Hệ
điều hành “Windows” hoặc là chết…
BM B’Krông
01/08/2023
https://baotiengdan.com/2023/08/01/he-dieu-hanh-windows-hoac-la-chet/
Không cần phải hiểu biết quá sâu về công nghệ, người ta cũng nhận thức được
rằng, một cỗ máy vi tính sẽ không thể hoạt động được nếu không có hệ điều hành.
Trong thế giới công nghệ, cho đến hôm nay, đã xuất hiện nhiều hệ điều hành khác
nhau dành cho máy vi tính như Windows, Linux, OS X, Chrome OS… trong đó,
Windows của Microsoft là hệ điều hành thông dụng và nổi trội nhất vì tính ổn định
và hiệu quả của nó.
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều (khoảng 75%) máy vi tính trên thế giới
sử dụng hệ điều hành này và hầu như bất cứ ai biết dùng máy vi tính cũng đều biết
đến nó. So với các hệ điều hành khác, nó có tính ưu việt rất rõ nét. Nhưng
không phải máy vi tính nào cũng dùng hệ điều hành Windows. Dù nó được đánh giá
là số một, vẫn có một thiểu số người dùng, sử dụng các hệ điều hành khác cho
máy vi tính của mình.
Đó là nói về công nghệ thông tin, còn trong lĩnh vực chính trị thì sao?
Nếu hình dung mỗi quốc gia là một chiếc máy vi tính, thì cái chính phủ của
từng quốc gia ấy đóng vai trò như một cái hệ điều hành được cài đặt trong chiếc
máy vi tính đó, giúp nó vận hành và hoạt động.
Nếu trong lĩnh vực công nghệ, có những hệ điều hành khác nhau đang vận
hành các cỗ máy vi tính trên toàn cầu, thì tương tự, trong lĩnh vực chính trị,
cũng có các thể loại “hệ điều hành”, tức chính phủ khác nhau, đang vận hành các
quốc gia trên toàn thế giới, đại khái chia ra thành hai thể loại chính, là “hệ
điều hành” dân chủ và “hệ điều hành” độc tài.
Thế
nào là “hệ điều hành” dân chủ?
Nếu trong một quốc gia, cứ sau một chu kỳ 4 hoặc 5 năm gì đó, người dân tổ
chức bầu cử, dùng lá phiếu của mình chọn ra những cá thể ưu tú nhất để thành lập
chính phủ, lên nắm quyền điều hành đất nước, thì quốc gia đó chính là một “chiếc
máy vi tính” đang sử dụng “hệ điều hành dân chủ”. Ucraina và Đài Loan là hai ví
dụ rõ nét cho thể loại này.
Trong hệ điều hành kiểu này, yếu tố nền tảng và mặc định chính là: Quyền
lực chính trị và xã hội lớn nhất thuộc về người dân. Chính phủ, tức hệ điều
hành của chiếc máy vi tính, là do người dân lựa chọn bằng lá phiếu. Không một
cá nhân hoặc tổ chức nào được phép xông ra tuyên bố: “Ê nhân dân, hãy
nghe cho rõ, bọn tao là chính phủ đây, và tụi bay đặt dưới sự điều hành của bọn
tao!” Và song song với quyền bầu chọn ra chính phủ, người dân cũng mặc
nhiên có quyền truất phế chính phủ, nếu thấy cần thiết.
Lý do tất yếu để người dân bầu chọn ông A lên làm lãnh đạo, mà không bầu
chọn cho ông B hoặc bà C cũng rất dễ hiểu, đó là vì ông A đưa ra một chính sách
có lợi nhất cho người dân, và nếu sau khi lên nắm quyền, ông ấy làm không tốt
như đã hứa, thì người dân lại dùng lá phiếu, lôi cổ ông ấy xuống và thay thế bằng
một nhân vật khác tốt hơn.
Trong một hệ điều hành như vậy, tất cả những thế lực chính trị muốn lên nắm
quyền lãnh đạo quốc gia, như ông A, ông B, hoặc bà C, không có cách nào khác là
phải cạnh tranh với nhau rất “quyết liệt”, phải phục vụ người dân tốt hơn các đối
thủ, để được lựa chọn. Cơ chế cạnh tranh này cũng tương tự như thị trường ôtô vậy,
đó là một cuộc đua không có điểm dừng cho những nhà sản xuất, buộc mọi đối thủ
phải liên tục tiến bộ để sinh tồn, hãng xe nào muốn người dân chọn mua sản phẩm
của mình, thì phải nỗ lực làm ra những chiếc xe vượt trội hơn xe của hãng khác
về mọi mặt. Như thế, người dân chỉ việc rung đùi hưởng lợi, và chẳng ai có lý
do gì để phải dùng tới bạo lực trong một hệ thống chính trị như vậy cả.
Một điểm ưu việt nữa của hệ điều hành này, là nó không tập trung toàn bộ
quyền lực vào một bộ phận chuyên biệt nào hết, mà phân tán quyền lực ra cho các
bộ phận khác nhau, gọi là các nhánh quyền lực; mỗi nhánh đảm nhận một loại quyền
lực riêng, và chúng hoạt động độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau.
Hệ điều hành này cũng không có tính năng khống chế hoặc thao túng quyền tự
do ngôn luận của xã hội, người dân có quyền phát biểu về mọi vấn đề theo ý
mình, hoặc bày tỏ chính kiến, cũng như họ có quyền thành lập bất kỳ tổ chức
xã hội dân sự hợp pháp nào họ muốn, để giám sát chính phủ đương nhiệm, hay để
thực hiện các hoạt động xã hội được pháp luật cho phép. Mà pháp luật từ đâu ra?
Thì cũng từ nhân dân. Chính người dân, thông qua các đại biểu quốc hội, là người
đại diện mà họ bầu chọn, cùng nhau xây dựng hệ thống luật pháp quốc gia.
Tóm lại, người dân chính là người chủ thực sự của toàn bộ hệ thống, và có
toàn quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ, vì thế mới gọi là dân chủ. Với một cấu
trúc vẹn toàn như vậy, hệ điều hành dân chủ này tự trang bị cho mình một cơ chế
giám sát virus rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, khiến cho các thể loại “virus” độc
hại, đặc biệt là “virus tham nhũng và lạm quyền”, không thể tồn tại và lây lan
khắp nơi. Chúng sẽ nhanh chóng bị phát hiện và loại bỏ khỏi hệ thống ngay khi vừa
xuất hiện.
Hệ điều hành dân chủ như vậy trong lĩnh vực chính trị hoàn toàn tương đồng
với hệ điều hành Windows trong lĩnh vực công nghệ. Một khi được cài đặt vào
“máy vi tính”, nó sẽ làm cho cỗ máy hoạt động mượt mà êm ái và đạt hiệu suất tối
ưu. Và đó chính là chân thiện mỹ.
Vậy
hệ điều hành độc tài là gì?
Đó là hiện tượng một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó, lợi dụng một thời
cơ nhất định, bất ngờ xông ra tuyên bố vào mặt người dân: “Xin chào các tình
yêu, tụi bay có biết chủ nghĩa Mác-Lê là gì không? Kể từ hôm nay, bọn tao là
nhà nước của tụi bay, bọn tao sẽ lãnh đạo tụi bay. Tụi bay khỏi cần bầu cử, chọn
lựa gì hết, chỉ việc đóng thuế cho bọn tao là đủ rồi, và bọn tao sẽ dẫn dắt tụi
bay tiến lên xã hội chủ nghĩa!”
Đó là cách phổ biến nhất mà các nhà nước – “hệ điều hành” độc tài được
sinh ra. Nó chính là một cái ách cai trị nặng trĩu, bất thình lình úp xuống đầu
nhân dân khốn khổ, và tất nhiên sẽ đụng phải rất nhiều sự bất bình, phản đối từ
phía họ, cho nên, nó không thể thiếu vắng một công cụ “bắt buộc phải có” để thiết
lập và duy trì trật tự, chính là bạo lực.
Khác với hệ điều hành “Windows” – dân chủ, trong hệ điều hành độc tài
này, quyền lực chính trị và xã hội lớn nhất không còn thuộc về người dân nữa,
nó mặc nhiên bị chuyển vào tay thế lực cai trị, tức cái cá nhân hoặc tổ chức đã
tự bầu mình lên làm “chính phủ” độc tài, bằng sức mạnh bạo lực. Bạo chúa hạt
nhân Kim Jong Un, lãnh tụ miễn cưỡng của Bắc Hàn, là một ví dụ kinh điển của kiểu
hệ điều hành như vậy.
Tất nhiên, không một người sử dụng tỉnh táo nào lại muốn cài đặt một “hệ
điều hành” u tối và hiểm ác như thế vào máy vi tính của mình, nhưng chính cái hệ
điều hành quỷ quyệt ấy đã lợi dụng những sơ hở của lịch sử để tự cài đặt bản
thân vào cái máy vi tính bất hạnh kia, bằng các thủ đoạn gian manh đểu cáng,
khiến cỗ “máy tính” đột ngột biến thành một cái trại súc vật kinh tởm.
Đặc
điểm của hệ điều hành này là gì?
Nó quyết định mọi việc, nó xử lý mọi vấn đề theo cách nó muốn. Nó đặt quyền
lợi của “chính phủ” – tức kẻ cai trị độc tài, lên trên hết; quyền lợi và hạnh
phúc của người dân chẳng có nghĩa lý cóc khô gì. Nó tập trung quyền lực tuyệt đối
vào tay một cá nhân, gọi là lãnh tụ, hoặc một tổ chức chính trị, gọi là đảng,
chứ không phân chia ra các nhánh quyền lực độc lập để kiểm soát lẫn nhau, cho
nên không cơ chế nào trong hệ thống có thể kìm chế được quyền lực tối thượng của
tên lãnh tụ đó cả. Nó không cho phép tự do ngôn luận trong nhân dân, không cho
phép sự tồn tại của truyền thông độc lập. Tất cả hoạt động truyền thông đều phải
do nó kiểm soát từ A đến Z, và phục vụ cho lợi ích của nó. Bên cạnh đó, nó khống
chế và điều khiển luôn các tổ chức xã hội dân sự, tôn giáo, hội đoàn… như những
con rối vô tri, bảo sao làm vậy.
Còn luật pháp thì sao? người dân có quyền tạo ra luật pháp không? Tất
nhiên là không! Trong thực tế, chính thế lực cai trị, tức cái nhà nước độc tài
tự phong, tạo ra luật pháp theo ý muốn của mình, người dân bị bắt buộc phải chấp
hành và phục tùng răm rắp, không khác gì trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ xa xưa:
Luật lệ do tầng lớp chủ nô đặt ra, bầy nô lệ buộc phải tuân theo, không tranh
cãi gì cả, nếu không muốn đòn roi giáng xuống đầu mình. Tuy nhiên, khi cần, tầng
lớp cầm quyền lại sẵn sàng vi phạm trắng trợn các điều luật do chính nó áp đặt
mà không hề do dự, ai xử lý được nó đây?
Ngoài ra, “hệ điều hành” độc tài này chứa đựng một khuyết tật bẩm sinh vô
cùng nghiêm trọng, là nạn tham nhũng và lạm quyền, đó là một thể loại virus ác
tính, không phải từ bên ngoài xâm nhập vào, mà do chính cái cấu trúc lệch lạc của
hệ thống sản sinh ra, cộng với sự thiếu vắng một cơ chế giám sát độc lập, lành
mạnh, nên không có biện pháp nào xử lý được vấn nạn này một cách triệt để. Hậu
quả là, con “virus” độc hại này nhanh chóng lây lan và chiếm lĩnh toàn bộ hệ thống,
biến nó thành một bệnh nhân mãn tính, không cách gì cứu vãn nổi. Và đối tượng
phải lãnh nhận thiệt hại sau cùng chính là người dân, những người khốn khổ phải
còng lưng lao động như nô lệ, để nộp thuế, nuôi dưỡng tầng lớp cai trị, ăn trên
ngồi chốc.
Hệ điều hành độc tài này bao giờ cũng đẩy người dân vào cảnh lầm than cơ
cực đến tột cùng, rồi dán cho họ cái mác đầy mỉa mai là “độc lập, tự do, hạnh
phúc”. Tuy nhiên, nó thường đem lại cho những kẻ nắm quyền nhiều lợi lộc béo bở
ngoài sức tưởng tượng. Đó chính là động lực khiến những kẻ cai trị không bao giờ
muốn loại bỏ cái hệ điều hành tà đạo vô luân ấy ra khỏi chiếc “máy vi tính” của
mình, ngược lại, chúng cố sức duy trì nó càng lâu càng tốt để hưởng lợi.
Và tất nhiên, một chiếc “máy vi tính” dù có phần cứng xịn sò đến đâu, mà
bị cưỡng bức sử dụng một “hệ điều hành” tật nguyền như vậy, thì cũng mau chóng
trở nên tàn phế. Tất nhiên nó vẫn “chạy” thôi, nhưng “chạy” cà xịch cà đụi như
một gã què, và luôn trong tình trạng hỗn loạn, ngập tràn virus!
Thực tế cho thấy, trong khi những máy vi tính xài hệ điều hành Windows
luôn tiến nhanh về phía trước với tốc độ của các vận động viên điền kinh, thì
những cỗ máy xài hệ điều hành độc tài, được kiến tạo trên nền tảng Mác-Lê đẫm
máu, thường chẳng tiến lên được bao nhiêu, có khi lại dậm chân tại chỗ, hoặc thậm
chí đi giật lùi về phía sau, như một gã khùng ngớ ngẩn, và người lãnh đủ lúc
nào cũng là dân đen thấp cổ bé họng. Nhưng bất cứ ai mà lên tiếng phê bình chỉ
trích, hay đòi hỏi thay đổi hệ điều hành, thì “gã khùng” sẽ lập tức nổi giận và
cho nếm mùi “bạo lực cách mạng” ngay!
Có thể hình dung rằng Hệ điều hành độc tài này là một con ác quỷ hung dữ
tham lam, và một khi nó đã chiếm đoạt cỗ máy vi tính rồi, thì đừng hòng nó tự
nguyện nhả miếng mồi ra, để trả lại quyền điều khiển cho người sử dụng. Sẽ
không bao giờ xảy ra chuyện đó. Một khi con chó sói đã xơi tái bà ngoại rồi, đời
nào nó chịu phun bà ra, trả lại cho cô bé quàng khăn đỏ?
Vậy
giải pháp là gì? Làm sao giải thoát cỗ máy vi tính khỏi sự khống chế của con ác
quỷ này đây?
Hãy hỏi các “cỗ máy tính” đang “chạy” hệ điều hành “Windows” trên thế giới
mà xem, họ đã làm điều đó như thế nào?
Lịch sử cho thấy chỉ có một câu trả lời đúng đắn duy nhất mà thôi: Cách
mạng!
Muốn hệ điều hành Windows ư? Windows không hề miễn phí nha bạn. Bạn phải
trả một cái giá nào đó để có được nó, đôi khi rất đắt và không phải bằng tiền.
Không hề dễ dàng đâu.
Bạo lực là điều không tránh khỏi. Máu sẽ phải đổ và thây người ngã xuống.
“Máy vi tính” của bạn sẽ phải rung lắc ầm ầm, thậm chí nổ tung, trong cuộc chiến
sinh tử với loài quỷ dữ.
Còn nhớ quảng trường Thiên An Môn năm 1988 không? Con quỷ rất mạnh và
đáng sợ vô cùng. Với búa liềm trên tay và cờ máu bay phất phới trên đầu, nó đã
sẵn sàng cho trận đấu và đang bình thản chờ đối thủ nào dám xông lên. Nếu bạn
thua trận chiến này, hậu quả là gì bạn biết không? Nó sẽ xé xác bạn ra mà ăn
tươi nuốt sống, mà chẳng cần dát vàng lên nữa để làm gì.
Nghe dễ sợ quá phải không?
Hay bạn muốn dùng hình thức đấu tranh biểu đạt ôn hòa, phi bạo lực, cho
an toàn? Xin cứ tự nhiên! Nhưng bạn sẽ dùng loại “vũ khí” gì để đối phó với quỷ?
Mấy cái băng rôn phản đối và tiếng hô “đả đảo” à? Sẽ chẳng xi nhê gì đâu. Nên
nhớ con quỷ không ngán mấy “trò hề” vô dụng này, nó sẽ tóm cổ và tống giam bạn
vào ngục tối, cho bạn suy tàn héo hắt đến thiên thu.
Bạn còn muốn hệ điều hành Windows nữa không, hay bu-gi của bạn đã teo rồi?
Không à? Được thôi, thế thì hãy cúi xuống mà cam chịu thân phận của một
“linh kiện” nhạt nhòa vô nghĩa, rỉ sét từng giờ trong cỗ máy tính tật nguyền khốn
khổ ấy đi, và tiếp tục “cày” như trâu ngựa để cung phụng cho loài ác quỷ, tối về
thì nhậu nhẹt say sưa để quên đời, rồi kiếp người cũng sẽ qua mau…
Còn nếu muốn, thì hãy đứng lên, hãy sát cánh bên nhau để tạo thành sức mạnh,
và tuốt kiếm ra, như 40 chiến binh miền sơn cước đã làm, hãy nổi trống đồng lên
và bước vào trận đánh. Kết cục sẽ chỉ có một mà thôi: Hoặc “Windows”, hoặc chết.
Tổng thống Zelensky đang chiến đấu mãnh liệt như sư tử để bảo vệ “hệ điều
hành Windows” cho dân tộc mình kìa. Và cũng vì mục đích cao cả đó, bà Trưng xứ
Đài, là tổng thống Thái Anh Văn, đã sẵn sàng nghênh chiến với cường địch siêu
to khổng lồ mà không hề khiếp sợ.
Với người dân Việt Nam trong thời điểm hiện tại, hoặc “Windows”, hoặc chết.
Không thể nào khác được, bạn ơi!