Wednesday, February 11, 2009

ĂINHNGX VẤN ĐỀ LÃNH THỔ - LÃNH HẢI - THỀM LỤC ĐỊA

Những vấn đề lãnh thổ - lãnh hảivà hồ sơ «thềm lục địa mở rộng» của Việt Nam
Trương Nhân Tuấn
Đăng ngày 11/02/2009 lúc 00:05:00 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3524

Việt Nam vừa trải qua một năm 2008 nhiều mất mát và sóng gió, nhưng sẽ không chỉ ngừng ở đó. Dưới sự lãnh đạo độc tài thiếu sáng suốt và vô trách nhiệm của đảng CSVN, đất nước sẽ tiếp tục bước vào một năm mới 2009 hứa hẹn những bất trắc, xã hội đe doạ khủng hoảng và suy sụp mọi mặt, từ mất mát lãnh thổ - lãnh hải, khủng hoảng kinh tế cho đến suy sụp giáo dục. Ở đây người viết chỉ viết về lãnh thổ và lãnh hải.

1. Mất mát lãnh thổ:

Năm vừa qua là năm mà Việt Nam bị mất đất nhiều cho ngoại bang mà từ thời lập quốc đến nay, hàng chục thế kỷ, tổ tiên ta chưa bao giờ để việc này xảy ra. Công trình cắm mốc giới của Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền ký với Trung Quốc ngày 30 tháng 12 năm 1999 được nhà nước CSVN hấp tấp kết thúc đúng vào đêm giao thừa 2009, như một đám cưới chạy tang, mặc dầu một số mốc vẫn chưa được cắm ở một số tỉnh trên bên giới.

Quá trình phân định và phân giới đường biên giới tuy đã kéo dài trên 30 năm, chính thức từ năm 1974, nhưng không phải vì thời gian kéo dài, hay vì theo ý muốn của lãnh đạo đảng mà có thể kết thúc bằng một hình thức hết sức lố bịch và bất lợi cho VN như thế. Việt Nam bị mất đất ở nhiều nơi, các địa danh lịch sử hay thắng cảnh nổi tiếng như Nam Quan, Bản Giốc… là những vùng đất được nhiều người lên tiếng trên báo chí, nhắc đi nhắc lại nhiều lần để cảnh giác không được làm mất; các bằng chứng pháp lý, lịch sử xác nhận chủ quyền của VN ở những vùng đất đó, ghi chép từ trăm năm trước, được người bỏ công sưu tập từ các văn khố nước ngoài và công bố, nhưng cuối cùng lãnh đạo VN bỏ ngoài tai và những phần đất ấy phải nhượng cho TQ.

Bãi Tục Lãm, cũng như các vùng đất mới bồi (bãi Dậu Gót), ở đầu con sông biên giới tỉnh Quảng Ninh, xưa gọi là sông Ka Long, một số tài liệu thế kỷ 19 gọi là An Nam Giang, nay gọi là sông Gia Long hay sông Bắc Luân, chiếu theo nội dung văn bản pháp lý, mục nói về dòng chảy chính, chúng hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Nếu đối chiếu các bản đồ pháp lý ngày xưa với bản đồ vệ tinh ngày nay, bãi Tục Lãm cũng như các vùng đất mới bồi chưa bao giờ nằm về phía bắc dòng sông biên giới, tức về phía TQ, mặc dầu con sông này thay đổi dòng chảy chính nhiều lần do hậu quả việc «kè bờ» phía bên TQ. Những vùng đất mới bồi này đã được nhân dân tỉnh Quảng Ninh đổ mồ hôi khai khẩn, trở thành những vùng đất trù phú. Hàng trăm năm nay nhân dân VN liên tục quản lý và khai thác những vùng đất đó, về lý và tình chúng hoàn toàn thuộc về VN. Nhưng chúng cũng phải cắt ra, chia cho TQ, nơi thì 1/4, nơi thì 2/3. Hậu quả của nó làm cho TQ có chủ quyền cả hai bờ con sông biên giới.

Khu đất tranh chấp thuộc Trình Tường (Quảng Ninh), chiếu theo tài liệu phân giới Pháp Thanh 1885-1897 hoàn toàn thuộc về VN, bị phía TQ đưa dân đến khai thác trồng rừng hồi, từ thập niên 60, nay cũng nhượng cho TQ.

Ông Đại Sứ VN tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng, nguyên thứ trưởng bộ Ngoại Giao, nguyên Trưởng ban biên giới, nhân buổi trả lời phỏng vấn ông Lý Kiến Trúc cuối tháng 9-2008, có tiết lộ cho biết sau cuộc chiến biên giới 1979, sau khi chiếm và tàn phá một số tỉnh, TQ rút về nhưng còn giữ 27 cao điểm của Việt Nam. Theo ông này cuối cùng VN phải nhượng 6 đỉnh. Con số này cần phải kiểm chứng lại, nó có thể lớn hơn rất nhiều, nhưng chính ông Phụng cũng xác nhận việc có nhượng đất cho TQ.

Còn rất nhiều, mọi nơi trên vùng biên giới đều có mất đất cho TQ. Tài liệu «sách trắng»
Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc do nhà Sự Thật xuất bản năm 1979, tố cáo mọi nơi trên đường biên giới đều bị TQ lấn đất. Sách này ghi rõ rệt vị trí các mốc giới tại Nam Quan, Bản Giốc… mô tả rõ rệt TQ chiếm đất này thế nào, ủi nát các cột mốc ra sao, đưa đường nối ray vô sâu trong lãnh thổ VN bao nhiêu mét, sửa đường biên dành thác Bản Giốc nhân vẽ lại bản đồ như thế nào, cho dân sang xâm canh, xâm cư, cho công an biên phòng sang VN hành hung cán bộ của VN, lấn chiếm các quặng mỏ trên đất của VN v.v.

Sách trắng là tài liệu của bộ Ngoại Giao phát hành và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Vũ Dũng, thứ trưởng bộ Ngoại Giao, nhân buổi lễ «chạy tang» kết thúc công trình phân giới đêm giao thừa 30 tháng 12 năm 2008, có tuyên bố: «không thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, “cắt đất” cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin».

Cùng là nhân sự cấp cao hết cả, ông Phụng nói có, ông Dũng nói không! Như thế phải có một người nói dối. Ông Phụng nói sai và tài liệu bộ Ngoại Giao VN in sai?

Ông Dũng vì thế không thể ngụy biện: «không thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, “cắt đất” cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin».

Lãnh thổ Việt Nam từ ngàn xưa đã được xác định một cách rất rõ rệt. Đường biên giới giữa hai nước Việt-Trung cho đến sau thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi, ngoại trừ một vài nơi Pháp Quốc đã nhượng cho nhà Thanh nhân lúc phân định biên giới năm 1885-1897 để trao đổi quyền lợi kinh tế. Nhiều học giả nước ngoài xác nhận rằng đường biên giới hiện nay, tức đường biên giới do Pháp và nhà Thanh hoạch định, phản ảnh một thực tế lịch sử đã bắt rễ sâu xa.

Đảng CSVN đã thừa hưởng từ tổ tiên một lãnh thổ không thay đổi từ ngàn năm, chỉ trong vòng vài thập niên tân bắc thuộc, các quan tân thái thú trong đảng CSVN đã chuyển đổi đất đai của VN thành ra đất Tàu. Năm 2008 trở thành một năm đen tối, lịch sử sẽ ghi lại đầy đủ chi tiết vết nhơ này cùng những thủ phạm của nó.

Như thế mà ông Dũng còn phê phán những người lên tiếng: «Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau». Lãnh thổ và lãnh hải nước Việt Nam là của toàn dân VN, mọi người có trách nhiệm bảo vệ nó. Không ai có «ý đồ» nào khác ngoài ý muốn bảo vệ vẹn toàn.

VN đã nhượng bộ như thế, nhất định kết thúc việc phân giới, nhưng chắc gì đường biên giới này bảo vệ được VN trước bản năng bá quyền của TQ ?

Ông Vũ Dũng cho rằng « Việc hoàn thành PGCM sẽ mở ra những cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước,…, là tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt – Trung thành đường biên giới mãi mãi hoà bình, hữu nghị và cùng phát triển… Từng bước cụ thể hoá mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc trên cơ sở phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, là sự đóng góp thiết thực đối với hoà bình, ổn định và phát triển khu vực».

Không có gì thuyết phục. Tình đồng chí anh em xã hội chủ nghĩa, tình quốc tế vô sản thắm thiết biết bao nhiêu, môi hở răng lạnh, nhưng có dịp là TQ sẵn sàng «dạy» cho VN một bài học. Năm 1979 là thí dụ. TQ đã làm và họ sẵn sàng lặp lại trong tương lai nếu có dịp. Không nhớ bài viết hăm doạ mới đây
«đánh một trận ổn định thiên hạ» hay sao?

Đường biên giới nơi nào cũng thế, cần phải xác định rõ rệt. Biên giới VN và TQ đã vạch rõ rệt từ ngàn xưa, dân hai bên đều biết rõ, tổ tiên ta khi cần thì có nhiều cách cho phía TQ biết rõ lằn ranh đó. Không phải đợi đến ngày hôm nay, nhờ đảng CSVN mà nước ta mới có được đường biên giới đó. Mọi lời ca tụng suông, không thuộc bài lịch sử, chỉ là tiếng đàn lạc điệu mà thôi.

2. Đe doạ mất mát biển Đông:

Việc hấp tấp kết thúc công trình phân giới, cắm mốc, theo các viên chức lãnh đạo, là để chuẩn bị cho việc phân định lãnh hải vùng cửa vịnh Bắc Việt trong năm 2009. Vịnh này đã phân định ngày 25 tháng 12 năm 2000, nhượng cho phía TQ khoảng 11.000km² biển, đặc biệt những vùng có khả năng có mỏ dầu khí quan trọng.

Vùng cửa vịnh Bắc Việt là vùng biển giữa đảo Hải Nam và các tỉnh miền Trung. Vùng này đặc biệt nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến chủ quyền và hải phận của quần đảo Hoàng Sa. Không thể phân định vùng biển này nếu không xác định trước tiên chủ quyền và hải phận của quần đảo Hoàng Sa.

Lãnh đạo CSVN muốn phân định vùng này, vậy quan niệm của họ về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa như thế nào?

Đương nhiên, đã là thông lệ, những gì liên quan đến đất đai, đến lãnh thổ lãnh hải đều thuộc về lãnh vực «bí mật quốc gia», người dân không được quyền biết đến.

Về lập trường chủ quyền Hoàng Sa, ta chỉ đoán chừng thái độ của nhà nước qua một vài «kênh» phát thanh của họ ở hải ngoại. Qua đó, một lập trường có thể của họ hiện nay là:
1/ để qua một bên vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo;
2/ phân chia hải phận trên nguyên tắc đường trung tuyến;
3/ các đảo HS và TS có hiệu lực 12 hải lý lãnh hải (lãnh địa hải phận) và không có vùng kinh tế độc quyền (ZEE) cũng như thềm lục địa 200 hải lý.

Nguyên tắc phân chia này không những chỉ áp dụng cho vùng biển ở cửa vịnh Bắc Việt mà sẽ được áp dụng cho toàn biển Đông.

Hình 1: Minh hoạ phương cách phân chia hải phận ZEE theo đường trung tuyến
(Nguồn: Mark Valencia của East-West Center, Hawaii)
http://i159.photobucket.com/albums/t139/HaMi-75/GiaiphapMarkValencia.jpg

Nhận thức này trước hết đi ngược lại tinh thần của tuyên bố 12 tháng 11 năm 1982, bổ túc cho tuyến bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 về hải phận của VN. Nó sẽ rất bất lợi cho VN nếu được thực hiện. Nội dung hai bản Tuyên bố khẳng định chủ quyền VN tại HS và TS đồng thời xác định vùng biển ZEE và thềm lục địa của các đảo thuộc hai quần đảo này.

Việc để qua một bên tranh chấp chủ quyền HS và TS đương nhiên phía VN là chịu thiệt hại vì chiếu theo lịch sử và pháp lý hai quần đảo này hoàn toàn thuộc về VN. Hành vi để qua một bên, cho dầu tạm thời, là dấu hiệu rõ rệt cho thấy VN nhượng bộ TQ về chủ quyền HS và TS. Tuy nhiên, từ nay cho đến ngày 13 tháng 5 năm 2009, người ta có thể kiểm chứng lại lập trường biển Đông của VN qua hồ sơ «thềm lục địa mở rộng».

Thật vậy, luật quốc tế về biển 1982 có qui định một số các điều khoản, cho phép những nước cận biển có thể mở rộng thềm lục địa đến tối đa là 350 hải lý nhưng phải thỏa mãn một số điều kiện, thí dụ những nước muốn khai thác vùng thềm lục địa mở rộng phải chia sẻ tài nguyên khai khác được với một tỉ lệ sẽ được xác định với một cơ quan quốc tế thuộc LHQ. Hồ sơ (về kỹ thuật và pháp lý) thềm lục địa mở rộng của các nước phải nộp cho Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS) thuộc LHQ trước ngày 13 tháng 5 năm 2009. Như thế vấn đề “thềm lục địa mở rộng” là một vấn đề hoàn toàn kỹ thuật và pháp lý, mỗi nước phải làm một hồ sơ riêng và kết quả sẽ do CLCS quyết định.

Hình 2:minh hoạ hệ thống đường cơ bản, lãnh hải 12 hải lý, vùng tiếp cận 12 hải lý, hải phận kinh tế độc quyền 200 hải lý và lược đồ hải phận ZEE của các đảo HS và TS của VN (Nguồn: web Vũ Hữu San)
http://i159.photobucket.com/albums/t139/HaMi-75/HAiphan12haili.jpg

Trường hợp của Biển Đông được bao bọc bởi các nước: Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Phi Luật Tân và Trung Quốc. Đài Loan cũng có tiếng nói tại biển Đông do hiệu quả của đảo Itu-Aba, tức là đảo Ba Bình, chiếm của VN năm 1946. Đây là đảo lớn nhất TS, nếu chủ quyền của Đài Loan được xác định, đảo Ba Bình có thể hưởng vùng ZEE và thềm lục địa 200 hải lý, tương tự một vài đảo hiếm hoi khác tại đây có nước ngọt và cây cối có thể tạo một nền kinh tế tự túc cho một số người sinh sống. Điều hay là các đảo này đều thuộc VN.
Biển Đông có chiều dài trung bình 3.520km, chiều rộng 1.200km.

Các nước nói trên (ngoài Đài Loan) có thể mở vùng biển ZEE và thềm lục địa nước mình mỗi bên tối đa là 200 hải lý (370km), tính từ đường cơ bản. Trường hợp hai nước đối diện (theo chiều rộng), giả sử Việt Nam và Phi, tổng cộng vùng ZEE lý thuyết của hai bên là 740km. Như thế còn lại trên lý thuyết là 460km (xem hình 1), hai nước có thể phân chia vùng này, nếu tình trạng kỹ thuật cho phép, dựa trên điều ước về thềm lục địa mở rộng của luật biển 1982.

Nhưng VN là nước có chủ quyền các đảo thuộc hai quần đảo HS và TS. Như đã nói trên, các đảo này tuy rất nhỏ nhưng một số có nước ngọt và cây cối, có thể làm nơi trú ngụ thường trực và phát triển kinh tế tự túc cho một số nhân sự nhất định. Như thế một số các đảo ở đây hội đủ điều kiện của luật quốc tế về biển để được hưởng lãnh hải 12 hải lý và vùng kinh tế độc quyền ZEE 200 hải lý. Việt Nam vì thế có thể mở rộng vùng biển của mình, như bản đồ đính kèm các tuyên bố 1977 và 1982 (hình 2).

Tuy nhiên, một số đảo của VN bị nước ngoài xâm chiếm: toàn bộ các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa đã bị TQ xâm lăng từ năm 1974. Phi Luật Tân chiếm một số đảo của VN thuộc TS rải rác từ thập niên 60-70 như đảo Loại Ta, đảo Vĩnh Viển, đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ... Đài Loan chiếm của VN đảo Ba Bình (đã nói trên). Mã Lai chiếm của VN các đảo Kỳ Vân, Hoa Lau và Kiệu Ngựa. Một số các đảo này hội đủ điều kiện để có hải phận và vùng kinh tế độc quyền 200 hải lý. Một số các đảo nhỏ khác đã được các nước xây dựng, làm bồn chứa nước, xây phi đạo, be bờ, đổ đất, trồng cây cối, mở rộng diện tích để các đảo này có thể có nền kinh tế tự túc, cho phù hợp điều kiện của luật biển 1982, để có vùng biển ZEE. Nhưng việc xây dựng lại khiến các đảo này trở thành đảo nhân tạo, như thế lại mâu thuẩn với một điều ước khác của luật biển 1982, do đó vô hiệu hoá vùng biển ZEE của các đảo nhân tạo đó.

Hình 3: minh hoạ việc phân chia thềm lục địa mở rộng giữa các nước chung quanh biển Đông, với điều kiện các nước hội đủ các điều kiện kỹ thuật theo qui ước của luật quốc tế về biển 1982 (nguồn: Mark Valencia)
http://i122.photobucket.com/albums/o256/thongluan/HoangSa7.jpg

Các nước liên hệ vì thế có thể dựa trên hiệu lực các đảo chiếm được của VN để đòi hỏi vùng biển ZEE của mình.

Trường hợp TQ, từ lâu họ đòi hỏi toàn bộ biển Đông qua bản đồ 9 gạch. Một trong những lý lẻ của họ là do hiệu lực của các đảo HS và TS mà họ ngang ngược chiếm của VN và tuyên bố có chủ quyền. Họ cũng chiếm luôn nhóm đá ngầm Scarborough Reef, ở phía đông, khoảng giữa HS và TS, để vùng biển này được liên tục, vì hiệu quả ZEE của các đảo HS và TS vẫn không phủ hết biển Đông, mặc dầu vùng đá ngầm Scarborough Reef chìm sâu dưới nước đến 80m.

Như thế muốn phân định hải phận biển Đông thì các nước trước hết phải xác định chủ quyền các đảo thuộc hai quần đảo HS và TS. VN có ưu thế hơn tất cả các nước khác vì VN có đầy đủ hồ sơ lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình tại hai quần đảo này.

Thời hạn chót nộp hồ sơ «thềm lục địa mở rộng» là ngày 13 tháng 5 năm 2009. Hiện nay, các nước bao bọc chung quanh biển Đông, chỉ có Indonexia là hoàn tất hồ sơ và đã nộp cho CLCS trước thời hạn nhiều tháng.

Việc tranh chấp chủ quyền các đảo vì thế làm cho hồ sơ «thềm lục địa mở rộng» của các nước mang tính chiến lược, nhất là đối với VN và TQ.

Chắc chắn từ đây đến ngày 13 tháng 5 năm 2009 các nước cũng phải nộp hồ sơ. Nếu không có đồng thuận trước, sẽ không nước nào nộp trước, tất cả sẽ chờ cùng nộp vào thời khắc cuối cùng. Nước nào nộp hồ sơ trước, hay để lộ nội dung hồ sơ, nước kia có thể lập hồ sơ khác hóa giải hay nắm phần trên.

Như thế có thể tiên đoán rằng hai nước VN và TQ (có thể có cả Phi) sẽ cùng nộp hồ sơ một lúc. Nếu nộp trước thời hạn 13-5-2009, các bên VN và TQ (và Phi) đã đạt được một thoả thuận về biển Đông. Nếu các bên cùng nộp vào phút chót ngày 13-5 thì chưa chắc các bên có một sự đồng thuận nào đó.

Trường hợp có sự đồng thuận giữa VN và TQ, phía nhượng bộ chắc chắn là VN, nội dung thỏa thuận có thể là nguyên tắc phân chia theo 3 điểm ở trên: 1/ để qua một bên vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo; 2/ phân chia hải phận trên nguyên tắc đường trung tuyến; 3/ các đảo HS và TS có hiệu lực 12 hải lý lãnh hải (lãnh địa hải phận) và không có vùng kinh tế độc quyền (ZEE) cũng như thềm lục địa 200 hải lý.

Nếu không có thoả thuận, hồ sơ của VN có thể là nội dung của hai bản tuyên bố 1977 và 1982 đồng thời đính kèm thêm một số chi tiết kỹ thuật và pháp lý về các đảo thuộc HS và TS. Đương nhiên TQ cũng lập hồ sơ với vùng biển thu nhỏ lại, vì không thể tính hiệu quả lãnh hải và ZEE của nhóm đá ngầm Scarborough Reef.

Sự «chồng lấn» giữa VN và TQ sẽ phải giải quyết bằng một trọng tài quốc tế mà phần thắng sẽ thuộc về phía VN, nếu lãnh đạo CSVN biết cách hóa giải các cam kết, các tuyên bố ngày trước của đảng CSVN đã nhìn nhận HS và TS thuộc chủ quyền TQ.

Phương pháp vô hiệu hóa các cam kết hay tuyên bố đó là quyết tâm hoà giải hoà hợp dân tộc, một chính sách lớn của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

Thật vậy, giải pháp hoà giải dân tộc của THDCDN yêu cầu đảng CSVN nhìn nhận sự thật lịch sử, nhận trách nhiệm về những lầm lỗi và đổ vỡ do họ gây ra cho dân tộc và đất nước trong quá khứ, đề nghị sửa chữa và hàn gắn những lỗi lầm và đổ vỡ đó bằng một số giải pháp (xem: tài liệu
Thành Công Thế Kỷ 21) để tiến đến hoà hợp dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Trong trường hợp chủ quyền biển Đông, công hàm của ông Phạm Văn Đồng cũng như các tuyên bố của các nhân vật lãnh đạo đảng CSVN trong quá khứ đều có một giá trị pháp lý chừng mực. Hiện nay lý lẻ của TQ để dành biển Đông và chủ quyền các quần đảo HS và TS là các bằng chứng này.

Muốn vô hiệu các ràng buộc này, nhà nước và đảng CSVN phải thực thi chính sách hoà giải dân tộc nói trên, nhìn nhận và sửa chữa các sai lầm trong quá khứ để có thể nhân danh sự liên tục quốc gia, để có tư cách chính thống dành lại chủ quyền tại HS và TS. Cách nhìn nhận: nhà nước VNCH, tiếp nối nhà nước thực dân Pháp, vốn là đại diện triều đình nhà Nguyễn, quản lý liên tục và khai thác HS và TS. Như thế chủ quyền của VN tại HS và TS liên tục từ nhiều thế kỷ, từ chúa Nguyễn, Tây Sơn, nhà Nguyễn, thực dân Pháp cho đến thời VNCH. Sau 1975, chính phủ lâm thời CHMNVN chưa bao giờ tuyên bố HS và TS thuộc về TQ (như ông Phạm Văn Đồng và một số nhân vật khác thuộc VNDCCH). Như thế, sau khi hiệp thuơng thống nhất đất nước 1976, CHXHCNVN có thể lựa chọn lập trường của VNCH và CPLTCHMNVN để khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS.

Nhưng cách hành xử của đảng CSVN cho thấy họ phủ nhận chế độ VNCH, tiếp tục gọi những thành phần của chế độ này là «ngụy». Như thế CHXHCNVN là tiếp nối đương nhiên của VNDCCH. Vì gọi VNCH là «ngụy», tức là giả, không phải là một thực thể chính trị, thì làm sao có thể kế thừa một cái gì đó không thật? Tuy vậy, đến hôm nay, sau hơn 33 năm việc kế thừa vẫn chưa muộn.

Cách sửa chữa: nhà nước CSVN bỏ tên nước, đặt lại tên nước, thí dụ: Cộng Hoà Việt Nam, thay đổi quốc kỳ, quốc ca, hiến pháp… thay đổi tất cả những gì dính líu đến VNDCCH và CHXHCNVN để lập một nền cộng hoà mới, thực sự của dân, do dân và vì dân; đoạn tuyệt với quá khứ sai lầm của VNDCCH. Nhà nước mới phải phục hồi danh dự song song với việc đền bồi xứng đáng cho các thành phần quân nhân công chức VNCH nạn nhân của chính sách học tập cải tạo, cấm sử dụng tiếng « ngụy » đối với những người thuộc chế độ cũ, cho tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, không phân biệt nam bắc, dân tộc kinh, thuợng; đền bồi cho các nạn nhân do cải tạo công thuơng nghiệp, đánh tư sản mại bản, kinh tế mới; phục hồi danh dự và đền bồi tương xứng cho nạn nhân của cộng sản như vụ Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, vụ án «xét lại chống đảng» v.v.

Đứng trên quan điểm đó, một nước VN mới, hoàn toàn đủ tư cách và tính chính thống để dành lại chủ quyền của mình tại HS và TS, từ đó làm căn bản giải quyết các tranh chấp bằng một trọng tài quốc tế, phân định hải phận biển Đông với các nước.

Với sự hưởng ứng của toàn khối dân tộc, VN sẽ đứng ở thế mạnh, hay ở thế không ai có thể bắt nạt, toàn dân một lòng chắc chắn đủ khả năng để tự bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của tổ tiên để lại.

Tuy nhiên, lãnh đạo CSVN phần lớn ít học, duy ý chí, điển hình qua việc kết thúc công trình phân giới viết ở phần 1. Công trình này, cũng như việc cho phép TQ khai thác Bauxit ở Tây Nguyên, đã được ông Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào quyết định trước qua bản
thông cáo chung giữa hai nước VN và TQ vào ngày 1 tháng 6 năm 2008.

Đảng CSVN lãnh đạo VN, nhưng không bảo vệ quyền lợi của VN mà vì quyền lợi của TQ. Họ nhượng bộ TQ hải phận vịnh Bắc Việt, nhượng đất biên giới cho TQ, ưu đãi cho TQ khai thác hầm mỏ của VN mà không thông qua bất kỳ một nghiên cứu khoa học về tính khả thi, bất kể thiệt hại lâu dài cho VN. Vì thế một định hướng cho việc phân định hải phận và chủ quyền các đảo ở biển Đông có thể sẽ được ký kết trước khi Nông Đức Mạnh chấm dứt nhiệm kỳ năm 2010. Như thế quần đảo HS sẽ nhượng cho TQ cũng như một số đảo ở TS. Hải phận của VN có thể sẽ bị mất phân nửa (có thể lên đến 500.000km²). Đất nước lần nữa đang trong tình trạng báo động đỏ. Nguy cơ Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống là việc có thật.

Trương Nhân Tuấn

No comments: