Tuesday, July 9, 2019

BUÔN BÁN PHỤ NỮ: LIÊN HIỆP HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ? (Nguyễn Ngọc Chu)





Biết rằng, hội nhập quốc tế là có lấy chồng quốc tế. Nhưng không phải cái cách mà hàng trăm ngàn phụ nữ Việt Nam đang phải chịu đựng. Những người phụ nữ Việt đang bị bán làm dâu nước ngoài trong một thực trạng nô lệ mới.

BUÔN BÁN PHỤ NỮ: LIÊN HIỆP HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ?

1. Đầu thế kỷ 16, những người nô lệ bắt đầu thường xuyên bị buôn bán như súc vật tại chợ ( Tây Ban Nha – 1517, Anh Quốc – 1592…). Người Đan Mạch tiên phong trong bãi bỏ buôn bán nô lệ (1792), theo sau đó là người Anh (1807). Nhưng phải một thế kỷ sau chế độ buôn bán nô lệ mới chấm dứt ( Mỹ – 1863, Ả Rập – 1873, Cuba – 1886, Brazil – 1888).

Buôn bán nô lệ là một vết nhục đau thương của tiến bộ nhân loại. Tưởng nó đã chấm hết vào thế kỷ 19. Nhưng không ai ngờ biến tướng của nó lại xuất hiện vào đầu thế kỷ 21, khi mà loài người có những sáng chế công nghệ thần diệu làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống, và tiến bộ nhân quyền đã cải thiện căn bản sự phân biệt số phận con người. Đó cũng là mâu thuẫn trớ trêu cay đắng.

2. Thật tủi nhục khi trên internet Trung Quốc , Hàn Quốc rao bán phụ nữ Việt Nam làm vợ với giá rẻ mạt (6000 USD). Trong đó nêu ra những tiêu chuẩn đê tiện của chủng loại hàng hóa: Đảm bảo còn trinh; Giao hàng tận nhà sau 90 ngày không thu thêm phụ phí; Thay cô dâu miễn phí trong 1 năm nếu bỏ trốn… Trăm ngàn nỗi xót đau, có nỗi xót đau nào ê chề như thế này không?

Bị đánh đánh đập tàn nhẫn, bị vắt sức lao động cùng kiệt, bị hạ nhục của kẻ hầu hạ chỉ là một phía, còn một phía khổ nhục hơn nữa là những cô dâu Việt bị bán đi bán lại trao tay khi đã bị xài chê chán.

Trường hợp sống sót trở về (04/7/2019) của chị Nguyễn Kim Hon (43 tuổi, Bửu Đông, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) sau 22 lưu lạc tại Trung Quốc còn là điều may mắn.

Tai họa hơn, có bao nhiêu người trong số họ bị mổ nội tạng, rồi mất tích trên thế gian?

3. Ở thế kỷ 21 rồi, nhưng người nước ngoài đến Việt Nam mua bán phụ nữ một cách hạ nhục nhân phẩm người phụ nữ Việt, không kém các chợ nô lệ. Thay vì ngoài trời như ở thế kỷ 16, thì ở đây điễn ra trong phòng kín. Họ nhóm phụ nữ người Việt thành từng đám đông, bắt cởi y phục cho họ ngắm nhìn, nắn nót, dơ lên đặt xuống. Ê chề hơn, tiêu chuẩn còn trinh là điều kiện đảm bảo tiên quyết.

Theo một thống kê trên mạng, hiện nay có chừng 67000 cô dâu Việt sống ở Hàn Quốc. Trong số đó 45000 bị lạm dụng tình dục, 28000 bị bạo hạnh thể xác.

Chưa thấy số liệu thống kê ở Trung Quốc, nơi cô dâu Việt phải cam chịu những hoàn cảnh cay đắng khắc nghiệt hơn.

4. Vì đâu mà phụ nữ Việt bị bán sang nước ngoài? Trách nhiệm này thuộc về ai?

Có bao nhiêu ngàn phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc và các nước khác?

Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam (LHHPNVN), các Hội Phụ nữ địa phương, có ai trong số họ đã một lần đặt câu hỏi này chưa? Và quan trọng hơn có ai trong số họ đã đật câu hỏi

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN TỆ NẠN MUA BÁN PHỤ NỮ VIỆT NAM?

Hàng năm LHHPNVN tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng. Có đồng nào dành cho chính sách chống buôn bán phụ nữ Việt Nam?

Các lãnh đạo nữ Việt Nam trong trang phục áo dài lộng lẫy đi công du thế giới, có bao giờ nghĩ đến đồng hương của mình phải cởi y phục cho người nước ngoài lựa chọn mua bán như nô lệ?

5. Không ai muốn tha hương. Cực chẳng đã mới phải bỏ quê cha đất tổ đi làm dâu xứ nước lạ. Cùng cực lắm mới chịu nhục để bị người khác vạch áo quần, sờ nắn tấm thân cha sinh mẹ đẻ, kén chọn như đồ vật. Bước đường cùng mới nhắm mắt đi lấy chồng mà chưa biết mặt, không biết ở xứ mô, không cùng tiếng cha sinh mẹ đẻ, không biết sống chết thế nào.

Biết rằng, hội nhập quốc tế là có lấy chồng quốc tế. Nhưng không phải cái cách mà hàng trăm ngàn phụ nữ Việt Nam đang phải chịu đựng. Những người phụ nữ Việt đang bị bán làm dâu nước ngoài trong một thực trạng nô lệ mới.

6. Đừng nói rằng đã vơ đũa cả nắm. Đừng nói rằng bị chọn mua đi làm cô dâu khác với bị bán. Đừng biện minh rằng có người lấy được chồng tốt. Đừng viện dẫn rằng có nhiều cô dâu hạnh phúc.

Đơn giản bởi vì, nếu có được chồng tốt cùng giống nòi ở ngay bên cạnh, thì đã không ai chịu đi viễn xứ làm dâu nước lạ, nói tiếng nước người, ba thu không về thăm quê cha đất tổ.

Đơn giản bởi vì, nếu giàu có thì đã không để cho người khác kén chọn, mua bán như nô lệ.
7. Không hiểu Tạo hóa có bất công không, nhưng trong cùng cái nhục nghèo hèn, phụ nữ luôn là người gánh chịu phần hơn.

Muốn chấm dứt căn bản nạn mua bán phụ nữ Việt thì Việt Nam phải giàu mạnh.

Ngoài lỗi của lãnh đạo Việt Nam, ngoài lỗi của LHHPNVN, có lỗi của mỗi đàn ông Việt.


Nhục quá anh Nguyen Ngoc Chu ạ. Làm lãnh đạo để con dân “ trai phu phen tứ xứ, gái đĩ điếm bốn phương “ nhục, đau lắm. Không lo đời sống cho muôn dân, chỉ lo đấu đá, âm mưu tranh giành quyền lực, tham nhũng cơ chế, tham nhũng nguồn lực quốc gia, là những người trí thức tôi biết các anh trăn trở, nhưng mà đàn gẩy tai trâu, nhóm lợi ích quá lớn chả ai nghe. Buồn buồn kinh khủng.

Một ngày cuối năm 1989 đi trên chuyến xe Móngcái- Hòngai tôi vô tình ngồi cạnh 2 cô gái. Đường ngày đó rất khó đi nên từ sáng tới tối mịt mới tới nơi. Trên xe qua trò chuyện tôi biết được họ vừa trốn về từ Trungquôc. Ngày đó mới mở cửa khẩu nên cực kỳ lộn xộn. Hai cô này không tiền không đồ đạc chỉ có bộ đồ mặc trên người không còn sạch sẽ nữa. Họ bị bọn buôn người dụ qua biên giới lấy chồng may mà trốn về được.





No comments: