Thursday, February 14, 2019

HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU GỬI THƯ CHO GIỚI HOẠT ĐỘNG VIỆT NAM VỀ EVFTA (tổng hợp)




Người Việt Online
February 14, 2019

Sài Gòn, Việt Nam (NV) – Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu gửi thư phúc đáp đến 17 tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (phải), Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu, Brussels. (Hình: AFP)

Tin từ trang cá nhân của Luật sư Lê Công Định cho biết hôm 12 Tháng Hai, 2019 Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Âu (cơ quan chính trị cao nhất EU) đã gửi thư phúc đáp lá thư ngày 18 Tháng Giêng của khối xã hội dân sự độc lập về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong mối liên hệ với Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Trong thư, đại diện của Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh: “Các vấn đề nhân quyền vẫn liên tục được EU nêu ra với Việt Nam, kể cả ở cấp cao nhất. Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam tới đây cũng là một dịp để chúng tôi tiếp tục việc này, và sẽ đề cập đến khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đối với quyền tự do biểu đạt, tự do hiệp hội, tự do tụ tập, tự do tôn giáo tín ngưỡng, và trường hợp của cá nhân những nhà hoạt động nhân quyền,” theo Facebook của Luật sư Lê Công Định.

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu cho biết nhà nước Việt Nam “đã nhiều lần nhắc lại cam kết thúc đẩy tiến bộ nhanh chóng” trong lĩnh vực liên quan đến quyền lao động, và “EU chắc chắn sẽ theo dõi sát sao bất kỳ diễn tiến nào trong lĩnh vực này”. Hội Đồng Châu Âu xác nhận họ ủng hộ các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tiếp tục nỗ lực đấu tranh để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong nước.

Thư của Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Châu Âu gửi cho các tổ chức XHDS Việt Nam. (Hình: Facebook Lê Công Định)

17 tổ chức xã hội dân sự độc lập được nêu trong lá thư của Văn phòng Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu có Nhật Ký Yêu Nước, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, Hội Nhà báo Độc lập, Văn phòng Công lý và Hòa bình, Luật Khoa tạp chí.

Ngày 18 Tháng Giêng, 2019, 18 tổ chức dân sự trong và ngoài Việt Nam đã gửi thư đến Quốc hội Châu Âu, đề nghị EU hoãn việc bỏ phiếu thông qua EVFTA vì những lo ngại về tình hình nhân quyền đang xuống dốc trầm trọng tại Việt Nam.

Thư kêu gọi được soạn thảo và đăng tải bởi Human Right Watch, với 18 Tổ chức XHDS trong và ngoài nước đồng ký tên được gửi đến Quốc hội Châu Âu vì những lo ngại về tình hình nhân quyền đang xuống dốc tại Việt Nam.

Thư nói rõ chẳng những Chính phủ Việt Nam đã không đáp lại những lời kêu gọi vài tháng qua của Nghị viện Châu Âu mà tình hình mấy tuần qua còn đang xấu đi với đạo luật an ninh mạng hà khắc nay đã có hiệu lực và những báo cáo đáng lo ngại về việc cưỡng chế đất đai đối với người Công giáo ở TPHCM vừa rồi.

Trong lá thư, các tổ chức XHDS đề nghị các nước thành viên và Nghị viện CHâu Âu yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm vì thực thi quyền căn bản. Yêu cầu bãi bỏ và sửa đổi 1 số Bộ luật hiện hành như hình sự, Tố tụng Hình sự, Luật An ninh mạng…

Trước đó, ngày 10 Tháng Giêng, 2019, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) ra thông cáo kêu gọi Nghị viện và Hội đồng Châu Âu nên hoãn phê chuẩn EVFTA cho đến khi nào chính phủ Hà Nội thực hiện các bước cụ thể cải thiện hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam. Một biện pháp mới nhất nhằm hạn chế các quyền con người là cho thực thi Luật an ninh mạng kể từ ngày 1 Tháng Giêng vừa qua.

Luật sư Lê Công Định cho rằng lá thư hồi đáp của Văn phòng Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu cho thấy sự kiện này có ý nghĩa trong việc EU công nhận và khẳng định những nỗ lực của xã hội dân sự độc lập và các nhà hoạt động vì nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam.

Đồng thời, cho thấy nhà nước Việt Nam phải nhìn nhận đã đến lúc chính quyền không thể gạt bỏ vai trò của xã hội dân sự ra khỏi tiến trình phát triển của đất nước. (K.L)

-----------------------------------


Hôm qua (12/2/2019), Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã gửi thư đến 17 tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam, phúc đáp lá thư ngày 18/1 của khối xã hội dân sự độc lập về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong mối liên hệ với Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Trong thư, đại diện của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh: “Các vấn đề nhân quyền vẫn liên tục được EU nêu ra với Việt Nam, kể cả ở cấp cao nhất. Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam tới đây cũng là một dịp để chúng tôi tiếp tục việc này, và sẽ đề cập đến khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đối với quyền tự do biểu đạt, tự do hiệp hội, tự do tụ tập, tự do tôn giáo tín ngưỡng, và trường hợp của cá nhân những nhà hoạt động nhân quyền”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu cũng cho biết nhà nước Việt Nam “đã nhiều lần nhắc lại cam kết thúc đẩy tiến bộ nhanh chóng” trong lĩnh vực liên quan đến quyền lao động, và “EU chắc chắn sẽ theo dõi sát sao bất kỳ diễn tiến nào trong lĩnh vực này”.

Cuối thư, Hội đồng châu Âu xác quyết việc họ ủng hộ các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tiếp tục nỗ lực đấu tranh để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong nước.

Lá thư của Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu (cơ quan chính trị cao nhất EU) gửi cho 17 tổ chức xã hội dân sự độc lập, trong đó có Nhật Ký Yêu Nước, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, Hội Nhà báo Độc lập, Văn phòng Công lý và Hòa bình, Luật Khoa tạp chí.

Sự kiện này có ý nghĩa như việc EU công nhận và khẳng định những nỗ lực của xã hội dân sự độc lập cũng như các nhà hoạt động vì nhân quyền-dân chủ cho Việt Nam. Đồng thời, nó cũng cho nhà nước Việt Nam thấy rằng đã đến lúc chính quyền không thể gạt bỏ xã hội dân sự khỏi tiến trình phát triển của đất nước, chứ đừng nói đến chuyện đàn áp và tiêu diệt họ.







No comments: