Friday, November 5, 2010

OBAMA LÀM BẠN VỚI NHỮNG KẺ ĐỘC TÀI Ở CHÂU Á (Jonathan Tepperman)


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
04.11.2010

Với việc Tổng thống Obama biết trước rằng đảng Dân chủ sẽ bị đè bẹp ra sao trong tuần này, ta không thể trách ông được khi ông quyết định sẽ chu du với Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton và bản thân tránh càng xa Washington D.C. càng tốt.
Vì thế không gì ngạc nhiên khi Obama đã chọn hôm thứ Sáu để bắt đầu cho chuyến thăm vốn đã bị chậm trễ quá lâu bốn quốc gia ở châu Á -- mặc dù Clinton đã vừa có mặt ở đây. Đương nhiên, trốn tránh không phải là mục tiêu duy nhất của họ; chỉ tình cờ rằng có vài cuộc họp quan trọng như G20 và Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN lại được to6? chức khi họ có mặt trong vùng.

Nhưng khi việc trốn chạy Tea Party có thể giúp tránh được chứng khó tiêu, Obama và Clinton không thể trông chờ sự đón chào êm thấm tại các trạm dừng. Dường như để nhấn mạnh quan điểm, tuần này Việt Nam - một trong những người bạn mới nhất của Hoa Kỳ ở châu Á và là kiểu mẫu của Washington trong chiến dịch mới đây nhằm xây dựng một rào cản chống lại Trung Quốc bằng cách ve vãn những kẻ hàng xóm đang e ngại -- đã quyết định huy động một chiến dịch đàn áp vô cùng lộ liễu đối với những người chống đối trong nước trước khi Clinton đến nơi. Chỉ trong vòng vài ngày, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ một số blogger và kết án sáu người Công giáo vì đã phản đối việc chính quyền tìm cách chiếm giữ nghĩa trang của họ để biến nó thành một khu vực du lịch.

Những vụ bắt bớ này cùng với phản ứng hờ hững của chính quyền Obama (Clinton đã đề cập đến vấn đề này với Việt Nam nhưng đã không cảnh báo rằng hành động côn đồ của họ sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng quan hệ Mỹ-Việt) đã cho thấy rõ một khía cạnh ngày càng trở nên có vấn đề trong chính sách ngoại giao của Obama. Ngay cả khi chính quyền đã có những nỗ lực đầy ấn tượng trong việc tái thiết những quan hệ với các cựu thù như Nga, kết chặt hơn quan hệ với Trung Quốc, và liên tục tận dụng sự khích động mà Trung Quốc đang tạo ra chung quanh khu vực bằng cách cố tình ve vãn các các láng giềng của Trung Quốc, nhưng họ lại quá thường xuyên bỏ qua vấn đề nhân quyền trong quá trình này.

Đây vốn là một đề tài quen thuộc kể từ khi Obama nhậm chức - điều này có lẽ không đáng ngạc nhiên lắm khi chính ông thừa nhận rằng mình thiên về thực tế và từng tuyên bố lòng ngưỡng mộ của mình đối với những nhà tư tưởng về chính sách đối ngoại như Brent Scowcrot và George H.W. Bush. Nhưng dù thế việc này vẫn gây thất vọng đối với nhừng đồng minh cánh tả của Obama cũng như những người ngưỡng mộ ông ở nước ngoài, vốn đã trông đợi chính quyền của ông có những thay đổi rõ rệt so với chính sách ngoại giao của người tiền nhiệm.
Thật vậy, sau vài tháng chịu đựng công kích từ những nhà bình luận và các tổ chức nhân quyền, đầu năm nay, đội ngũ Obama đã chuyển đổi giai điệu của mình và bắt đầu đề cập thường xuyên hơn đến vấn đề nhân quyền. Bản thân Clinton đã phản tỉnh tuyên bố nổi tiếng nhất của mình về vấn đề này hồi đầu năm 2009, trong đó bà nói rằng Hoa Kỳ không nên để những quan tâm về nhân quyền "cản trở" việc hợp tác với Trung Quốc. Nhưng trong khi ngôn ngữ đã thay đổi tốt hơn (ví dụ như sau khi nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba được tặng giả Nobel Hoà bình năm nay, Obama đã ca ngợi quyết định này và kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho ông), thực chất lại chẳng có nhiều thay đổi. Chính quyền vẫn tiếp tục ấm cúng với những chính thể ô nhục và hiếm khi thúc đẩy những quan tâm về nhân quyền xa hơn những luận điệu sáo rỗng -- bằng cách biến chúng thành những điều kiện, ví dụ như trong viện trợ nước ngoài, hoặc yêu cầu chúng phải được giải quyết trước khi mở rộng những hình thức hợp tác khác.

Một ví dụ rõ rệt nhất mới đây về xu hướng này là Việt Nam. Có thể điều này khiến bạn thất vọng (tuỳ theo quan điểm của bạn) nhưng không phải là điều quá ngạc nhiên khi Obama đã không áp lực mạnh với Nga và Trung Quốc về nhân quyền, lý do là Washington chẳng có trọng lượng gì đối với các cường quốc này -- cũng như việc áp lực này đã từng gây phản tác dụng trong quá khứ.
Nhưng Việt Nam là một nước nhỏ và yếu. Đúng là hiện nay quốc gia này là một đối tác hấp dẫn đối với Hoa Kỳ, cả về kinh tế lẫn chiến lược. Tổng sản lượng Nội địa của nước này đã tăng 7 phần trăm trong năm ngoái, khiến nó trở thành một trong những thị trường nóng nhất tại châu Á. Nó cũng cung cấp một nguồn lao động giá rẻ -- thật sự rẻ hơn -- bên cạnh Trung Quốc vốn ngày càng trở nên đắt hơn nhanh chóng.

Nhưng bất chấp sự đổi mới kinh tế của Hà Nội, nó vẫn giữ nguyên là một chính quyền độc tài rất bẩn thỉu -- thật thế, tổ chức Giám sát Nhân quyền đã gọi nó là "một trong những chế độ hà khắc nhất châu Á." Trong hai năm qua, chính quyền đã phát động một cuộc đàn áp rộng rãi, bắt giữ và tống giam những nông dân phản đối tịch thu đất ở Châu thổ Mekong, những giáo dân Công giáo phản đối việc chính quyền tịch thu tài sản nhà thờ, và những nhà hoạt động dân tộc thiểu số Tây Nguyên chống lại việc chính quyền kiểm soát tôn giáo của họ -- cũng như hàng trăm nhà hoạt động chính trị hoà bình khác.
Những điều này khiến ta không thể tin nổi việc đón nhận hầu như vô điều kiện của chính quyền Obama -- đây là chuyến viếng thăm lần thứ hai của Clinton trong năm, và hai quốc gia đã tổ chức những cuộc thao tập hải quân vào tháng Tám. Đồng ý rằng việc đưa ra những chính sách ngoại giao chủ yếu là vì những đổi chác khó khăn, và cũng có nhừng lúc Washington sẽ phải quyết định không đặt vấn đề nhân quyền vì những lợi ích quốc gia cấp thiết hơn cần được ưu tiên nhiều hơn.

Tuy nhiên Việt Nam thì dễ giải quyết. Hoa Kỳ có thể tìm cách thúc đẩy mạnh hơn những quyền tự do căn bản -- ví dụ như biến sự hợp tác trong tương lai tuỳ thuộc vào việc chính quyền Việt Nam nới lỏng sự kềm kẹp của mình -- vì lý do đơn giản là Việt Nam cần Hoa Kỳ nhiều hơn Washington cần Hà Nội.

Một điều là trong khi nền kinh tế Việt Nam đang nóng và tiếp tục tăng trưởng, nó vẫn là một nền kinh tế tí hon (khoảng 256 tỉ Mỹ kim, ít hơn phân nửa của Thái Lan). Điều khác nữa là Việt Nam là kẻ đang đặc biệt lo lắng trước thái độ gây hấn gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là việc tuyên bo6' chủ quyền tại vùng biển Nam Hải. Điều này có nghĩa chính Việt Nam là người mong muốn kết bạn mới vào thời điểm này, và có thể sẽ phải vui lòng chấp nhận một số điều kiện khó khăn vì không còn sự chọn lựa nào khác.

Ngay cả nếu Hà Nội từ chối -- và đây là điều thứ ba cần lưu ý -- Washington vẫn có quá nhiều đối tác tiềm năng khác trong khu vực này. Vâng, như tờ New York Times và những tờ báo khác đã tường thuật, chính quyền Obama rất muốn nuôi dưỡng các quan hệ đồng minh trên khắp châu Á vào thời điểm này để cân bằng lại một Bắc Kinh đang có vẻ như ngày càng ỷ thế lấn lướt. Nhưng khi liếc qua lịch trình đi lại của Obama vào cuối tuần này -- Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Nam Hàn -- cũng làm ta nhớ rằng Hoa Kỳ vẫn còn vô số những lựa chọn khác. Những lựa chọn lớn hơn, hùng mạnh hơn -- và dân chủ hơn.

Vì thế Clinton nên đưa ra một thông điệp thẳng thừng khi bà đến Hà Nội hôm thứ Sáu rằng: Anh muốn kết bạn? Tốt. Chúng tôi hân hạnh làm bạn với anh. Nhưng làm bạn với Hoa Kỳ có nghĩa là phải tuân theo vài điều lệ cơ bản. Điều đầu tiên là chấm dứt hà hiếp công dân của mình.
.
.
.

No comments: