Tuesday, August 3, 2021

ĐỨC, ẤN ĐỘ ĐƯA CHIẾN HẠM TỚI BIỂN ĐÔNG THÁCH ĐỐ BẮC KINH (Người Việt)

 


NỘI DUNG :

.

Chiến hạm Bayern đến Biển Đông : Đức “sát cánh” với đồng minh và “khéo léo” với Trung Quốc

Thu Hằng  -  RFI

.

Sau gần 20 năm, chiến hạm Đức đến Biển Đông bảo vệ "tự do hàng hải"

Thu Hằng  -  RFI

.

Ấn Độ điều nhiều chiến hạm đến Biển Đông

Thụy My  -  RFI

 .

Đức, Ấn Độ đưa chiến hạm tới Biển Đông thách đố Bắc Kinh

Người Việt

.

=================================================

.

.

Chiến hạm Bayern đến Biển Đông : Đức “sát cánh” với đồng minh và “khéo léo” với Trung Quốc

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 03/08/2021 - 15:32

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210803-chi%E1%BA%BFn-h%E1%BA%A1m-%C4%91%E1%BB%A9c-bayern-bi%E1%B....BB%91c

 

Lần đầu tiên từ gần 20 năm nay, một chiến hạm của Đức tham gia bảo vệ “tự do hàng hải” ở Biển Đông. Xuất phát từ cảng Wilhelmshaven ngày 02/08/2021, tầu Bayern sẽ đến Biển Đông vào khoảng tháng 12. Chuyến đi này được đánh giá là “tế nhị” vì Đức vừa phải sát cánh với các đồng minh, vừa phải khéo léo để tránh làm phật lòng Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng của Berlin. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/a2094fde-f458-11eb-aca8-005056a90284/w:900/p:16x9/000_9JE3KB.webp

Chiến hạm Beyarn rời cảng Wilhelmshaven, phía bắc nước Đức, ngày 02/08/2021. AFP - SINA SCHULDT

 

Tầu Bayern được điều đến vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là bước tiếp theo trong chiến lược hướng sang khu vực có vị trí địa lý chiến lược, được chính phủ Đức thông qua năm 2020. Ngày 16/09/2020, lần đầu tiên Đức cùng với Anh và Pháp cùng gửi một công hàm lên Liên Hiệp Quốc để phản đối “các tuyên bố chủ quyền  (của Trung Quốc) dựa trên việc thực thi “quyền lịch sử” trên vùng Biển Đông”. Những yêu sách này “không tuân thủ luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS”.  

 

Berlin cũng đổi giọng cùng với toàn khối Liên Hiệp Châu Âu khi lần đầu tiên vào tháng 03/2021, ban hành nhiều biện pháp trừng phạt Bắc Kinh vi phạm nhân quyền nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Một tháng sau, 27 thành viên lại thống nhất xoay trục sang châu Á với bản “Chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu về hợp tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”.  

 

Sự kiện này cho thấy Bruxelles quyết tâm tăng cường ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực, nơi có đến một nửa dân số toàn cầu và chiếm đến 40% GDP thế giới. Trang Asia Times lúc đó cho rằng thời điểm công bố và ngôn ngữ của tài liệu cho thấy những lo lắng ngày càng lớn trước tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh trở thành trọng tâm cho việc điều chỉnh chiến lược mới của Liên Hiệp Châu Âu. 

 

Tại sao Đức muốn can dự “bảo vệ tự do hàng hải” ? 

 

Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer từng phát biểu : “Sự thịnh vượng của chúng ta hình thành trên quy mô toàn cầu, những gì xảy ra ở châu Á đều có hậu quả trực tiếp cho chúng ta”. Trong khi đó, Biển Đông hiện là điểm nóng về an ninh với việc Trung Quốc hung hăng chèn ép chủ quyền của các nước láng giềng tại Đông Á và Đông Nam Á nhằm thâu tóm quyền kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch qua Biển Đông.  

 

Đô đốc Kay-Achim Schönbach, tham mưu trưởng Hải Quân Đức, cũng khẳng định “Các đại dương trên thế giới thuộc về tất cả mọi người”, do đó cần phải sát cánh với những đối tác có chung giá trị. Tuy nhiên, tham mưu trưởng Hải Quân Đức tuyên bố chỉ “sử dụng những tuyến đường thương mại thông thường, nơi tất cả mọi người đều có thể qua lại”. Vì vậy, tầu Bayern của Đức không có kế hoạch đi qua eo biển Đài Loan, như các chiến hạm Mỹ vẫn làm và khiến Bắc Kinh tức giận. 

 

Cân bằng lợi ích giữa an ninh và thương mại 

 

Dù Đức muốn cho thấy nhiệm vụ của tầu Bayern là phản đối những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc nhưng theo Reuters, Berlin tính toán cân bằng giữa lợi ích an ninh và lợi ích thương mại. Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Đức. Hai nước có mối quan hệ công nghiệp rất chặt chẽ, thậm chí tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen có một nhà máy ở Tân Cương. Nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời dịch mà nền kinh tế hàng đầu của châu Âu đã bù lại được phần nào thiệt hại vì khủng hoảng dịch tễ. 

 

Trung Quốc như tạm yên tâm về chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải của Đức, cũng như của Anh, tại Biển Đông vì cả hai nước này đều “tìm kiếm cân bằng” bất chấp sức ép của Mỹ. Anh điều tầu Queen Elizabeth đến khu vực để khẳng định vị trí cường quốc hàng hải sau khi rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu nhưng đã “vội vã rời khỏi khu vực vì hiểu rõ lằn ranh đỏ và khả năng quân sự của Trung Quốc”, theo Global Times ngày 03/08.  

 

Phía tầu Bayern dường như cũng đề nghị ghé thăm cảng Thượng Hải, nhưng Bắc Kinh chưa trả lời. Cử chỉ này được ông Wang Yiwei, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Nhân Dân Trung Hoa, phân tích với trang Global Times là Đức, đại diện cho Liên Hiệp Châu Âu, tìm kiếm một trật tự hàng hải lâu dài và duy trì mối liên hệ nào đó với Trung Quốc, nhưng không theo hướng đối đầu. 

 

                                                      ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

.

Mỹ, Nhật hoan nghênh Hải quân châu Âu triển khai tại châu Á để đối phó với Trung Quốc

.

Các nước châu Âu quyết tâm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông

 

--------------------------------------------------------------------

.

.

Sau gần 20 năm, chiến hạm Đức đến Biển Đông bảo vệ "tự do hàng hải"

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 03/08/2021 - 10:47

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210803-chi%E1%BA%BFn-h%E1%BA%A1m-%C4%91%E1%B.....BB%B1-do-h%C3%A0ng-h%E1%BA%A3i

 

Chiến hạm Đức Bayern đã rời cảng Wilhelmshaven (phía bắc) ngày 02/08/2021 thực hiện hành trình 6 tháng “bảo vệ tự do hàng hải tại những nơi luật pháp quốc tế cho phép”. Đích đến là vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, sau gần 20 năm Đức vắng mặt, nhằm hợp lực với nhiều nước phương Tây gia tăng hiện diện trước những tham vọng chủ quyền ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.

 

https://s.rfi.fr/media/display/7d4d88d2-f434-11eb-a518-005056bf30b7/w:900/p:16x9/000_9JE3K6.webp

Lễ tiễn thủy thủ đoàn tàu Bayern Đức tại cảng Wilhelmshaven, đông bắc Đức, ngày 02/08/2021. AFP - SINA SCHULDT

 

Theo AFP, ngoại trưởng Heiko Maas và bộ trưởng Quốc Phòng Đức tham gia lễ ra khơi của tầu Bayern. Trong bài diễn văn, bà Annegret Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh đến nhiệm vụ của chiến hạm Bayern là góp phần ổn định tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương “vì an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng là an ninh của chúng ta”. Do đó, Đức “muốn nhận một phần trách nhiệm đối với việc tổ chức luật pháp quốc tế” trong khu vực.

 

Tầu khu trục Bayern dài 139 mét thuộc lớp Brandenburg, là một trong những chiến hạm chủ lực của Đức, với thủy thủ đoàn 200 người. Theo lịch trình, tầu Bayern sẽ hỗ trợ các chiến dịch Sea Guardian của NATO và Atalanta của lượng lượng hải quân Liên Hiệp Châu Âu ở Somalia và giúp thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên.

 

Hãng tin Anh Reuters cho biết là tầu sẽ đến các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Việt Nam.

 

Tầu Bayern dự kiến đi qua Biển Đông vào tháng 12/2021. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2002, một tầu chiến của Đức đi qua vùng biển này. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức khẳng định : “Chúng tôi muốn luật pháp hiện hành được tôn trọng, những tuyến đường hàng hải được tự do qua lại”. Thông điệp này có lẽ nhằm gửi đến Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến hơn 80% diện tích Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.

 

Ngoài Hoa Kỳ, thường xuyên hiện diện trong khu vực, nhiều nước phương Tây đã mở rộng hoạt động ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để cùng Mỹ đối phó với những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Trước đó, chiến hạm Queen Elizabeth của Anh cũng hoạt động ở Biển Đông, tập trận với quân đội Singapore ở eo biển Malacca. Bắc Kinh luôn coi sự hiện diện quân sự của phương Tây là mối đe dọa cho ổn định trong khu vực.

 

                                                        ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Nhật - Đức : Đối thoại Ngoại Giao - Quốc Phòng đầu tiên nhằm đối phó với Trung Quốc

 

Châu Âu "xoay trục”: Đức nối gót Anh và Pháp cho chiến hạm tiến vào Biển Đông

 

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : EU đổi hẳn cách nhìn với Bắc Kinh

 

.

=================================================

.

.

Ấn Độ điều nhiều chiến hạm đến Biển Đông

Thụy My  -  RFI

Đăng ngày: 03/08/2021 - 14:43

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210803-an-do-dieu-nhieu-chien-ham-den-bien-dong

 

CNN dẫn thông báo của bộ Quốc Phòng Ấn Độ hôm 02/08/2021 cho biết một nhóm tàu tác chiến của nước này đến Biển Đông, trong khuôn khổ các cuộc tập trận Bộ Tứ với Mỹ, Nhật, Úc, kéo dài hai tháng.

 

https://s.rfi.fr/media/display/a581b486-110f-11ea-9fb1-005056a99247/w:900/p:16x9/2018-05-10t082456z_1461865543_rc1df72896b0_rtrmadp_3_india-navy.webp

Ảnh minh họa : Hai chiến hạm của Hải Quân Ấn Độ tại căn cứ hải quân Changi (Singapore) ngày 10/05/2018. REUTERS/Feline Lim

 

Các chiến hạm sẽ lên đường vào đầu tháng, gồm một khu trục hạm tên lửa dẫn đường, hai tàu hộ vệ trang bị hỏa tiễn và một tàu chống tảu ngầm. Tàu chiến Ấn Độ sẽ tham gia một loạt cuộc tập trận trong đó có Malabar 2021 với Hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc.

 

Trong các cuộc tập trận song phương khác, các chiến hạm Ấn Độ sẽ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước ven Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia và Singapore. Theo bộ Quốc Phòng Ấn Độ, sáng kiến này giúp « tăng cường khả năng phối hợp giữa Hải quân Ấn Độ và các nước bạn bè, dựa vào những lợi ích chung trên biển và cam kết bảo vệ tự do hàng hải ».

 

Biển Đông đã trở thành điểm nóng trong những tuần lễ gần đây. Tuần trước, nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đã đến vùng biển này, trong khi Mỹ và Trung Quốc đều tổ chức các cuộc tập trận.

 

Chuyên gia Collin Koh ở Singapore nhận định đây là sự hiện diện rõ nét nhất của Hải quân Ấn Độ tại phía đông eo biển Malacca. Cho dù ở bên ngoài giới hạn 12 hải lý của các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng, nhưng đợt triển khai này cho thấy New Delhi muốn tỏ dấu hiệu tham gia mạnh mẽ hơn vào các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Tây Thái Bình Dương.

 

Sau các đụng độ đẫm máu với Trung Quốc tại vùng núi biên giới Himalaya, Ấn Độ đã tích cực tham gia các hoạt động của Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc). Trung Quốc luôn chỉ trích sự hiện diện của các lực lượng hải quân các nước trên Biển Đông, vốn bị Bắc Kinh coi như « ao nhà ».

 

                                                   ***

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

.

Ấn Độ-Việt Nam chia sẻ quan điểm về khu vực Ấn Độ Dương

.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của các đối tác ở Ấn Độ - Thái Bình Dương

.

Hải Quân Việt Nam - Ấn Độ diễn tập liên lạc và phối hợp chung tại Biển Đông

.

==========================================

.

.

Đức, Ấn Độ đưa chiến hạm tới Biển Đông thách đố Bắc Kinh

Người Việt

August 3, 2021

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/duc-an-do-dua-chien-ham-toi-bien-dong-thach-do-bac-kinh/

 

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đức và Ấn Độ loan báo đưa chiến hạm tới Biển Đông trong khi đoàn chiến hạm Anh vừa đi khỏi, thách đố tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

 

Báo chí quốc tế đưa tin Đức đưa khinh hạm Bayern bắt đầu hành trình hoạt động kéo dài sáu tháng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ ngày Thứ Hai, 2 Tháng Tám. Cũng ngày này, Bộ Quốc Phòng Ấn Độ loan báo đưa một đội gồm bốn chiến hạm tới Biển Đông và cũng sẽ tham dự tập trận Hải Quân với “bộ tứ” là Mỹ, Nhật, Úc và Ấn.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/08/VN-Bayern-Frigate-thuy-thu-DPA-080321-1068x601.jpg

Thủy thủ đoàn khinh hạm Bayern vẫy tay chào mọi người khi tàu rời bến đi đến Biển Đông. (Hình: DPA)

 

Các hành động này không thể không làm Bắc Kinh tức giận và khó tránh những căng thẳng quan hệ ngoại giao vốn đang ở lúc không mấy êm đẹp.

 

Đây là lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, Đức đưa chiến hạm đến khu vực. Khinh hạm Bayern trong suốt hành trình sẽ cập cảng Singapore, Nam Hàn và Úc. Khi đi qua Biển Đông, nơi đang có những căng thẳng giữa Mỹ, các nước khu vực với Trung Quốc, sự hiện diện sẽ là thông điệp nó đưa ra với các đối tác và đồng minh Mỹ.

 

“Thông điệp chúng tôi đưa ra rất rõ ràng. Chúng tôi bảo vệ các giá trị và lợi ích chung với các đối tác và đồng minh,” Bộ Trưởng Quốc Phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer phát biểu trước khi khinh hạm Bayern khởi hành, hãng tin AFP cho hay.

 

“Đối với các đối tác ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, thực tế đang là hải lộ không còn rộng mở và an ninh. Đồng thời, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ được áp dụng dựa vào luật sức mạnh đẻ ra quyền,” bà Kramp-Karrenbauer nói.

 

Tuy nhiên, bà Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh chuyến đi của khinh hạm nói trên không nhắm vào nước nào. Bà còn cho biết Đức đã đề nghị khinh hạm Bayern đến thăm một cảng Trung Quốc “để duy trì đối thoại.”

 

Giới chức tại thủ đô Berlin cho biết chiến hạm trên chỉ di chuyển trên thủy lộ thương mại chứ không đến gần những vùng biển tranh chấp nhạy cảm hoặc đi qua eo biển Đài Loan.

Dù sao, Berlin cũng xác định rõ rằng chuyến hải trình nhấn mạnh quan điểm nước Đức không chấp nhận chủ quyền Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố và đã bị tòa án quốc tế bác bỏ. Tuần trước, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố tại diễn đàn an ninh khu vực tại Singapore là tuyên bố chủ quyền “lưỡi bò” của Trung Quốc “không có căn bản.”

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/08/VN-An-Do-chien-ham-den-BienDong-ZEEnews-080321.jpg

Chiến hạm Ấn Độ tập trận trên biển. (Hình: ZEE)

 

Mặt khác, báo chí Ấn Độ đồng loạt đưa tin, một đội chiến hạm đặc nhiệm bốn chiếc sẽ được điều động tới Biển Đông hai tháng gồm cả các cuộc tập trận với “bộ tứ” nhưng không cho biết ngày khởi hành. Chúng gồm một khu trục hạm trang bị hỏa tiễn, một khinh hạm, một hộ tống hạm chống tàu ngầm và một hộ tống hạm trang bị hỏa tiễn.

Đoàn chiến hạm này cũng sẽ hợp tác với hải quân của các nước khu vực gồm Singapore, Việt Nam, Indonesia và Philippines “dựa trên những lợi ích hàng hải chung và các cam kết về tự do hải hành.”

 

Lâu nay, Biển Đông được coi như chảo dầu chờ bùng nổ với các tranh chấp chủ quyền và tham vọng Trung Quốc muốn nuốt trọn vùng biển có tiềm năng dầu khí rất lớn và thủy lộ quan trọng hàng đầu thế giới. Ấn Độ đã một số lần đưa chiến hạm đến thăm Việt Nam và đi trên Biển Đông. (TN) [qd]

 

 

 


No comments: