Thursday, March 21, 2019

THUYỀN NHÂN & NGÀY THUYỀN NHÂN TẠI SAN JOSE (Giao Chỉ San Jose)




20/03/2019
Thuyền nhân &
Ngày thuyền nhân tại San Jose.
Giao Chỉ, San Jose.

*
Cơ quan IRCC và Dân Sinh Media tổ chức
ngày Thuyền Nhân Hội Ngộ   
chủ nhật 24 tháng 3-2019
từ 9  giờ sáng đến 1 giờ chiều
tại hội trường Santa Clara County số 70 W. Hedding St. San Jose
.   

Chương trình gồm có chiếu phim, nói chuyện
về 20 năm lịch sử Thuyền Nhân ty nạn 1975-1995,
triển lãm và nghe kể về chuyện vượt biển tìm tự do.

Đây là chương trình đặc biệt lần đầu tiên
thực hiện tại miền Bắc tiểu bang California.

Hình : https://vietbao.com/images/file/06El1ESt1ggBAEY_/w600/boat-people.jpg

Dân Sinh media đã phổ biến thư mời trên báo chí, Radio và TV. Tôi gửi email nầy mời riêng các thân hữu vì trong chương trình có phần cá nhân chúng tôi tổng kết về đề tài Thuyền Nhân vốn là phần quan trọng trong tựa đề của Việt Museum. Danh hiệu chính thức là Viện bảo tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hoà. Rất hân hạnh được quý vị lưu tâm đến tham dự. Thuyền nhân quả thực là một đề tài vô cùng quan trọng đã xây dựng cộng đồng Việt Nam trên thế giới trong giao điểm giữa thế kỷ 20 và 21. Đây là một thiên anh hùng ca của hàng triệu người Việt đi tìm tự do sau 30 tháng tư 1975. Đợt di tản đầu tiên sau khi Cộng Quân chiếm Sài Gòn đã mở đường cho các phong trào thuyền nhân vượt biển. Đồng thời mở đường cho các cuộc vượt biên đường bộ. Từ thuyền nhân ty nạn tràn ngập các trại Đông nam Á đã đưa đến chương trình ODP để cho phép ra đi có trật tự. Tiếp đến là Con Lai, HO và sau cùng di dân đoàn tụ gia đình và diện đón nhận hôn thê vợ chồng đến lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Các chi tiết của gần nửa thế kỷ xây dựng cộng đồng Việt tại Mỹ và trên khắp thế giơ sẽ được trình bày rất tóm lược trong ngày Thuyền Nhân tại San Jose.


Trân trọng kính mời. 

Xin đọc thêm tài liệu sau đây,

Diễn giả : Giao Chỉ Vũ văn Lộc
Thuyền nhân
We are Boat People
 
1)Ra đi, biết mặt trùng khơi, biết trời Âu Á, biết ta hãi hùng.  (Phạm Du viết lời ca như tiên tri..)

2)Thiên anh hùng ca của dân Việt miền Nam cuối thế kỷ thứ 20. Cuộc chạy trốn ngục tù để đi tìm tự do trong 2 thập niên 1975-1995.

3)Geneve 54 cưa đôi đất nước 1975. Suốt 21 năm miền Nam xây dựng 2 nền cộng hòa chống Cộng sản xâm lăng nhưng chỉ có những người lính thực sự chiến đấu. Sau 30 tháng tư, toàn dân đều trở thành những chiến sĩ tù binh muốn đào thoát.

4) Thầy Chùa rủ Linh mục vượt biên. Nam phụ lão ấu đều tìm đường ra đi. Những cụ già và trẻ thơ. Đàn bà mang bầu và thanh niên tàng tật. Những cô gái trẻ uống thuốc ngừa thai để đề phòng hải tặc. Con ra đi để con nuôi má hay con đem thân xác nuôi cá biển Đông. Nam Lộc viết bài ca: Vì hai chữ Tự Do, ta mang đời lưu vong. Nhưng thực sự thuyền nhân ra đi không phải ai cũng thành công mà sống đời lưu vong.

5) Ngày 30 tháng tư 75 radio Hoa Kỳ nghe được ở Sài gòn bài ca giáng sinh tuyết trắng giữa mùa hè. Đợt tháo chạy cuối cùng bằng trực thăng bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đă chính thức ra lệnh khởi động chương trình "Frequent Wind"  Ông Ford cho lập danh sách di tản thân nhân người Mỹ, nhân viên sở Mỹ và giới chức Việt Nam quan trọng tối đa 75 ngàn người. Nhưng sau cùng tàu Mỹ và hải quân Việt Nam vớt hết mọi người lênh đênh trên biển Đông. Trong số nầy đặc biệt có hai thương thuyền định mệnh. Tàu Trường Xuân sắt vụn dưới hầm đã nặng nề ra khơi với 4 ngàn khách viễn du tình cờ quá giang. Tầu thứ hai là Việt Nam Thương Tín nổi danh đã được dùng làm phương tiện cho những người trở về. Tổng cộng 150 ngàn người di tản đầu tiên được chấp nhận vào Mỹ trở thành đầu cầu xây dựng nền móng cho cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ.

6) Trung tuần tháng 5-1075 tầu chiến của đệ thất hạm đội Mỹ rút khỏi biển Đông, những con thuyền tự do tiếp tục ra khơi được gọi là thuyền nhân đầu tiên. Tiếp theo trong 5 năm liền con số thuyền nhân gia tăng như sau: 387 (75). 5,247 (76) 15,690 (77) 62,000 (78) lên đến 211,518 (79)

7) Theo Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì trong khoảng thời gian 20 năm từ 1975 đến 1995 có 796.310 người từ Việt Nam vượt biên bằng đường biển. Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đã có 250.000 người từ Việt Nam và Campuchia tới tá túc trên đảo Galang.   

8) Dù có cách ra đi "chính thức" trên tàu lớn tương đối an toàn, người vượt biên vẫn có thể gặp rủi ro. Con tàu Hải Hồng chở 2.500 người là một thí dụ. Tàu này rời Việt Nam vào tháng 11 năm 1978 đến được Malaysianhưng không được cập bến nên phải đi tiếp 45 ngày trên biển.  Những con tàu khác theo sau như tàu Huey Fong (3.318 người) đến Hồng Kông; tàuTung An (2.300 người) đến Philippines, tàu Skyluck (3251 người) ghé Philippines rồi đến Hồng Kông,[25] tàu Seng Choeng (1.433 người) đến Hồng Kông                  
 
9) Vì chuyến vượt biển đầy nguy hiểm làm xúc động nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đã xuất hiện Un bateau pour le Vietnam ("Ủy ban một con tàu cho Việt Nam")  vận động việc cứu giúp. Hội Y sĩ không biên giới dưới sự lãnh đạo của bác sĩBernard Kouchner cho con tàu Île de Lumière đi vớt người lâm nạn. Con tàu này sau đó dùng làm tàu bệnh viện và nơi chữa trị cho 40.000 người Việt tỵ nạn bị giam ở đảo Pulau BidongMalaysia.[35] Cũng hưởng ứng lời kêu gọi đó, năm 1979 ở Đức có Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đôngba con tàu mang tên "Cap Anamur". Sự việc đó cũng dẫn đến việc hình thành tổ chức Cap Anamur, một đoàn thể thiện nguyện thường trực.  Ở Bỉ thì có "Ủy ban Quốc tế Cứu trợ người Việt Tị nạn" được sử ủng hộ của hoàng gia Bỉ  trong khi đó ở Hoa Kỳ thì chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập "Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển" năm 1980 do tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương làm chủ tịch để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Kết quả là con tàu Jean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân. Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) thì điều động con tàu Akuna II  ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ. 

10) Thuyền nhân tại các trại tỵ nạn:
Malaysia
254.495
Hồng Kông
195.833
Indonesia
121.708
Thái Lan
117.321
Philippines
51.722
Singapore
32.457
Nhật Bản
11.071
Macao
7.128
Nam Hàn
1.348
Các nước khác
3.227

11) Cuối cùng, Indonesia đóng cửa trại tị nạn ở Galang năm 1996;[ Thái Lan năm 1997;  Philippines năm 1997,  Hồng Kông năm 2000. Năm 2001, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc chính thức dẹp bỏ trại tỵ nạncuối cùng đặt tại Malaysia, chấm dứt 21 năm Cao ủy Tỵ nạn hợp tác ở nước này để giúp người vượt biển đến từ Việt Nam.    

12) Trở về. Có 109.000 người rút cuộc phải trở về Việt Nam vì không được nước nào nhận đi định cư. Đối với Hoa Kỳ thì những người xuất phát từ miền Bắc Việt Nam vốn không có liên hệ gì với chính phủ Việt Nam Cộng hòa thì không được nhập cư.  Đa số người bị gửi về là từ miền Bắc vì không đạt tiêu chuẩn tỵ nạn

13) Tưởng niệm:    
     
Các nơi trên thế giới lập đài tưởng niệm.              
Thị xã Grand-Saconnex, Thụy Sĩ (2006)                             
Thành phố Santa Ana, California, US ( 2006) 
LiègeBỉ (2006)                                                                                                         
HamburgĐức ( 2006)                                     
Troisdorf, Đức (2007)                                 
Footscray (Jensen Reserve, Melbourne), Úc 2008
Bagneux, Pháp (2008)                                    
Westminster, California(2009)                                 
Landungsbruecken (Hamburg), Đức (2009).
Đảo GalangIndonesia Đài tưởng bị đục bỏ với hàng chữ sau đây : “Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.                                         
Đảo Bidong,Malaysia                                                                            
Washington, Hoa Kỳ.                                           
GenèveThuỵ Sĩ                                                   
PhápBùng binh "Rond point Saigon", ngã tư André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc Bussy-Saint-Georges,
Thị trấn Marne-la-Vallée (2010).                                                                    
Bỉ: Parc du Foyer Européen, 2010)                  
Bankstown, NSWÚc 2011) ở Saigon Place.   
Năm 2011 chính quyền địa phương Tarempa thuộc quần đảo AnambasIndonesia đã khởi công trên đảo Kuku xây tượng đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam với dòng chữ "In Memory of the Refugees Who Died in Anambas, Indonesia, 1979 1986." 2012.                               
Brisbane,Queensland,Úc(2012) Captain Burke,                  
PerthWestern Australia, Úc (2013)               

14) MuseumMorongBataan, Philippines năm 2013 Boat People Museum . Nơi đây một thời là trại tạm trú và cơ sở chuyển tiếp cho 400.000 người tỵ nạn Đông Dương, đa số là người Việt trên đường đi định cư ở Tây phương từ năm 1980 đến 1994.                                            
Nhà bảo tàng Thị xã Grand-Saconnex, Thụy Sĩ (2006)

15) Thuyền Nhân trên thế giới: Tổng cộng thống kê ghi được trong suốt 20 năm từ 1975 đến 1995 các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã tiếp nhận và chuyển tiếp định cư các con số như sau[  
·         Malaysia 254.000.
·         Hồng Kông 195.000.
·         Thái Lan 160.200.
·         Indonesia 121.700.
·         Philippines 51.700.
·         Singapore 32.500.                                                   
·         Nhật Bản 11.100.
·         Macao 7.100.
·         Nam Hàn 1.400
·         Các nơi khác 3.200.
Tổng cộng cũng là con số 839.200 người của 4 đợt kể trên.

16) Định cư tại các quốc gia
·         Hoa Kỳ 424.000.
·         Úc 111.000.
·         Canada 103.000.
·         Pháp 27.100.
·         Anh 19.300.
·         Tây Đức 16.800.
·         Hà Lan 7.600.
·         Nhật 6.500.
·         Thụy Sĩ 6.200.
·         Na Uy 6.100.
·         Thụy Điển 6.000.
·         New Zealand 4.900.
·         Đan Mạch 4.700.
·         Bỉ Quốc 2.000.
·         Phần Lan 1.900
·         Các nước khác 7.100.
Tổng cộng tính đến 1995 quốc tế đã nhận tổng số 754.800 tỵ nạn Việt Nam[cần

17) Chương trình Ra đi có trật tự ODP (1979-1994)
Kể từ 1990 đến nay, các chương trình đoàn tụ, đón tù cải tạo, con lai, tái định cư, tỵ nạn tình nguyện trở về đã đưa vào Mỹ và nhiều nước Tây phương các đợt di dân mới. Những người này không qua các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Riêng tại Hoa Kỳ, con số này tính đến 2005 lên đến 700.000 người và cộng với đợt di tản 1975 (130.000) và thuyền nhân (424.600). Theo thống kê dân số năm 2000 hiện đang có 1.223.736 người Mỹ gốc Việt. Họ là nhóm di dân Á Châu lớn thứ năm sau các nhóm di dân Trung Hoa, Philippines, Ấn Độ và Đại Hàn.             ODP là chương trình từ 1979 thi hành từ 1989 nhưng rất giới hạn. Sau này người vượt biển chết quá nhiều nên ODP được gia tăng cấp khoản. ODP áp dụng cho cả HO. Riêng con lai thi hành từ 1988 kết quả nhận 25 ngàn con lai cộng cả gia đình là 77 ngàn người. ODP chấm dứt 1994 nhưng sau này vớt thêm từ 2005 đến 2008.     
  
18) Nhận định .       
Họ ra đi mà không biết mình đi đâu, sẽ đến đâu; đa số không biết gì về đại dương cùng những nguy hiểm của những chuyến hải hành cũng như không biết gì về những khó khăn khác đang chờ đợi họ.  Đó là lý do mà có lúc người ta đã nói “ nếu có ba người vượt biên thì chỉ có một người đến bến an toàn, một người chết trên biển vì bảo tố, đói khát và hải tặc và một người sẽ bị bắt lại và đi tù”. The State of the World’s Refugees 2000:50 Years of Humanitarian Action                    
              
19)
Sau đây là vài trích đoạn từ các tác phẩm viết về  tỵ nạn:

“Người Việt Nam chỉ ra đi trong thế cùng, không còn cách nào có thể sinh sống tại quê hương của mình. Đây là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại chống lại chế độ cộng sản Hà Nội bằng chính mạng sống của mình. Trong số nầy, rất nhiều người mang hoài bảo sẽ có một ngày trở về quang phục quê hương.  Số người tử nạn trên bước đường vượt biên không thể thống kê chính xác được.  Người ta phỏng chừng từ 400.000 đến 500.000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.

Vượt biên năm 1975 là cuộc xuất ngoại vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ ngày lập quốc.  Đây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đối với Nam Việt, Bắc Việt, Hoa Kỳ và cả thế giới.  Trước đó, không một ai có thể tiên đoán được phong trào vượt biên sẽ xảy ra đến mức lớn lao như thế.  Phong trào vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1996 ngang bằng với thời gian chiến tranh từ 1954 đến 1975. Tổng số người rời bỏ đất nước bằng tất cả các cách, cộng với những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến khoảng gần bằng tổng số dân chúng và quân nhân Việt Nam cả Nam lẫn Bắc tử trận trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975 (khoảng 3,000,000).“Chúng tôi cần gạo và thực phẩm.  Trong những ngày này, chúng tôi không có tiền để mua thêm thức ăn.  Chúng tôi không được phép có công việc làm.  Nếu thực phẩm được phát trễ, chúng tôi chỉ việc nhịn đói.  Chúng tôi có rất ít nước uống, vì đang là mùa khô.  Tôi nghĩ nếu mọi chuyện không thay đổi, chúng tôi sẽ chết hết.” Refugee: Thailand, 1978
“Trong bệnh viện, một người đàn ông và đứa con trai đang khóc trên lán. Tàu họ đã đến đêm hôm trước, nhưng bị lật úp.  Người vợ, người mẹ đã chết đuối.”
Delegates of ‘Society of Friends’: Malaysia, 1979

“Các lính tuần tra phát hiện có những bao ni-lông xoáy tròn trên mặt nước. Họ chuẩn bị tăng tốc độ vọt đi tiếp, thì khám phá ra rằng, các bao nhựa này đã được thổi phồng, căng lên, để chở hai em bé sơ sinh, dĩ nhiên là chưa biết bơi.  Người mẹ đang ra sức đẩy chúng.  Người cha đã không may chết đuối trước đó.”
Report: Mekong River Crossing, 1978

Người mẹ của một em trai 14 tuổi kể lại, tàu của cô bị hải tặc từ một tàu cào của Thái Lan nhảy sang.  “Tôi biết bọn chúng sẽ làm gì”, cô vừa kể vừa khóc nức nở.  “Tôi van xin chúng đừng làm gì trước mặt con trai tôi.  Vì thế, chúng đưa tôi vào cabin tàu, rồi 7 tên cưỡng hiếp tôi trong đó.”
Refugee: Malaysia, 1979

Anh Huỳnh Văn Trân, 34 tuổi, ngồi trên 1 băng ghế gỗ ở trại tị nạn Songkhla ở 1 bờ biển cực nam của Thái Lan, thuật lại câu chuyện của mình lần thứ ba. Anh ra đi trên một chiếc tàu gồm 62 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Họ may mắn gặp thời tiết và gió thuận lợi, và không bị rắc rối gì về máy tàu.  Vào ngày thứ 5 trên biển, một chiếc tàu mã lực lớn dài 15 mét đến cặp sát mạn tàu anh.  Có 12 người đàn ông trên thuyền, tất cả đều trang bị vũ khí đầy đủ.  Trước hết, chúng ra lệnh cho hai người trong số phụ nữ sang tàu chúng.  Một trong hai người này là vợ anh Huỳnh Văn Trân.  Cô này bị ghì chặt xuống, súng trường kê sát thái dương, và bị ra lệnh không được kêu la. Cô bị chúng cưỡng hiếp.  Bọn hải tặc sau đó nhảy qua tàu tị nạn, cướp đi mọi thứ có giá trị, bắn một người đàn ông còn do dự khi chúng cướp.  Sau đó chúng tăng tốc độ phóng đi với các món của cải chiếm được, nhưng thình lình quay ngoắt lại.  Vẫn giữ nguyên tốc độ tối đa, chúng nhắm thẳng vào tàu tị nạn và đâm mạnh. Chiếc tàu hải tặc đã lập đi lập lại hành động này trong khi nhóm người tị nạn đang hốt hoảng ngoi ngóp giữa biển khơi. Bọn cướp biển cố ý lái tàu cán qua vô số chiếc đầu đang nhấp nhô, có lẽ vì không muốn để sót lại nhân chứng nào.  Khi vợ anh Trân còn đang chới với trên mặt nước, với đứa con trai mới lên 3 đang níu chặt cổ mẹ, cả hai đã bị tàu cán qua và chết đuối. 10 người trong số họ sống sót, sau đó được vớt lên và đưa tới Songkhla.
Toàn thể thính giả đều nín lặng.  Đó là một câu chuyện thương tâm hơn những chuyện khác, nhưng hẳn nhiên không phải là ngoại lệ, hiếm có. Có rất nhiều tàu tị nạn đã bị hải tặc tấn công nhiều hơn một lần.”
UNHCR: 1979

Bao nhiêu thuyền nhân đã chết ngoài biển khơi? Không ai biết chắc cả. Nhiều người nói với chúng tôi rằng có lẽ 5% các tàu rời Việt Nam đã bị mất tích, nhưng nhiều người lại cho là có đến 70% tàu không hề đến được bờ.
Delegates of ‘Society of Friends’:  Pulau Bidong, 1979
Georgina Ashworth  The boat people and the road people

Trong vài năm đầu những thuyền tỵ nạn còn được tiếp đón tử tế bởi dân chúng và chính phủ các nước láng giềng nhưng vì làn sóng tỵ nạn ngày càng nhiều nên những niềm nở ban đầu đã bị giảm xuống hoặc tệ hơn đã bị thay bằng thái độ xua đuổi như đã từng xẩy ra ở Thái Lan, Mã Lai.  Tầu của người tỵ nạn, khi bị tầu hải quân Mã kéo trở ra hải phận quốc tế có một số đã bị chìm và làm chết oan một số người.  Đến năm 1988 vì quá mệt mỏi với số người tỵ nạn phải cưu mang trên hơn mười năm, Cao Ủy tỵ nạn và các quốc gia có trại tạm cư đã quyết định áp dụng hệ thống thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị của các thuyền nhân nếu họ đến sau ngày 16-6-1988.  Quyết định này cũng đã gây ra khá nhiều thảm cảnh rất đáng thương nhưđược kể lại dưới đây.

Sau đây là vài trích đoạn về những thảm cảnh đầy nước mắt đó.

 “Ngày 20/5/1994, Lê Xuân Thọ, 28 tuổi, tự rạch bụng mình và tự thiêu. Sau đó anh đã chết vì phỏng nặng.”  Phạm Văn Châu, một cựu quân nhân Việt Nam, tự thiêu ở trại tị nạn Galang, Nam Dương ngày 26/4/1994. Hai ngày thì anh qua đời.

Ngày 12/4/1992, Nguyễn Văn Quang, một hạ sĩ thuộc Tiểu đoàn 1 Không vận của Nam Việt Nam, đã treo cổ tự tử ở trại Galang, Nam Dương, sau khi bị khước từ tư cách tị nạn chính trị, và đơn kháng cáo của anh cũng bị bác. Anh mất đi để lại 1 góa phụ và 3 đứa bé mồ côi cha còn nhỏ dại.

Ngày 30/8/1991, tại trại Galang, Nam Dương: cô Trịnh Kim Hương, 28 tuổi, tự thiêu sau khi bị phủ nhận tư cách tị nạn chính trị.
Hoàng Thị Thu Cúc, 26 tuổi, một trong số vài người sống sót khi vượt biên khỏi Việt Nam.  Cha cô là lãnh tụ của một chính đảng chống cộng và đã chết trong ‘trại cải tạo’ của cộng sản.  Gia đình cô bị trục xuất khỏi nhà, tới một trại lao động cưỡng bức.  Bản thân Cúc cũng bị đuổi khỏi trường vì ‘lý lịch gia đình xấu’.  Bất kể những sự kiện trên, cô vẫn bị khước từ quy chế tị nạn. Tháng 12/1992, khi đơn kháng cáo của cô cũng bị bác bỏ, cô đã treo cổ tự tử, để lại bốn anh em trai ở trại Sikiew, Thái Lan.
Vụ tự sát của Lâm Văn Hoàng, 22 tuổi, đã gây nên một cuộc biểu tình phản đối ở trại tị nạn Pulau Bidong, Mã Lai.  Anh đã lao mình từ vách đá xuống biển, sau khi bị từ chối tư cách tị nạn chính trị vào tháng giêng năm 1991.
Trần Văn Minh, cựu Trung úy, treo cổ tự tử ngày 10/10/1992. Ông được cấp quy chế tị nạn chính trị, nhưng người con trai Trần Minh Khôi, 18 tuổi, đã bị rớt ‘thanh lọc’.  Vì Khôi không có 3.000 đôla Mỹ mà các viên chức duyệt xét đòi hỏi, đơn kháng cáo của anh sau đó cũng bị bác.

Ngày 8/12/1993, Trần Anh Dung từ trần khi lên cơn suyễn, sau khi Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đóng cửa trạm y tế duy nhất trong trại tị nạn.

Tháng 2/1993, Lưu Thị Hồng Hạnh, một em gái 16 tuổi không người thân thích, đã tự thiêu sau khi Cao ủy tị nạn LHQ rút lại quy chế tị nạn của em.
 “Chị thương, hôm nay em đã bị từ chối tư cách tị nạn chính trị.  Rạng sáng mai, em sẽ treo cổ tự tử để thoát mọi đau khổ.  Nhưng lúc nào em cũng sẽ ở bên cạnh chị để che chở cho chị và các cháu”
(Thư tuyệt mệnh của anh Nguyễn Văn Hai, 27 tuổi, viết cho chị, vào buổi tối trước khi tự tử trong Trại cấm Whitehead, Hồng Kông, ngày 16/2/1990.)

“Bản tường trình của luật sư đã khiến tôi phải sống trong lo sợ. Nó đã dần dần đẩy tôi vào chỗ chết.”
(Trịnh Anh Huy, 20 tuổi, tự thiêu ngay trước văn phòng của Cao ủy tị nạn LHQ ở Galang, Nam Dương, ngày 27/8/1992.)

“Tôi chết đi không phải vì tuyệt vọng, mà vì tôi muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho nhiều người khác.”
(Vài hàng tuyệt mệnh của Nguyễn Ngọc Dung, 25 tuổi. Ngày 3/5/1993, anh đã tự đâm vào tim và chết tức khắc trước văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại trại Sungei Besi, Mã Lai.)

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393






No comments: