Wednesday, December 4, 2019

BẤT ĐỒNG Ý KIẾN CHI PHỐI CÁC CUỘC HỌP NATO ; TT TRUMP HỦY HỌP BÁO (tổng hợp)




NỘI DUNG :

Người Việt Online
.
Anh Vũ – RFI
.
Trọng Thành – RFI4
.
BBC Tiếng Việt

==============================================


Người Việt Online
December 4, 2019

WATFORD, Anh (AP) – Các nhà lãnh đạo khối NATO hôm Thứ Tư, 4 Tháng Mười Hai, tìm cách che lấp các bất đồng ý kiến sâu đậm về tương lai của liên minh quân sự này, nhưng khẳng định sẽ cùng có phản ứng trong trường hợp có cuộc tấn công nào nhắm vào một trong 29 quốc gia thành viên.

Tổng Thống Donald Trump trong khi đó cũng cho thấy sự không hài lòng của ông, qua việc đến họp bằng cửa riêng thay vì đi cùng với các nhà lãnh đạo khác, và hủy cuộc họp báo đã định trước.

Khi chấm dứt cuộc họp thượng đỉnh ở khu vực bên ngoài thủ đô London của Anh, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập của tổ chức này, các nhà lãnh đạo loan báo sẽ thành lập ủy ban gồm các chuyên gia để nghiên cứu về đường lối chính trị của liên minh. Điều này có vẻ là một phản ứng nhằm đáp lại chỉ trích của Tổng Thống Pháp, ông Emmanuel Macron, rằng NATO bị “chết não.”

Cuộc tranh chấp nội bộ NATO phần lớn là do việc Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc tấn công hồi Tháng Mười vào khu vực Bắc Syria.

Tổng Thống Macron than phiền là Tổng Thống Trump rút quân khỏi khu vực mà không tham khảo các đồng minh NATO; một hành động được Thổ Nhĩ Kỳ coi như được Mỹ bật đèn xanh để họ đưa quân vào.

Tổng Thống Macron từ chối không xin lỗi về lời phát biểu “NATO bị chết não” của mình, nói rằng điều đó đang giúp tạo ra một cuộc tranh luận ở NATO về các vấn đề chiến lược quan trọng.

“Khi nào bị băng đá chắn lối, người ta phải dùng tới tầu phá băng. Có thể điều đó gây tiếng đồng ồn ào, nhưng cũng mở được con đường,” ông Macron nói.

Cũng theo ông Macron, các cuộc thảo luận ở NATO nên là về “các vấn đề khác hơn là ngân sách và tài chánh.”

Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, nói các quốc gia Âu Châu và Canada từ năm 2016 tới nay đã chi thêm $130 tỉ cho ngân sách quốc phòng của họ, một điều chưa từng thấy trước đây.

Trong khi đó, Tổng Thống Donald Trump có cuộc họp không định trước với Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

“Chúng tôi đã rút quân của mình ra khỏi khu vực biên giới và chỉ giữ khu dầu hỏa. Chúng tôi có lính đóng ở nơi có dầu hỏa. Và đó là điều tôi muốn,” Tổng Thống Trump nói sau cuộc họp với ông Erdogan. (V.Giang)

-------------------------------------

Anh Vũ – RFI
Đăng ngày 04-12-2019

Bên lề thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập NATO tại Luân Đôn, Anh Quốc, hôm qua, 03/12/2019, tổng thống Pháp và Mỹ, sau những phát biểu công kích nhau từ xa xung quanh quan hệ đồng minh, đã gặp nhau. Cuộc gặp tuy ngắn ngủi nhưng cho thấy rõ hơn những bất đồng giữa Donald Trump và Emmanuel Macron.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) trong cuộc gặp đồng nhiệm Mỹ Donald Trump, tại Watford, Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 03/12/2019Ludovic Marin/Pool via REUTERS

Thông tín viên RFI, Eljabri Anissa tại Luân Đôn tường trình :

"Đúng là không khí có giảm nhiệt chút ít trong cuộc gặp giữa Donald Trump và Emmanuel Macron. Hai ông đã có 30 phút hội đàm và 40 phút họp báo chung. Cuối cùng tổng thống Mỹ đã nói rằng “các bất đồng của chúng ta là nhỏ”, theo ông, kẻ thù chung của hai nước chính là khủng bố.

Với tổng thống Emmanuel Macron, các bất đồng với nguyên thủ Mỹ vẫn còn nhiều. Trước hết là về Thổ Nhĩ Kỳ và chiến lược đối với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

Câu hỏi mà Donald Trump đặt ra cho Emmanuel Macron là : Chúng tôi đã bắt được nhiều chiến binh thánh chiến người châu Âu, ông muốn có vài kẻ không?

Tổng thống Pháp trả lời: Chỉ có vài kẻ thôi, nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ, Daech vẫn chưa bị đánh bại.

Ông Trump châm biếm : Đó là cách nói hay nhất để không trả lời mà tôi chưa từng nghe”.

Một cuộc gặp khác dự báo phức tạp, đó là với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Recep Tayip Erdogan mặt tươi cười bước ra cửa phủ thủ tướng Anh được trang trí bằng một cây thông Noel lớn.

Mọi việc diễn ra tốt đẹp, ông nói bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ với báo chí. Không một lời nói về thủ tướng Đức. Còn Emmanuel Macron chỉ nhấn mạnh, mọi hiểu lầm và giải thích chưa được giải tỏa. "

--------------------------------------

Trọng Thành – RFI4
Đăng ngày 04-12-2019

Hai mươi chín thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cố gắng thể hiện tinh thần đoàn kết trước cuộc thượng đỉnh chính thức diễn ra hôm nay, 04/12/2019, trong bối cảnh có những bất đồng hiếm thấy trong nội bộ.

Lãnh đạo các thành viên NATO, tổng thư ký khối cùng nữ hoàng Elizabeth, thái tử Charles tại điện Buckingham, Luân Đôn, ngày 03/12/2019Yui Mok/Pool via REUTERS

Tối hôm qua, 03/12, NATO mừng sinh nhật 70 năm của khối tại điện Buckingham. Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị chủ trì buổi dạ tiệc với khách mời là tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và lãnh đạo 29 quốc gia thành viên NATO. Thủ tướng Anh Boris Johnson, đang trong giai đoạn tranh cử nghị viện, đã đón tiếp lãnh đạo các nước tại trụ sở chính phủ.

Theo AFP, thủ tướng Anh đã khẳng định tình đoàn kết của khối NATO, sau 70 năm tồn tại, là không gì lay chuyển nổi. Ông hết mực ca ngợi NATO, là ''lá chắn khổng lồ bảo vệ 29 quốc gia và một tỉ dân cư'', với phương châm ''mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người''.

Buổi làm việc chính thức của NATO bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng hôm nay, tại Watford, ngoại ô Luân Đôn. Theo các nhà quan sát, 29 thành viên NATO sẽ phải ra một tuyên bố chung, xác định các phạm vi hoạt động của khối, cũng như làm rõ các thách thức đặt ra từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tổng thư ký NATO sẽ được giao phó trách nhiệm xem xét chiến lược của khối để đối phó với các mối đe dọa mới, đặc biệt là ''khủng bố quốc tế''.

Những nỗ lực phô trương tinh thần đoàn kết trên bề mặt của NATO không che lấp nổi những bất đồng nỗi bộ sâu sắc, đặc biệt nổi rõ qua các tuyên bố mới đây của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khẳng định NATO lâm vào tình trạng ''chết não'' và kêu gọi xem xét lại chiến lược chung của khối.

Thổ Nhĩ Kỳ đặt điều kiện

Ngoài bất đồng giữa nhiều nước châu Âu với chính quyền Donald Trump, thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến cho Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương không thể duy trì một tinh thần đoàn kết thực sự.

Hôm qua, trong lúc tổng thư ký NATO khẳng định khối này sẵn sàng đáp trả Nga, nếu Ba Lan và các quốc gia Baltic – thành viên NATO – bị xâm lược, thì tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan cảnh báo sẽ ngăn chặn mọi kế hoạch của NATO liên quan đến Ba Lan và ba nước Baltic, chừng nào NATO không chính thức thừa nhận lực lượng vũ trang Kurdistan, kẻ thù của Ankara, là những kẻ ''khủng bố''.

Lập trường nước đôi của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO nhưng lại mua vũ khí của Nga, đối thủ tiềm tàng của NATO, bị Pháp lên án mạnh mẽ. Paris yêu cầu Ankara làm rõ vấn đề này. Hôm qua, tổng thống Pháp cùng đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tướng Đức và thủ tướng Anh đã có cuộc họp đặc biệt, với khủng hoảng Syria là trọng tâm. Tuy nhiên, cuộc họp dường như không mang lại kết quả. Theo một nguồn tin ngoại giao, Pháp lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngăn chặn mọi bước tiến trong các thảo luận tại thượng đỉnh NATO hôm nay.

---------------------------
.
BBC Tiếng Việt
04/12/2019

Thượng đỉnh Nato ở Anh làm lộ ra những ý tưởng 'đồng sàng dị mộng' của liên minh quân sự 70 tuổi.

Nữ hoàng Elizabeth II và Thái tử Charles đón các lãnh đạo Nato tại Điện Buckingham hôm 03/12. REUTERS

Ngày 4/12/2019, 29 lãnh đạo các nước thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ họp ở Watford, phía Tây Bắc London.
Trước đó, họ đã được Nữ hoàng Anh Elizabeth II mời vào Điện Buckingham dự tiệc và giao lưu.

Vừa xuống sân bay ở Anh, TT Donald Trump đã lên tiếng nói lời của lãnh đạp Pháp, Emmanuel Macron, rằng "Nato đã chết lâm sàng", là "thô bỉ, xúc phạm, thiếu tôn trọng". GETTY IMAGES

Nhưng ngay trong ngày 3/12 tại London, trước và trong khi tiếp xúc báo chí, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã khẩu chiến gay gắt.

Vừa xuống sân bay ở Anh, ông Trump đã lên tiếng nói lời của ông Macron bình luận rằng "Nato đã chết lâm sàng", là "thô bỉ, xúc phạm, thiếu tôn trọng".

Trả lời báo chí tại London hôm thứ Ba, ông Macron nói ông vẫn giữ nguyên quan điểm.
Cũng hôm 03/12 ông Macron đã vào Phủ Thủ tướng Anh tại Downing Street để tiếp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Đức, Angela Merkel và lãnh đạo nước chủ nhà, Boris Johnson.

Quan điểm của Pháp về Syria hiện rất khác cách nhìn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Macron cho rằng Nga và Trung Quốc không phải là "địch thủ" của Nato.
Điều này khiến Pháp có cách nhìn khác hẳn các thành viên Nato ở Đông Âu và Baltic vốn luôn lo sợ Nga.

Giới bình luận tin rằng sau khi thành lập năm 1949, Nato đã đóng vai trò đối trọng với khối Hiệp ước Warsaw (1955-1991) trong thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu.
Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, vai trò của Nato trở nên không rõ ràng.
Từ 12 thành viên, Nato thu nhập thêm các nước cựu cộng sản thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của Moscow, và nay con số thành viên là 29.
Cuộc chiến chung duy nhất ở châu Âu mà các thành viên Nato đều ủng hộ là chiến tranh Kosovo năm 1999.

Tổng thống Mỹ Harry Truman ký văn bản thành lập Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương năm 1949. GETTY IMAGES

Sau vụ 9/11 ở Mỹ, Nato cũng ủng hộ việc đem quân sang Afghanistan (2003) nhưng đóng góp của nhiều nước chỉ là tượng trưng.

Thủ tướng CHND Ba Lan Jozef Cyrankiewicz ký Hiệp ước Warsaw năm 1955 lập ra khối quân sự XHCN do Liên Xô chỉ đạo. Việt Nam sau chiến tranh với Hoa Kỳ cũng tham gia khối này. GETTY IMAGES

Lực lượng chính của Nato tại Afghanistan là của Mỹ và Anh, và họ còn được Nhật Bản, nước không trong thành viên Nato trợ giúp.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Sang Thế kỷ 21, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nato đang suy tính xem thách thức lớn nhất đến từ đâu.
Hồi tháng 7/2019, ông Anders Fogh Rasmussen, cựu Tổng thư ký Nato (2009-2014) đột nhiên lên tiếng rất mạnh về "mối đe dọa Trung Quốc".

GETTY IMAGES

Cờ các nước thành viên Nato. ANADOLU AGENCY

Vụ tấn công 9/11 đặt ra thách thức an ninh chống khủng bố cho Nato và khối này đã đưa quân vào Afghanistan để chống Al-Qaeda. GETTY IMAGES

Quân Nato. GETTY IMAGES

Chiến tranh Kosovo năm 1999: quân Nato oanh kích các lực lượng Serbia, một đồng minh truyền thống của Nga. GETTY IMAGES

Ông Rasmussen đề xuất EU coi Trung Quốc là kẻ thù chính và cần ủng hộ Hong Kong, và công nhận Đài Loan.

Hải quân Trung Quốc đưa quân sang căn cứ hậu cần quân sự Djibouti để hỗ trợ các hoạt động tại châu Phi và Tây Á, các vùng ảnh hưởng truyền thống của châu Âu và Hoa Kỳ. CHINA NEWS SERVICE

Đây là một xu hướng rất mới, mạnh mẽ tại châu Âu, nhưng ông Rasmussen (cựu thủ tướng Đan Mạch 2001-2009) nay không còn giữ chức gì trong Nato và bộ máy EU.

Tuy không gọi Bắc Kinh là địch thủ, các lãnh đạo Nato sẽ bàn tại Anh hôm 04/12 về hai chủ đề: an ninh mạng và sự thách thức từ Trung Quốc.

Xem thêm bài: Nato 70 tuổi không rõ kẻ thù là ai và các bài về chủ đề Quân sự.






No comments: