Tuesday, December 10, 2019

LỜI TUYÊN THỆ MỚI NHẤT CỦA 468 CHÍNH KHÁCH QUỐC HỘI (NGuyễn Đạt Thịnh)




Nguyễn Đạt Thịnh
09/12/2019

Hai năm một lần, vào tháng Giêng của những năm lẻ, lại có lễ tuyên thệ nhậm chức của 468 vị chính khách Quốc Hội -435 dân biểu và 33 nghị sĩ.

Nguyên văn câu tuyên thệ như sau, "Tôi thề (hoặc khẳng định) một cách long trọng là tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ chống mọi kẻ thù, dù ngoại hay nội thù; và thề rằng tôi sẽ tin tưởng và trung thành với Hiến Pháp; tôi khẳng định những lời tuyên thệ này được thực hiện trong tự do, và tôi không hề có hậu ý trốn tránh. Xin Chúa giúp tôi."

(I do solemnly swear (or affirm) that I will support and defend the Constitution of the United States against all enemies, foreign and domestic; that I will bear true faith and allegiance to the same; that I take this obligation freely, without any mental reservation or purpose of evasion; and that I will well and faithfully discharge the duties of the office on which I am about to enter: So help me God.)

Thủ tục tuyên thệ đã có từ ngày Hoa Kỳ có Quốc Hội (1789).

Lễ tuyên thế mới nhất - ngày mùng 4 tháng Giêng 2019

Lời thề đó sẽ không bị bội thệ, dù quý vị nghị sĩ sẽ bỏ phiếu buộc tội hay không buộc tội tổng thống Trump, vì họ chỉ thề “Tôi thề một cách long trọng là tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ chống mọi kẻ thù, dù ngoại hay nội thù; ...”

Trump không hề là kẻ nội thù; ít nhất cũng chưa có người nào buộc tội ông là phản quốc, và cũng chưa người nào chứng minh được điều đó.

Ngoài ra, để tránh bớt rườm rà, lời tuyên thệ còn bị đơn giản hóa đến mức chỉ gồm có 14 chữ “I do solemnly swear (or affirm) that I will support the Constitution of the United States.” (Tôi nghiêm chỉnh tuyên thệ sẽ ủng hộ Hiến Pháp của Hoa Kỳ.)

Trump có đi ngược lại quan điểm đồng minh với thế giới tự do -quan điểm chính trị cố hữu của Mỹ; ông không đồng quan điểm với quý vị tiền nhiệm của ông. Nhưng Hiến Pháp không hề ấn định việc đồng minh với Nga là sai, là phạm tội đáng bị truất phế. Nhân vật duy nhất phản đối chính sách thân Nga của Trump là Đại Tướng Jim Mattis.

Có thể ông Trump tin là ông vô tội, Quốc Hội không hề có quyền truất phế ông; ông không buồn chuẩn bị một lập luận để tự bào chữa. Nếu có thể, ông cũng sẽ không tham dự phiên xử của Thượng Viện, vì ông cho đó là chuyện tầm phào, không đáng quan tâm.

Một tờ báo lớn của Mỹ viết, “Nếu thật sự ông Trump tin là ông không có lỗi gì trong việc ông ép chính phủ Ukraine chen lấn vào việc nội bộ của nước Mỹ để gây lợi thế tranh cử cho ông ta, thì tại sao ông không để Ngoại Trưởng Mike Pompeo ra trước Hạ Viện tuyên thệ để khẳng định trong tình trạng hữu thệ là không hề có chuyện quid pro quo (trao đổi quyền lợi- bà chìa cây giò, ông thò chai rượu), việc đòi tổng thống Ukraine giúp ông hạ nhục một đối thủ của ông trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2020, rồi mới trao tiền Mỹ viện trợ Ukraine trong cuộc chiến tranh bảo vệ quê hương họ.

Tờ báo Mỹ đó viết, “Trump ra lệnh chung cho mọi nhân viên chính phủ không được ra điều trần trước Hạ Viện, cũng không được cung cấp tài liệu cho Hạ Viện, dù có trát đòi cung cấp. Thái độ đó tạo ra tình trạng bắt buộc mọi công chức còn muốn làm việc trong chính phủ, phải từ chối trách nhiệm của họ đáp ứng Quốc Hội.

Một giáo sư luật tại Yale, ông Akhil Reed Amar nhận định là Trump đang phá vỡ cái truyền thống viên chức chính phủ tuân hành trát đòi của Quốc Hội để cung cấp tài liệu, hoặc để đích thân ra điều trần trước Quốc Hội; ông Amar mô tả thái độ tôn trọng trát đòi của Quốc Hội là một điều luật bất thành văn của Hiến Pháp.

Điển hình là hai nhân vật Mike Pompeo và John Bolton; cả hai người này đều tuyên bố là họ chứng kiến nhiều diễn biến liên quan đến việc Trump ép Ukraine can dự vào cuộc bầu cử của Mỹ, nhưng Trump không cho họ khai trước quốc hội.

Tờ The New York Times viết, “Vài chục năm trước tác phong đặc quân chủ như vậy của một vị tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ bị các chính khách quốc hội của cả hai đảng phản đối, và đòi mọi viên chức chính phủ phải thi hành lời thề trung thành với hiến pháp.
Cả hai vị tổng thống Richard Nixon và Bill Clinton đều có thái độ tôn trọng Quốc Hội, trong lúc Trump coi các chính khách Quốc Hội như gia nhân, và tin tưởng là họ phải trung thành với ông.

Một thoáng an ủi nhỏ là thái độ can đảm của một số nhân viên Bạch Cung và quý vị đại sứ trực thuộc bộ ngoại giao; họ chấp nhận mất job vì đi ngược lại quyền lợi của tổng thống. Thái độ can đảm đó của những viên chức hành pháp, đặt ra vấn đề cải tiến hiến pháp để vạch rõ việc phân quyền giữa ba quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Ông Trump đã tạo được ưu thế đa số tại Tối Cao Pháp Viện, đã tạo được một lực lượng pro Trump trong quốc hội, và tạo được thái độ răng rắc tuân lệnh của công chức hành pháp, thì chỉ thêm một nhiệm kỳ nữa, ông sẽ tạo được tiếng chào “Hey, Hitler.”

Thử chờ thêm bốn năm nữa, xem có đúng hay không.






No comments: