Friday, February 25, 2011

CÓ XUNG ĐỘT BẠO LỰC XẢY RA TẠI THỦ ĐÔ TRIPOLI CỦA LIBYA (CNN)


Tqvn2004 lược dịch
Thứ Bảy, 26/02/2011

Benghazi, Libya (CNN) - Theo các nhân chứng cho biết, đụng độ đang tiếp tục diễn ra ở thủ đô Libya vào ngày thứ Sáu giữa lực lượng an ninh của Moammar Gadhafi và những người biểu tình chống chế độ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nói với các phóng viên một cách dứt khoát: "Bạo lực phải dừng lại!"
Lời phát biểu của ông được đưa ra khi truyền hình quốc gia chiếu những hình ảnh của nhà độc tài mệt mỏi nhưng đầy thách thức kêu gọi người xem hãy bảo vệ quốc gia.
Hơn 1.000 người đã thiệt mạng, theo dự đoán do Ban Ki-moon trích dẫn hôm thứ Sáu 25/2/2011. Ông nói rằng phần phía đông của Libya "được báo cáo là nằm dưới sự kiểm soát của các phần tử đối lập, những người đã chiếm quyền kiểm soát vũ khí và đạn dược từ các kho chứa vũ khí."

Có ít nhất ba thành phố gần Tripoli đã trở thành bãi chiến trường của các cuộc đụng độ hàng ngày, và các đường phố của thủ đô chủ yếu là bỏ hoang vì người dân sợ bị bắn bởi lực lượng chính phủ hoặc lực lượng dân quân, ông nói.
Những người ủng hộ Gadhafi "được miêu tả là đã đi vào từng nhà tìm kiếm và bắt bớ; theo một số báo cáo thì họ thậm chí vào bệnh viện để giết những đối thủ bị thương," ông nói.

Những thông tin thu được từ các cơ quan truyền thông, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và các nhân chứng "khiến chúng ta càng thêm lo ngại sâu sắc về bản chất và quy mô của cuộc xung đột," ông nói. Ông cho biết những báo cáo cho thấy các vụ giết người bừa bãi, bắn người biểu tình hòa bình, tra tấn của phe đối lập và sử dụng lính đánh thuê nước ngoài đang diễn ra ở Libya.

Các nạn nhân bao gồm phụ nữ và trẻ em và "các cuộc tấn công bừa bãi vào người nước ngoài được cho do lính đánh thuê thực hiện", ông Ban Ki-moon nói, đề cập đến báo cáo.
Ban kêu gọi cộng đồng quốc tế "làm mọi thứ có thể" để bảo vệ dân thường trước những nguy cơ rõ ràng.
Ban cho biết khủng hoảng người tị nạn có vẻ đang tăng lên, với 22 ngàn người chạy tới Tunisia và 15 ngàn người được báo cáo là đã đến Ai Cập trong những ngày vừa qua. Đối với nhiều người, đây là một chuyến đi gian khổ.
"Có những báo cáo rộng rãi nói rằng người tị nạn đã bị sách nhiễu và đe dọa bằng súng và dao," Ban nói.
"Bạo lực phải dừng lại," ông nói. "Những người chịu trách nhiệm trong việc gây đổ máu của những người vô tội phải bị trừng phạt. Các quyền cơ bản của con người phải được tôn trọng.."
Ông kêu gọi Hội đồng Bảo an "phải xem xét hành động cụ thể."
Ban nói rằng ông sẽ đi tới Washington vào thứ Hai để nói chuyện với Tổng thống Obama.

Tại hội đồng thế giới, Đại sứ Libya, ông Abdurrahman Mohamed Shalgham nói với các phóng viên rằng ông hy vọng Gadhafi và các con trai sẽ chấm dứt cơn thịnh nộ "chống lại nhân dân chúng tôi" trong vài giờ.
Khi được hỏi tại sao ông đã ủng hộ cho Gadhafi chỉ một vài ngày trước đây, nhà ngoại giao cho biết: "Tôi không thể tưởng tượng trong đầu rằng sự việc lại [tồi tệ] như thế này."
Ông nói thêm, "đó không phải là một tội ác khi nói, 'Tôi muốn được tự do.'"
Khi được hỏi liệu ông vẫn đại diện cho chính phủ của Gadhafi, ông nói, "Tôi ở đây đại diện cho đất nước Libya."

Trong lúc này, thêm những báo cáo xuất hiện cho thấy súng bắn tỉa và pháo binh đang bắn ở Tripoli, ông Mohammed Ali Abdallah của Mặt trận Quốc gia vì sự cứu rỗi của Libya, một tổ chức đối lập với chế độ của Gadhafi, cho biết. Ông cho biết những lời kể của mình do các nhân chứng trong Libya đưa ra.

Một nhân chứng khác nói với CNN rằng những người biểu tình ở phía tây Tripoli đã gặp phải lực lượng an ninh mặc thường phục, những người này bắn vào họ và sau đó sử dụng hơi cay để giải tán đám đông.
Trước những cuộc đụng độ xảy ra sáng thứ Sáu, lực lượng an ninh đã dỡ bỏ rào chắn, vứt bỏ các xác chết và sơn che đi các hình graffiti tại Tripoli, nhân chứng nói.
"Tất cả chúng tôi phải ở trong nhà, giống như ngồi tù", một cư dân tại Tripoli cho biết. "Chúng tôi không thể đi ra ngoài, nếu không sẽ bị bắn. Chúng tôi nghe thấy những phát súng..."

Gadhafi xuất hiện trên truyền hình quốc gia, đội mũ lông nhà binh và nói chuyện với một đám đông người ủng hộ.
"Chúng ta có thể phá hủy bất kỳ bạo lực vũ trang nào với những người được vũ trang," ông nói. "Nếu người Libya không yêu tôi, tôi không xứng đáng để sống."
Ông tuyên bố sẽ đánh bại các lực lượng bên ngoài đang cố gắng triệt hạ đất nước của ông.
"Tôi đang sống giữa nhân dân," ông nói. "Chúng ta sẽ chiến đấu và chúng tôi sẽ đánh bại họ... Những bạn trẻ, hãy thoải mái trên đường phố, trên các quảng trường. Nhảy, múa và sống một cuộc sống đường hoàng."

Trước đó, con trai của Gadhafi nói rằng cha của ông không có ý định bước xuống.
Hỏi nếu Gadhafi đã một "kế hoạch B" để rời khỏi Libya, Saif al-Islam Gadhafi nói với CNN Turk: "Hiện tại chúng tôi có Kế hoạch A, B và C. Kế hoạch A là sống và chết trong Libya. Kế hoạch B là sống và chết trong Libya. Kế hoạch C là sống và chết ở Libya."
Ông nói ông hy vọng Libya sẽ trỗi dậy và thống nhất từ cuộc khủng hoảng.
"Tôi chắc chắn rằng Libya sẽ có một tương lai tốt hơn," ông nói. "Tuy nhiên, là một nhà nước mạnh mẽ, chúng ta sẽ không bao giờ cho phép người dân của chúng tôi bị kiểm soát bởi một số ít những kẻ khủng bố. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra." Nhưng các nhà lãnh đạo toàn cầu đã họp hôm thứ Sáu để bàn về những loại áp lực có thể tạo ra với Gadhafi để bắt ông ta đầu hàng và hạn chế những hậu quả nhân đạo.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney cho biết Washington đã ngưng hoạt động đại sứ quán tại Tripoli và theo đuổi biện pháp trừng phạt. "Nó đã được đóng cửa," ông nói với các phóng viên về Đại sứ quán.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên kế hoạch để thảo luận về một dự thảo nghị quyết đề xuất áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Libya. Chúng bao gồm một lệnh cấm vận vũ khí, đóng băng tài sản và cấm đi lại. Hội đồng cũng sẽ giới thiệu Libya ra Tòa án Hình sự Quốc tế.
Nghị quyết có tính ràng buộc pháp lý này đi kèm với đe dọa sử dụng vũ lực nếu chính quyền Libya không tuân thủ, nhưng việc thông qua các biện pháp này có thể sẽ bị cản trở bởi Nga và Trung Quốc, cả hai nước này nhiều khả năng sẽ không ủng hộ can thiệp quân sự.

Tổng thư ký NATO Anders Rasmussen cho biết liên minh có lực lượng có thể dùng trong cuộc khủng hoảng này và rằng nó có thể "hoạt động như một công cụ hoặc điều phối viên, nếu và khi nào, các nước thành viên muốn hành động."

Trong khi đó, người nước ngoài phải đối mặt với một "thách thức lớn," Rasmussen cho biết, khi họ bất chấp biển động để thoát khỏi cảnh bạo lực tại quốc gia Bắc Phi này. Một tàu của Anh rời Benghazi - thành phố lớn thứ hai của quốc gia - với 207 người trên tàu. Một chiếc phà chở hơn 300 người - hơn một nửa trong số họ người Mỹ - rời Tripoli hôm thứ Sáu và đến Malta vào ban đêm.

Cuộc nổi dậy ở Libya, sau bốn thập niên dưới bàn tay sắt của Gadhafi, diễn ra đầu tiên tại tỉnh phía đông quốc gia này. Thành phố lớn thứ hai của Libya, Benghazi, và và một số thị trấn nhỏ hơn ở phía đông đã không còn trong quyền kiểm soát của Gadhafi.
Nhưng gần Tripoli, nơi mà nhà độc tài duy trì một số hỗ trợ, người biểu tình vẫn gặp phải sự đáp lại bằng sức mạnh dã man.

Ibrahim Dabbashi, Phó Đại sứ Libya tại Liên Hợp Quốc, cho biết số người chết có thể cao đến 800. Thị trấn Zawiya - khoảng 55 km (35 dặm) về phía tây Tripoli - là tâm điểm của cuộc biểu tình bạo động hôm thứ Năm. Các bác sĩ tại một bệnh viện dã chiến cho biết sáng sớm thứ Sáu rằng 17 người đã thiệt mạng và hơn 150 người bị thương khi lực lượng chính phủ tấn công.

CNN không thể xác nhận các báo cáo tại nhiều khu vực ở Libya. Chính phủ Libya duy trì kiểm soát chặt chẽ các thông tin liên lạc và không đáp ứng các yêu cầu lặp đi lặp lại để cho phóng viên đi vào trong quốc gia này. CNN đã phỏng vấn nhiều nhân chứng qua điện thoại.

Tiếng súng nổ ra khi người biểu tình xuống đường phố hô vang "Allahu Akbar" (Chúa là vĩ đại) trong khi họ mang theo một thi thể được bọc trong vải trắng.
Lực lượng chống chính phủ nói rằng họ đã chiếm quyền kiểm soát của Zawiya, trong khi Gadhafi cáo buộc Osama bin Laden đã trộn thuốc gây ảo giác vào đồ uống của người dân để dẫn đến tình trạng bất ổn.
"Họ trộn thuốc vào sữa hoặc vào những đồ uống khác," ông nói. Sau khi uống thuốc, "họ (những người biểu tình) tấn công đồn cảnh sát này hoặc trụ sở kia, nhằm mục đích ăn cắp các hồ sơ hình sự ở đó."
Gadhafi kêu gọi truy tố các nhà lãnh đạo al-Qaeda.

The international fallout, like the protests, has also spread. Switzerland ordered Gadhafi's assets frozen, the foreign ministry said. And a stream of Libyan diplomats defected over the unrest, including the ambassador to Jordan, Mohammed Hassan Al Barghathi.
A cousin of Gadhafi who serves as a top security official and is considered one of his closest aides also resigned.
"Tổ chức này phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi giết người hay phá hoại," Gadhafi cho biết. "Làm sao những thanh niên mất trí lại có thể gây ra tình trạng hỗn loạn như vậy?"
Gadhafi gửi lời chia buồn đến các nạn nhân gia đình, và ông kêu gọi mẹ của những người biểu tình tìm con và kéo chúng trở về nhà. Ông nói rằng Libya có những cách hòa bình cho công dân của mình bày tỏ sự bất bình của họ.
"Chúng ta không giống như Ai Cập hay Tunisia," ông nói, đề cập đến hai nước đã lật đổ nhà lãnh đạo của họ trong những tuần gần đây. "Ở đây, quyền lực nằm trong tay của người dân. Bạn có thể thay đổi chính quyền, chỉ cần thành lập các ủy ban. Và nếu bạn nghĩ rằng họ tham nhũng, hãy đưa họ ra tòa..."

Các hậu quả quốc tế, giống như cuộc biểu tình, cũng đang lan rộng. Thụy Sĩ đã ra lệnh đóng băng tài sản của Gadhafi, Bộ Ngoại giao cho biết. Và hàng loạt các nhà ngoại giao Libya đã đào thoát sang phía người dân nổi dậy, bao gồm đại sứ Libya tại Jordan, ông Mohammed Hassan Al Barghathi.
Một người anh em họ của Gadhafi, vốn là quan chức an ninh cao cấp và được coi là chân tay thân tín nhất của Gadhafi, cũng đã từ chức.

Yousuf Basil, Ben Wedeman, Saad Abedine, Whitney Hurst, Pam Benson, Ingrid Formanek và Salma Abdelaziz của CNN đóng góp cho bài viết này.
.
.
.

No comments: