Friday, November 5, 2010

OBAMA TIẾN THOÁI LƯỚNG NAN về ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM (Minh Anh)

Minh Anh
04 tháng 11 năm 2010

Có hai việc đã thành đối cực mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã được giới truyền thông tường thuật xung quanh hội nghị các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong diễn đàn khu vực, tổ chức tại Hà Nội vào tháng Bảy vừa qua. Như chúng ta đã biết khi Ngoại trưởng Hillary Clinton trình bày trước mặt các nhà lãnh đạo chính phủ Việt Nam chuyện về “phát huy nhân quyền” đã làm tiêu đề của ngày hội nghị đầu tiên, nhưng sang đến ngày hôm sau bà Clinton lại quay hướng tập trung của Mỹ trong khu vực qua vấn đề an ninh quốc phòng. Hillary Clinton cho rằng Hoa Kỳ đã có một lợi ích quốc gia trong việc duy trì “hải lộ” thông thương trong trong vùng biển quốc tế mà Trung Quốc gọi là Nam Hải còn Việt Nam gọi là Biển Đông, và tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ một giải pháp đa phương cho các tranh chấp lãnh hải đang có giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đã trở thành câu chuyện lớn nhất trong các Hội nghị Bộ trưởng và vẫn còn vang dội lại vài tháng sau đó cho đến tận bây giờ.

Không thể phủ nhận là gần đây người ta đã chứng kiến một sự ấm lên đáng kể cho mối bang giao giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam trong năm nay. Một dấu hiệu rất rõ ràng là chuyến thăm tháng tám của siêu tàu sân bay USS Washington ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng, không xa quần đảo Hoàng Sa. Nội dung các hợp tác này cũng dẫn đến một hứa hẹn sơ khởi về một hợp tác hạt nhân, cũng như một thỏa thuận thương mại đa phương tự do, bắt đầu buôn bán vũ khí Mỹ vào Việt Nam quốc phòng Mỹ, và tiếp tục cuộc đàm phán quân sự & chính trị liên quan đến công tác đối ngoại của cả hai quốc gia, và các cơ sở quốc phòng.

Một phần lý do cho mối bang giao tốt đẹp hơn vì đây là thời điểm thuận tiện. Trong hội nghị ASEAN 2010 vừa qua, Việt Nam là nước chủ nhà và là Chủ tịch ASEAN 2010, nên đã trở thành gương mặt đang chú ý trong khu vực, nhất là khi cũng trong thời điểm này chính quyền Obama không giấu diếm động thái của việc trở lại Á châu, bao gồm luôn Đông Nam Á và dĩ nhiên có cả Việt Nam.

Các quan chức Mỹ gần đây đã phối hợp chặt chẽ hơn với các đối tác Việt Nam để chuẩn bị cho nhiều hội nghị trung và cấp cao cấp giữa đôi bên. Ngoài ra Hoa Kỳ còn cung ứng cho Hà Nội những kinh nghiệm ngoại giao trên sân khấu quốc tế. Các quan chức Mỹ cũng đã soạn một dự thảo về vai trò trong việc phối hợp Mỹ-ASEAN qua các nhóm làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau.

Lý do lớn hơn, dù sao thì Hoa Kỳ cũng cần Việt Nam để góp phần hướng tới vị trí làm cán cân cho cộng đồng 10 nước nhỏ trong khu vực có thể làm đối trọng với tham vọng của Trung Quốc. Hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN đều có lịch sử “xương máu” trong việc đẩy lùi sự  xâm lược của Bắc Kinh trong quá khứ để được tồn tại. Họ có những lo lắng ăn sâu về mối đe dọa Trung Quốc, và kích thước khổng lồ của người hàng xóm này trong ASEAN, một điểm khác nữa là  Washington còn cho rằng Việt Nam có vị trí riêng biệt để làm nhân tố cho Mỹ tập hợp được các quốc gia khác trong khối.

Ngoài ra, Mỹ cũng muốn thấy Việt Nam tham gia các nước khác trong khu vực. Đặc biệt là Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc, để phục vụ như là một đối trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Mặc dù không chính thức Hoa Kỳ đã công khai nói như vậy, quân đội Mỹ cũng có thể thèm muốn tiếp cận thường xuyên đến cảng Việt Nam để thực hiện dự án dẫn điện vào biển Đông, nơi một phần ba thương mại hàng hải thế giới đang cần thiết, trong khi đó Bắc Kinh đang ngày càng muốn xem khu vực này là cái ao nhà của riêng mình.

Với thời gian được trực tiếp mặt đối mặt giữa các nguyên thủ của hai nước được coi là khá khan hiếm, Obama cùng các Bộ trưởng của Hoa Kỳ và Quốc phòng Mỹ, gần đây đã gặp chủ tịch nhà nước Việt Nam là Nguyễn Minh Triết và nguyên thủ của các nước ASEAN khác ở New York,  và dự trù sẽ gặp nhau nữa ở Hà Nội vào cuối tháng Mười này. Những lo lắng trong một số hoạt động dân chủ Việt Nam vẫn là nhân quyền, một vấn đề mà tiến độ đã từng được coi là rất quan trọng cho Hoa Kỳ để thiết lập lại quan hệ thương mại bình thường và hỗ trợ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trước đây, hiện đang được chuyển xuống cho các cấp thừa hành ngoại giao.

Dường như đó cũng là một tiền lệ liên quan đến lợi ích thiết thực của Mỹ. Như quý bạn đọc còn nhớ, vào mùa thu năm 2004, Tổng thống George W Bush đã bỏ chính quyền Việt Nam vào danh sách đen, như một "quốc gia cần quan tâm" về hành vi “vi phạm nghiêm trọng” tự do tôn giáo. Hai năm sau, Mỹ lại tháo Việt Nam ra khỏi danh sách này. Không phải là do Việt Nam có một tiến bộ nào có thể đo lường được, về tự do tôn giáo, mà đó chỉ là Hoa Kỳ muốn hòa hoãn ưu ái với Việt Nam để mở đường cho một chuyến viếng thăm thân mật của Bush đến Việt Nam về việc hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã được tổ chức vào tháng 11 năm 2006.
Qua sự việc này các tổ chức ủng hộ nhân quyền nói rằng: “Đó thực sự là tính toán quyền lợi chính trị một cách thiển cận của Hoa Kỳ. Điều này không phù hợp với thời gian dài, và lợi ích kinh tế của Mỹ, và an ninh trong khu vực”.

Để chắc ăn hơn, dường như nhân quyền cho Việt Nam ngày ngay, trong chính sách của Mỹ cũng hơi có tính “ba phải” nửa này nửa kia. Nó có thể là một chuyện chưa bao giờ được Hoa Kỳ chú ý cao độ, nhưng cũng không đến nổi là bị Mỹ bỏ lún chẳng ngó ngàng gì hết. Mỗi chính quyền của các đời Tổng thống Mỹ kể từ khi bình thường hóa bang giao với Hà Nội năm 1995 đã thiết lập các tiêu chí khác nhau, về sự quan tâm cho vấn đề này, tùy vào lợi ích của Mỹ với Việt Nam ở vào thời điểm của chính quyền đó.
Giới nhận xét chính trị qua các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thấy rằng Mỹ luôn có một hành lang rỉ rả âm thanh về nhân quyền cho Việt Nam, thường xuyên được phát ra dựa theo các “thời điểm của sự kiện” thường là trước các hội nghị thượng đỉnh giữa hai quốc gia, như là một kiểm tra xu hướng hiện thực của mỗi chính quyền, về chính sách đối ngoại dành cho Việt Nam.

Người ta kiểm chứng là chỉ một ngày trước cuộc họp Mỹ-ASEAN ở New York, 10 thành viên Hạ viện đã ký một lá thư kêu gọi chính phủ của Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ của đảng Việt Tân, và trong mùa hè vừa qua, một buổi điều trần của Quốc hội về chuyện của các tín đồ Công giáo ở giáo xứ Cồn bị  đánh đập bởi công an Dầu ở miền Trung Việt Nam, khiến Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam phải tiến hành một cuộc điều tra… và sự việc điều tra đó vẫn còn đang diễn ra.

Ngoài áp lực của Quốc hội dựa trên các “thời điểm của sự kiện”, các tổ chức NGO (phi chính phủ) cũng có hình thành các cuộc tranh luận.  NGO dựa trên chuyện nhân quyền gần đây của Việt Nam, và đã phát hành một báo cáo về việc Việt Nam lạm dụng hệ thống công an để đàn áp nhân quyền. Có rất nhiều trường hợp, với đầy đủ chi tiết của các nhà đối kháng chính trị, và công dân bình thường, đã bị tra tấn tàn bạo của công an, và dữ kiện những cái chết trong tù do công an tra tấn hay bức tử.

Bằng chứng hiển nhiên hơn nữa qua việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã tham dự một hội nghị đánh dấu kỷ niệm 65 năm của lực lượng công an cộng sản Việt Nam mà tại đó ông công khai kêu gọi khán giả của mình, là lực lượng công an, phải đè bẹp tất cả các nhóm đối lập chính trị, có thể đe dọa quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản trên đất nước này.

Hiện nay, các lãnh đạo Hà Nội đang trong giai đoạn chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 11, nơi chương trình rao bán chính trị và chính sách của chính phủ sẽ được diễn ra. Đại hội đã định thời điểm vào tháng Giêng năm 2011. Cũng như trong quá khứ, thời gian chuẩn bị cho các hội nghị lớn của đảng hay nhà nước tại Việt Nam, luôn song hành theo một chiến dịch đàn áp các phần tử bất đồng chính kiến, về chính trị với đảng, sẽ được tăng cường mạnh mẽ.

Trong khi tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, Obama đã đưa ra một tuyên bố hùng hồn nhất trong lãnh vực quốc phòng để bảo vệ các nền tảng nhân đức của tự do:
"Kinh nghiệm cho chúng ta thấy lịch sử là ở phía bên của tự do. Đó là nền tảng mạnh mẽ cho sự tiến bộ của con người nằm trong những nền kinh tế mở cửa, những xã hội mở cửa, và những chính phủ mở cửa".
Sự kiện này trái ngược lại giữa bối cảnh hùng biện của Obama, và một chiến dịch đàn áp chính trị vẫn đang diễn ra tại VN qua các điều Obama đã đạt được trong bang giao với Hà Nội trong năm qua.
Trong khi hiệp ước đồng minh của Mỹ có lịch sử tốt đẹp qua truyền thống tranh đấu cho nhân quyền để tạo được nền dân chủ ổn định, và cũng đồng lúc đó Washington cũng có một lịch sử lâu dài về bang giao đối tác “tràn đầy hữu nghị” với các quốc gia độc đoán, mặc dù có nhiều kết quả khác nhau.
Vì vậy, lời đề nghị về nhân quyền của ông Obama nhắn nhủ đến Việt Nam đã là một mâu thuẫn mang nhiều tính rủi ro trong chính sách của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam.
Bởi, Mỹ đang gia tăng mối quan tâm rộng hơn về quyền lợi của Hoa Kỳ trong chiến lược ngoại giao với các nước ASEAN, mà như trên đã dẫn lúc này là lúc Hoa Kỳ đang cần đến Việt Nam để trở lại lòng chảo Thái Bình Dương qua sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Vì vậy chuyện nhân quyền của Mỹ dành cho Việt Nam dường như được xếp xuống hàng thứ yếu.

Minh Anh
.
.
.

No comments: