban Bí Thư Trung Ương Đảng về vụ xử hai phóng viên của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên vào ngày 14 tới đây.
Báo chí Việt Nam từng có lúc được thoả mái đưa tin về các vụ án tham nhũng lớn. Các phóng viên đang săn tin về vụ Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị bắt tại nhà riêng vì liên quan tới vụ tham nhũng, đánh bạc PMU18.
Cùng bị đưa ra tòa với hai phóng viên này cón có 1 thiếu tướng và 1 thượng tá công an vào ngày 14 sắp tới.
Điều đặc biệt, nội dung chỉ đạo cho thấy, “trấn an dư luận” là quan tâm số một của giới lãnh đạo hiện nay.

Thay đổi tội danh

Ngày 14 tháng Mười tới đây, “một tướng Công An, một thượng tá Công An, và hai nhà báo” sẽ bị mang ra xét xử trong một vụ mà báo chí trong nước gọi là “xét xử công khai.”
Gần đây, điều đặc biệt là tội danh của những người bị mang ra xét xử đã được thay đổi.
Cụ thể, thiếu tướng công an Phạm Xuân Quắc và thượng tá công an Đinh Văn Huynh bị đổi tội danh từ “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang “cố ý làm lộ bí mật công tác.”
Đối với 2 nhà báo của 2 tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, thì tội danh bị đổi từ “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”

Chỉ đạo từ Trung ương
Theo tin chúng tôi nhận được từ những nguồn đáng tin cậy ở Việt Nam, thì ngày 6 tháng Mười vừa qua, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đã họp với các ngành liên quan. Buổi họp do ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, chủ trì.
Cuộc họp này đã quyết định đưa ra một số chỉ đạo, và các chỉ đạo này, một ngày sau đó, được Bộ Thông Tin – Truyền Thông lập lại trong cuộc họp với Tổng Biên Tập các báo.
Trước khi trình bày các chi tiết liên quan đến những chỉ đạo cho báo giới Việt Nam liên quan đến vụ xử ngày 14 và 15 tháng Mười, chúng tôi xin trích dẫn một vài ý kiến của một số đảng viên về vụ án này.


Các ý kiến sau đây, trích từ một đoạn âm thanh được loan truyền trên Internet, và được công luận tin là âm thanh trong cuộc hội thảo với sự tham dự của Ban Tuyên Giáo, trong đó có ông Tô Huy Rứa, trung tướng công an Vũ Hải Triều đại diện Bộ Trưởng Bộ Công An và ông Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.
“Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên phản ứng dữ dội. Nhất là ngày 14, tôi đọc bài báo “Phải Trả Lại Tự Do Ngay Cho Các Nhà Báo Chân Chính,” tôi cứ tưởng đây là báo Mỹ cơ, chứ không phải báo mình.”

Một đoạn khác:
“Và tôi nói thật với các đồng chí: trong làm chuyên môn, chúng ta phải để ý đến chính trị, chứ nếu chuyên môn tách rời chính trị, thì không cẩn thận công tác chuyên môn đó, nó sẽ làm giảm niềm tin của dân ta, của Đảng và Chính Phủ, và cái nguy hiểm nọ đang chống chất lên cái nguy hiểm kia, và đẩy đất nước ta đến cuộc khủng hoảng ghê ghớm.”

Thêm một đoạn nữa:
“Tại làm sao, chúng ta lúng túng thế nào, mà sự kiện nó nóng sùng sục suốt từ đầu tháng Năm mà đến bây giờ Ban Tuyên Giáo của ta mới làm được cuộc hướng dẫn dư luận? Anh em vừa rồi đi báo cáo nghị quyết trung ương 6, rất khốn khổ vì cái vụ này.”

Nội dung chỉ đạo

Trở lại với những chỉ đạo từ Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đối với báo giới trong phiên xử ngày 14 và 15 sắp tới. Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, thì “chỉ đạo” gồm các điểm sau đây:
Thứ nhất, khi tường thuật vụ xử, báo chí phải viết rằng “2 sĩ quan công an là ‘nguyên cán bộ công an,’ và hai nhà báo là ‘nguyên nhà báo.’”
Thứ hai, việc thay đổi tội danh so với lúc khởi tố phải được giải thích để công chúng biết, rằng đây “không phải là đặc quyền đặc lợi đối với công an và nhà báo” mà là sự “xem xét các cống hiến của họ.”
Thứ ba, khi viết, báo chí phải “dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, đúng người, đúng việc” nhưng “không được bình luận và không được suy diễn.”
Thứ tư, Tổng Biên Tập các báo phải dự phòng các vấn đề phức tạp có thể diễn ra quanh phiên toà.
Thứ năm, phải xem đây như một phiên toà bình thường, như bất cứ phiên toà nào khác.
Và thứ sáu, không nên để bạn đọc hiểu là những bị cáo này được hưởng đặc quyền đặc lợi.

Dư luận bức xúc

Theo tin của báo chí trong nước thì vụ xử này sẽ diễn ra “công khai.” Tuy nhiên, vẫn theo nguồn tin của chúng tôi, thì chỉ có 25 phóng viên đại diện được tham dự phiên toà, vì “phòng xử chật.” Những nhà báo tham dự sẽ được “an ninh của Bộ Công An” cấp thẻ.

Trở lại với đoạn âm thanh được lan truyền trên Internet mà dư luận cho là một cuộc hội thảo nhằm mổ xẻ vấn đề bức xúc dư luận.
Các thành viên tham dự đã liên tục đặt câu hỏi chất vấn trung tướng Vũ Hải Triều, phụ trách An Ninh Bộ Công An, và ông Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Hoàng Nghĩa Mai, về các khía cạnh pháp lý liên quan đến vụ bắt và thả ông Nguyễn Việt Tiến, vụ bắt 2 sĩ quan công an và 2 nhà báo.
Điều nổi bật, là nhiều đảng viên tham gia hội thảo tỏ ra rất bất mãn vì thời điểm bắt giam, sự bất nhất trong án lệnh đối với ông Tiến, và đặc biệt là sự bất bình của dư luận. Dưới đây là một số trích đoạn của phần âm thanh.
“Bắt đúng vào lúc Đại Hội Phật Đản toàn thế giới tại Việt Nam. Hàng nghìn đại biểu, hàng trăm nhà báo. Chúng ta thiếu gì cách bắt, tôi chắc là ông Quắc, ông Huynh, ông Hải, ông Chiến không chạy trốn. Chúng ta không bắt lúc này thì bắt lúc khác. Trong tay mình mà có gì đâu. Tại sao lại bắt lúc Đại Hội Phật Đản toàn thế giới? Có người nói đây là vô chính trị. Một việc làm vô chính trị.”

Một đoạn khác:
“Vừa rồi, rất khổ với các đồng chí lão thành Cách Mạng, các đồng chí ở các phường, đã về hưu, các đồng chí ấy quay chúng tôi ở cái chỗ này ghê gớm lắm.”

Và đoạn khác nữa:
“Đây là một vấn đề rất lớn, nhân dân rất quan tâm, đặc biệt là những người yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, yêu Đảng, yêu dân tộc, rất quan tâm. Việc này đã làm quá chậm rồi. Nay cần phải có một tài liệu thuyết phục.”

Bạn nghĩ gì về sự can thiệp của Ban Bí Thư trung ương đảng vào vụ xử các nhà báo? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn. email:
vietweb@rfa.org

Một luật sư, yêu cầu không nêu tên, nói rằng “nếu quả thật có việc xét đến cống hiến để đổi tội danh, thì đây là một yêu cầu phi pháp.”
Luật sư này nói, rằng “thay đổi tội danh và hình phạt là rất khác nhau. Thay đổi hình phạt thì có thể xét đến yếu tố “cống hiến,” tức là “cống hiến” chỉ áp dụng khi “lượng định hình phạt.”
Ông cũng nhấn mạnh, “theo luật, tội danh là không thể thay đổi, trừ khi có chứng cứ mới.”
Vừa rồi, quý vị đã nghe một số âm thanh từ đoạn ghi âm toàn bộ cuộc hội thảo liên quan đến vụ PMU18, vụ bắt hai sĩ quan công an cao cấp và hai nhà báo của hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ. Quý vị có thể nghe toàn bộ âm thanh của cuộc hội thảo này trên website của đài Á Châu Tự Do, phần Tư Liệu:
www.rfa.org/vietnamese/people_stories

No comments:

Post a Comment