Friday, August 16, 2019

CẢNH BÁO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÌ HẠT VI NHỰA (tổng hợp)




VOA Tiếng Việt
16/08/2019

Các mẫu phân tích tuyết ở Đức Thụy Sĩ và Na Uy cho thấy tất cả các nơi đều chứa hạt vi nhựa ở mật độ dày đặc.


-------------------------------

Thu Thảo (Theo Independent)
Thứ năm, 15/8/2019, 14:00 (GMT+7)

Nhóm nhà khoa học từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ thu thập mẫu nước mưa tại công viên quốc gia Núi Rocky và phát hiện hạt vi nhựa.

Mẫu nước mưa từ công viên quốc gia Núi Rocky, Mỹ, chứa vi nhựa. Ảnh: Independent.

Hạt, sợi và mảnh nhựa được tìm thấy trong hơn 90% mẫu nước mưa tại bang Colorado, kể cả mẫu lấy từ độ cao hơn 3.000 m trong công viên quốc gia Núi Rocky, Independent hôm 14/8 đưa tin. Điều này cho thấy tình trạng mưa, sương hay tuyết nhiễm nhựa không chỉ xảy ra ở thành thị mà ở khắp nơi, theo các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

"Tôi nghĩ kết quả quan trọng nhất có thể chia sẻ với người dân là lượng nhựa ngoài kia nhiều hơn họ tưởng. Nhựa có trong mưa, tuyết và đã trở thành một phần của môi trường", Gregory Weatherbee, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Các nhà nghiên cứu phân tích mẫu nước mưa dưới kính hiển vi. Họ cho rằng hạt vi nhựa chủ yếu bắt nguồn từ rác thải đổ ra tự nhiên. Ngoài ra, quần áo làm từ chất liệu tổng hợp cũng đẩy các sợi nhựa ra môi trường.

Tháng 4, một nhóm nghiên cứu khác phát hiện lượng nhựa lớn trong lưu vực sông ở dãy núi Pyrenees, Pháp. Họ tìm thấy 365 hạt vi nhựa trên mỗi m2. 

Hạt vi nhựa là mối đe dọa lớn với sinh vật biển và tồn tại trong nhiều sông, biển, thậm chí vùng Bắc Cực. Tháng 6, tổ chức Hòa bình xanh phân tích mẫu nước của 13 dòng sông tại Anh và kết luận chúng đều chứa hạt vi nhựa. Hơn 4/5 lượng polymer mà tổ chức này tìm thấy là polyethylene (PE), polystyrene (PS) và polypropylene (PP), được dùng để chế tạo các sản phẩm như bao gói thực phẩm, chai nước và túi xách.

Con người ngày càng sử dụng nhiều nhựa dùng một lần khiến tình trạng ô nhiễm trên thế giới trở nên nghiêm trọng. Các chuyên gia uớc tính có 5,25 nghìn tỷ mảnh nhựa dưới biển và lượng nhựa có thể tăng lên gấp ba năm 2025. Khoảng 40% nhựa trở thành rác ngay trong năm chúng được sản xuất.

Thu Thảo (Theo Independent)

------------------------------------


Việt Báo
16/08/2019

Hiện nay trong lòng biển sâu, hàng tỷ tỷ hạt vi nhựa từ chai lọ và những món đồ dùng hàng ngày của con người đang trôi lơ lửng, đi vào cơ thể của những sinh vật biển và gây hại cho chúng cũng như môi trường.

Theo một số nghiên cứu, trong mỗi lít nước biển có khoảng 10,000 hạt vi nhựa, và các nhà khoa học cũng tìm thấy dấu vết của chúng trong nước uống và nguồn nước ngầm.

Khoảng giữa tháng 08/2019, hai nhà khoa học Xiaoguang Duan và Shaobin Wang tại đại học Adelaide và đại học Curtin của Úc đã tìm ra cách lọc sạch những hạt vi nhựa trong nước biển, sử dụng những chất hóa học gọi là ROS, viết tắt của reactive oxygen species. Sử dụng carbon nanotube kich thước siêu nhỏ, những hạt vi nhựa bị hút về phía ống lọc và bị phá vỡ kết cấu, sau đó ROS sẽ tiếp tục phá vỡ những liên kết polymer và biến chúng thành những hợp chất không còn khả năng gây hại, có thể hòa tan vào trong nước.

Nếu phương pháp mới thành công và có thể thực hiện ở quy mô lớn, có thể chúng ta sẽ giải quyết được hiểm họa rác thải nhựa một cách hiệu quả.

Nguoivietphone.com.






No comments: