Friday, August 16, 2019

BẢN TIN NGÀY 16-8-2019 (Báo Tiếng Dân)




16/08/2019

BÀI MỚI

16/08/2019
16/08/2019
16/08/2019
16/08/2019
16/08/2019
16/08/2019
16/08/2019
16/08/2019
16/08/2019
16/08/2019

*
*
Bản tin ngày 16-8-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn TS Hà Hoàng Hợp về tình hình Biển Đông: ‘Trung Quốc không chỉ đe dọa riêng Việt Nam’. Khi được hỏi, về kế hoạch của Trung Quốc nhằm gây áp lực lên nhiều nước ở Biển Đông chứ không chỉ riêng Việt Nam, TS Hợp nhận định, Trung Quốc “từ lâu đã có các hành động đơn phương trái luật, khiêu khích, dọa nạt 3 trong 4 nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines. Nghiêm trọng nhất, là vụ Trung Quốc dùng tàu chiến chiếm Scarborough của Philippines năm 2012”.

TS Hợp lưu ý vụ Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc, công bố ngày 24/7/2019, trong đó coi Biển Đông là bộ phận lãnh thổ “không thể bị tách rời” của Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố bảo vệ “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông bằng mọi giá, hành động của Trung Quốc đến giờ này cho thấy, đó không chỉ là tuyên bố suông.

RFI có bài: Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác Bãi Tư Chính. Ngày 15/8/2019, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, nhận định, Bắc Kinh “có dấu hiệu đang áp dụng một kiểu ngoại giao pháo hạm với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực mà Trung Quốc nhòm ngó”.
Bài báo lưu ý chi tiết: “Đoàn hộ tống chiếc Hải Dương Địa Chất 8 lần đầu có chiếc tàu hải cảnh khổng lồ mang số hiệu 3901, có trọng tải 12.000 tấn, lớn gấp ba lần khu trục hạm mà Mỹ thường đưa vào tuần tra ở Biển Đông”

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Tàu ngư dân mất tích, 21 ngày sau chi cục trưởng mới báo cáo. Vụ việc xảy ra ngày 2/7, tàu cá của ngư dân Nguyễn Thanh Đàm cùng 4 ngư dân ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, mất tích khi vào đảo Hải Nam tránh trú cơn bão số 2. Một tuần sau đó, gia đình đã gọi điện thông báo tìm kiếm đến các cơ quan chức năng. Đến ngày 23/7, ông Nguyễn Ngọc Phụng, chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh mới gửi công văn thông báo đến cơ quan chức năng.

Đến nay “đã gần một tháng rưỡi nhưng tung tích tàu cá QB 98845 vẫn chưa được tìm thấy. Hiện các đơn vị chức năng tại Quảng Bình vẫn đang thực hiện các biện pháp tìm kiếm”, còn ông Phụng chỉ có “nguy cơ” bị kiểm điểm. 


Ngoài biển là ao nhà, trên bờ là sân nhà của Tàu

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Đà Nẵng xử lý 191 người nước ngoài hoạt động sai mục đích nhập cảnh. Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2019, Sở đã phối hợp với lực lượng công an xử lý 191 người nước ngoài hoạt động sai mục đích nhập cảnh. Mặc dù bài báo không nói người nước nào, nhưng mọi người đều có thể đoán được, họ là người nước… Tàu.

Những người này vào Việt Nam bằng đường du lịch, nhưng thật ra họ làm hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh trái phép, đánh bạc qua mạng, hoạt động thương mại điện tử, cung cấp thông tin chứng khoán và bán hàng qua mạng.

Không chỉ quấy rối, sách nhiễu ngư dân, lấn chiếm lãnh hải Việt Nam ngoài Biển Đông, mà trên đất liền, Trung Quốc xem Việt Nam là vùng đất đai, lãnh thổ của họ. Từ Nam ra Bắc, có thể tìm thấy những khu vực thuộc lãnh địa riêng của người Tàu, mà người Việt không được phép đặt chân tới. Tội phạm Trung Quốc thì tung hoành trên đất Việt, khi bị bắt chúng không bị mang ra xét xử theo luật pháp Việt Nam, mà được trả về Tàu.

Vụ điện thoại Vsmart VN giống hệt Meizu của Tàu

Hôm 14/8, Facebooker Vũ Đình Hưng có clip so sánh điện thoại Vsmart của Vingroup, với điện thoại Meizu 16Xs của Tàu, cho thấy, hai chiếc điện thoại giống hệt nhau, từ nội thất tới con ốc: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/08/Vsmart-vs-Meizu.mp4?_=1

Nhà Hoạt động Hoàng Dũng viết: “Anh Vượng khôn như chó. Ảnh mua dây chuyền công nghệ sản xuất điện thoại Meizu China về, sản xuất ra rồi đặt tên là Vsmart (Vượng Khôn) rồi bán. Tháng 5/2019 Meizu ra mắt, bán tại VN giá 5,7 triệu. Tháng 8 Vượng Khôn ra đời, bán hẳn 6,9 triệu. Chênh lệch 1,2 triệu gọi là phí yêu nước, nộp cho ảnh“.

Báo Thanh Niên có bài: Bị ‘tố’ giống mẫu điện thoại Trung Quốc, Vinsmart nói gì? Ông Nguyễn Minh Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết bị di động của Công ty Vinsmart, nói rằng, sự giống nhau do Vsmart và hãng điện thoại Trung Quốc cùng đầu tư chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm và đặt hàng cùng một nhà thiết kế mẫu điện thoại.

Facebooker Vũ Đình Hưng viết: “Đầu tiên là quân đội giống nhau, rồi tới hàng hoá, rồi tới đây là dân Tàu đi khắp lãnh thổ Việt Nam mà chẳng cần giấy tờ gì, còn người Việt muốn qua Tàu thì phải có giấy thông hành như dân khu tự trị, rồi cuối cùng là thành 1 huyện của nó nữa, là đúng ý đảng và lòng thằng bác chúng nó“.

Hình :


Cựu Chánh án mua dâm làm chủ tọa xử án hiếp dâm

Báo “lề đảng” đưa tin, cựu chánh án Nguyễn Văn Bằng, là người từng bị tố cáo có hành vi mua dâm nên bị kỷ luật, bị điều chuyển công tác, hiện ngồi ghế chủ tọa, xét xử một vụ án hiếp dâm. Ngày 12/8, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên xử sơ thẩm đối với Quách Văn Long tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Văn Bằng. Năm 2015, trong khi giữ chức Chánh án TAND huyện Ea Kar, ông Bằng bị người dân tố cáo có hành vi mua dâm. Ngoài đơn thư, người tố cáo còn gửi kèm một đoạn clip dài 35 phút để làm bằng chứng.

Huyện ủy Ea Kar xác định, ông Bằng đã có hành vi quan hệ nam nữ bất chính, nên đầu năm 2016, ông Bằng bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức Huyện ủy viên và Chánh án TAND huyện Ea Kar và bị điều chuyển lên công tác tới một phòng thuộc TAND tỉnh Đắk Lắk. Và bây giờ ông Bằng ngồi ghế chủ tọa, xử án hiếp dâm!

Ông Nguyễn Văn Bằng (đứng) chủ tọa phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm hôm 12-8. Ảnh: NLĐ

VTC có bài: Nguyên chánh án huyện bị tố mua dâm ngồi ghế chủ tọa xử án hiếp dâm: TAND tỉnh Đắk Lắk nói gì?Ông Nguyễn Duy Hữu, Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk nói rằng, sự việc diễn ra cách đây 1 nhiệm kỳ, sau khi bị tố cáo, ông Bằng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và điều chuyển lên TAND tỉnh Đắk Lắk. Ông Hữu nói: “Trong quá trình công tác, ông Bằng có nhiều phấn đấu. Hiện đã hết thời hạn kỷ luật nên ông Nguyễn Văn Bằng vẫn được phân công nhiệm vụ mới”.


Mô hình chủ tịch tỉnh đi xe máy, bộ trưởng đi xe buýt 

VTC đưa tin: ĐBQH đề xuất Chủ tịch tỉnh đi xe máy, Bộ trưởng đi xe buýt đi làm. ĐBQH Nguyễn Thanh Thủy của tỉnh Hậu Giang đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể làm gương, “thực hiện theo mô hình Chủ tịch tỉnh đi xe máy, Giám đốc sở, ngành đi xe đạp, Bộ trưởng đi xe buýt“, để tiết kiệm ngân sách, giảm thiểu ách tắc giao thông.

Thay vì Bộ trưởng Thể và các lãnh đạo Trung ương thử nghiệm, hoặc cho biết lý do nếu đề xuất không khả thi, thì ông Thể lại đá quả bóng trở về đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang. Ông Thể trả lời:

Tôi nghĩ đề xuất này là một trong những đề xuất để chúng tôi nghiên cứu. Nhưng nếu đoàn ĐBQH, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang xung phong thì chúng tôi xin chọn Hậu Giang có thể làm nơi thí điểm việc Chủ tịch đi xe máy, cán bộ đi xe đạp và những cán bộ Trung ương đến địa bàn thì đi xe buýt. Nếu mô hình ở Hậu Giang tốt thì chúng ta nghiên cứu nhân rộng, chứ không thể nào áp dụng đại trà ngay được“.


BT Hùng: Không có MXH riêng, não người Việt đặt ở nước ngoài!

VietNamNet dẫn lời Bộ trưởng 4T Nguyễn Mạnh Hùng: Không có mạng xã hội của mình, những gì ta nói đều được lưu trữ ở nước ngoài. Ông Hùng nói trong phiên chất vấn của UBTVQH sáng 15/8: “Nói vui là não người VN ở nước ngoài. Bây giờ những thông tin mà họ thu thập được thì mới dùng để quảng cáo thôi, nhưng trong trường hợp đặc biệt thì họ có thể dùng vào việc khác và có thể nguy hiểm đến an ninh”.

Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài: Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng: Không thể để “bộ não” của người Việt ở nước ngoài. Bộ trưởng Hùng cho biết, “hiện nay các MXH của Việt Nam có khoảng 65 triệu tài khoản, trong khi các mạng nước ngoài có khoảng 90 triệu tài khoản. Phấn đấu đến năm 2020 hoặc 2021 đạt mức tương đương với mạng nước ngoài“.
Cố lên Bộ trưởng Hùng! Dân số Việt Nam hiện có khoảng 95 triệu người, chỉ cần ông dạy cho các em bé và các cụ già mở tài khoản, lướt mạng xã hội, thì trong năm nay, biết đâu Việt Nam sẽ có 90 triệu tài khoản, tương đương với mạng nước ngoài như ông mong muốn, không phải chờ 1-2 năm nữa đâu.

Biếm họa: Kéo điện toán đám mây về VN. Nguồn: Vũ Đình Hưng

VOA viết: Mạng xã hội ‘made in VN’ để ‘kéo não’ người Việt ở lại trong nước. Ông Thái Văn Đường nhận định, bộ máy tuyên truyền CSVN tiếp tục thất bại trước sự lớn mạnh của mạng xã hội VN, do đó “nhà nước có chủ trương xây MXH như là một công cụ để truyên truyền, định hướng dư luận trong nước… nhà nước sẽ tăng cường kiểm duyệt nội dung trên MXH, ngay cả khi người đăng bài không ở trong nước”.


Vụ Asanzo vs báo Tuổi Trẻ: Đến lượt Asanzo phản đòn

Chiều 15/8/2019, nhiều báo “lề đảng” đồng loạt dẫn lời ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch doanh nghiệp điện máy Asanzo phản biện lại các cáo buộc của báo Tuổi Trẻ. Ông Tam cho rằng, báo Tuổi Trẻ đã vu khống và dựng chuyện trong cuộc trao đổi với chủ đề “Hàng Việt Nam nhìn từ Asanzo” do CLB Cà phê Số tổ chức.

Trong buổi nói chuyện, ông Phạm Văn Tam bật khóc: “Asanzo nuôi 2000 công nhân không phải để bóc tem”, Infonet đưa tin. Ông Tam phát biểu: “Nói tôi nhập linh kiện Trung Quốc về là rất oan uổng, tôi cần động viên những cái mà tôi đã làm ra. Tôi nuôi 2000 công nhân, trong đó 600 người ở khâu lắp ráp, sản xuất không lẽ nuôi từng đó con người chỉ để bóc tem, điều đó là không đúng, rất vô lý”.

Phía Asanzo cho biết thêm, trong 2 tháng qua kể từ khi có bài cáo buộc Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt, khiến Asanzo bị tê liệt, thiệt hại hơn 30 tỉ đồng, công ty không làm gì vẫn phải trả lương cho 2.000 công nhân. “Tuy nhiên, thực tế thiệt hại có thể lên tới 1.000 tỷ đồng bao gồm thiệt hại về thương hiệu, doanh số, tiền phạt với đối tác, các đối tác trả hàng”.

                  https://www.youtube.com/watch?v=Pq0VHRyDmEQ

Báo Dân Trí đưa tin: Bộ trưởng Công Thương, Công an báo cáo vụ xăng giả, vụ Asanzo. Khi được hỏi về vụ Asanzo bán hàng Tàu nhãn Việt gây thiệt hại uy tín, chất lượng hàng VN, thiệt hại cho người tiêu dùng VN, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: “Chúng tôi đã phát hiện vấn đề này trong thời gian qua và hơn 1 năm qua, Bộ Công Thương đã xin phép Chính phủ để xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn về xuất xứ sản phẩm. Sau khi có ý kiến đóng góp của cơ quan chức năng sẽ thực hiện cụ thể”.



Tin giáo dục

Báo Thanh Niên bàn về vụ nâng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh: Các trường đã không nghe khuyến cáo của Bộ. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết, Bộ đã từng khuyến cáo để các trường cung cấp thông tin rõ cho thí sinh, nếu trường đoán trước số em trúng tuyển quá ít, không đủ để mở lớp, nhưng nhiều trường đã không thực hiện.

Trang An Ninh Thủ Đô đặt câu hỏi: Nâng khống điểm chuẩn đánh trượt thí sinh – trường không làm sai quy chế? Bà Nguyễn Thị Kim Phụng trả lời, chuyện một số trường đại học cố tình đánh trượt thí sinh không sai quy định, nhưng Bộ GD&ĐT đã định hướng cho các trường, khi phát sinh những tình huống không mong muốn thì cần thông qua bộ phận quản lý cơ sở dữ liệu để trao đổi với thí sinh, thống nhất cách lựa chọn mà cả hai bên đều có thể chấp nhận. 

VietNamNet đưa tin: 3 học sinh lớp 7 bị bạn dùng dép đánh tới tấp. Bài báo cho biết, do mâu thuẫn trên mạng xã hội, nữ sinh L.T.A.T đã buộc 3 nữ sinh lớp 7 quỳ gối rồi dùng dép đánh tới tấp vào mặt. Ông Phạm Tấn Vui, Phó Trưởng Công an xã Nghĩa Thuận, cho biết, vụ việc trên xảy ra trên địa bàn xã Nghĩa Thuận: “Có nhiều đoạn clip em T đánh bạn được đăng tải trên mạng xã hội. Sự việc diễn ra vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 tại nơi khá vắng vẻ là nghĩa trang liệt sĩ”.

Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Học sinh không được xếp lớp vì chưa đóng 50 ngàn cho quỹ hội phụ huynh? Ông N.T.P cho biết, cháu trai ông không được trường Tiểu học Tân Tạo A, TP HCM, xếp lớp trong năm học mới chỉ vì gia đình chưa đóng 50 ngàn đồng tiền quỹ hội phụ huynh. Ông P khẳng định, “đây là tiền nhà trường tự thu, không nằm trong phí gì hết”.



Cập nhật tình hình Hồng Kông

Hơn 500 xe quân sự Trung Quốc tập trung sát Hong Kong, theo VietNamNet. Các bức ảnh do Công ty Maxar chụp, cho thấy, đoàn xe quân sự đậu trong Trung tâm thể thao Vịnh Thâm Quyến, là sân vận động đa năng thường được dùng để phục vụ các môn bóng bàn, bóng đá và bơi ở Thâm Quyến, bờ đối diện Hồng Kông. Đoàn xe bị nghi sắp được triển khai để đàn áp người biểu tình ở Hồng Kông.

Truyền thông Trung Quốc phủ nhận nghi vấn này và giải thích, các cuộc diễn tập đã được lên kế hoạch từ trước, không liên quan trực tiếp tới bạo động ở Hồng Kông dù sự kiện này diễn ra ngay sau khi chính phủ trung ương Trung Quốc tuyên bố, các cuộc biểu tình bắt đầu cho thấy “mầm mống khủng bố”.

Trang An Ninh Thủ Đô đưa tin: Tổng thống Mỹ Trump đề nghị gặp Chủ tịch Trung Quốc để thảo luận về Hồng Kông. Bài báo dẫn tweet của ông Trump: “Hàng triệu việc làm đang bị mất ở Trung Quốc cho các quốc gia không bị áp thuế khác. Hàng ngàn công ty đang rời đi. Tất nhiên, Trung Quốc muốn đạt được một thỏa thuận. Hãy để họ làm việc nhân đạo với Hồng Kông trước!”

Facebooker Calvin Nguyễn bình luận: “Dân Hồng Kông biểu tình không ngừng nghỉ để không muốn Hồng Kông rơi vào chế độ độc tài toàn trị, thì tên Tổng thống Mỹ chỉ vì chiến tranh thương mại với Trung Cộng do hắn phát động trên đà thất bại, giờ đi năn nỉ tên họ Tập cho gặp mặt“.

Hàng loạt nước khuyến cáo công dân du lịch tới Hong Kong, theo VTC. Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland phát biểu: “Tôi kêu gọi các công dân Canada sống tại Hong Kong, những người đang du lịch tới Hong Kong hoặc có người thân đang ở đó hay đi du lịch tới đó để tâm tới khuyến cáo du lịch của chúng tôi”.

Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân của họ thận trọng khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong chưa có dấu hiệu dừng lại: “Hầu hết các cuộc biểu tình đều ôn hòa. Nhưng một số người chuyển sang đối đầu hoặc hướng tới đụng độ bạo lực. Những biểu cuộc biểu tình này có khả năng vẫn sẽ tiếp tục”.


***






No comments: