Sunday, November 11, 2018

GIẢI THÍCH về PHƯƠNG THỨC “GIAN LẬN BẦU CỬ- GERRYMANDERING” KHIẾN ĐẢNG CỘNG HÒA TUY ĐƯỢC ÍT PHIẾU nhưng VẪN THẮNG (Giao Thanh Pham)





Ai cũng biết cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016 ông Donald Trump thua bà Hillary Clinton gần 3 triệu phiếu dân bầu, (64,673.787 vs 62,454,708) nhưng vẫn thắng cử, nhờ phương thức “Electoral College Voting cộng với cách chia khu vực bầu cử mang tên Gerrymandering”. Một phương cách tính phiếu bầu cử chỉ có ở Mỹ, mà ngày nay đã quá “lạc hậu”, với nhiều khe hở để “kẻ gian lợi dụng”, và cũng chính là lý do để “ông Trump và đảng Cộng Hòa tuy được ít phiếu bầu nhưng lại thắng cử”.

Cần nhắc lại rằng, phương cách chia khu vực bầu cử Gerrymandering này lúc đầu, chỉ là bởi 2 lý do đơn thuần, vì:

1- Di dân. Người dân di chuyển và tái định cư từ thành phố này sang thành phố khác, từ tiểu bang này sang tiểu bang khác.

2- Nhập cư. Dân số ở Hoa Kỳ gia tăng, tùy theo lượng người nhập cư tỵ nạn hay được bảo lãnh.

Hai lý do này, khiến dân số của nhiều thành phố, nhiều tiểu bang thay đổi lên xuống. Để cập nhật, người ta phải vẽ lại khu vực bầu cử 10 năm một lần (thí dụ 1991, 2001, 2011, 2021) theo thời điểm và theo dân số gia tăng. Vào năm 2000 thì cứ 647 ngàn người tương đượng với một khu vực bầu cử, nhưng đến năm 2010 thì con số đó được ấn định là 711 ngàn theo dân số gia tăng. Trong khoảng thời gian hơn chục năm qua, đảng Cộng Hòa NẮM ĐƯỢC NHIỀU GHẾ TRONG TAY, HỌ ĐÃ LỢI DỤNG, CHO VẼ LẠI KHU VỤC BẦU CỬ VỚI MỤC ĐÍCH HOÀN TOÀN KHÁC để ĂN GIAN KẾT QUẢ BẦU CỬ.

Ta có thể thấy rất rõ trong cuộc bầu cử Midterm vào ngày 6 tháng 11 vừa qua. Trong cuộc đua dành ghế ở Thượng Viện (The Senate), người dân bầu cho đảng Dân Chủ tổng cộng hơn 47 triệu phiếu khoảng 57% tổng số phiếu bầu, so với con số mà người dân bầu cho đảng Cộng Hòa là chỉ có 34 triệu phiếu khoảng 41% tổng số phiếu (hình 1). Thế thì tại sao đảng Cộng Hòa lại chiếm được đa số ghế?

Đó là nhờ cái phương cách “ĂN GIAN mang tên GERRYMANDERING” (Một phương thức vẽ lại vị trí trên bản đồ chia khu vực bầu cử như tôi đã trình bày ở trên, gọi là “Voting Districts” một cách hết sức ma mánh để mang lợi về cho đảng).

Vậy thì Gerrymandering là gì? Và đảng Cộng Hòa làm thế nào để lợi dụng khe hở này cho mưu đồ bất chính của họ?

Trên từng tiểu bang ở Mỹ, chính quyền của tiểu bang phải vẽ ra khu vực địa lý bầu cử để dân chúng ở địa phương đó, bầu chọn cho ứng viên ở địa phương của họ, miễn sao cứ một khu vực bầu (Voting District) có đủ con số 711 ngàn cử tri. Các giới chức cầm quyền ở địa phương của mỗi tiểu bang gọi là “State Legislators – Thành Viên Cơ Quan Lập Pháp”, là những người có trách nhiệm vẽ ra cái bản đồ khu vực bầu cử. Những người này được bầu một cách im ắng, không kèn không trống trong các kỳ bầu cử mà dân chúng ít người để ý đến tầm quan trọng của họ, với nhiệm kỳ 2 năm và 4 năm để cộng chung lại sẽ là 10 năm. Những khu vực bầu cử này, chính là nơi mà các ứng viên sẽ ra ứng cử. Bởi đó, ta luôn thấy tên của ứng cử viên, nằm bên cạnh cái District mang số nào đó. Thí dụ như ứng viên Tram Nguyen (Dem) vs Jim Lyons (Rep) 18th Essex District chẳng hạn.

Và đây là cách mà đảng Cộng Hòa lợi dụng cái kẽ hở của viêc Gerrymandering để tạo ra cái kết quả dù được ít phiếu mà vẫn thắng ghế.

Tôi lấy bản đồ khu vực bầu cử ở tiểu bang Wisconsin làm thí dụ (hình 2). Đây là bản đồ chia khu vực bầu cử do chính quyền tiểu bang nằm “dưới sự chỉ đạo” của các State Legislators thuộc đảng Cộng Hòa vẽ ra, màu Xanh đại diện cho khu vực CÓ NHIỀU NGƯỜI THEO ĐẢNG DÂN CHỦ và màu Đỏ đại diện cho KHU VỰC có nhiều người theo đảng cộng hòa, ở đây rất khó thấy vì con số dân của đảng đối nghịch ít và khó thấy được trong từng khu vực.

Nếu các bạn nhìn kỹ, sẽ thấy khu vực bầu cử được chia đều dưới thời đảng Dân Chủ kiểm soát toàn tiểu bang vào năm 2008 và trước đó. Trong cuộc bầu cử vào năm 2008 đó, đảng Dân Chủ được 1,478,830 phiếu (1 triệu 478 ngàn 830 phiếu) chiếm được 52 ghế ở Hạ Viện, và đảng Cộng Hòa được 1,172,877 phiếu (1 triệu 172 ngàn 877 phiếu) chiếm được 46 ghế (hình 2 bên trái). Rất công bằng.

Thế nhưng sau khi đảng Cộng Hòa kiểm soát toàn tiểu bang vào năm 2010 thì qua năm 2011 họ cho vẽ lại khu vực bầu cử, bằng cách dồn những khu đông đảo cử tri Dân Chủ lại, và với phương thức CHIA ĐẤT ĐỂ DỒN PHIẾU này, vào năm 2012 trong cuộc bầu cử Hạ Viện, đảng Cộng Hòa mặc dù chỉ được có 1,249,562 phiếu (1 triệu 249 ngàn 562 phiếu) lại chiếm được con số ghế cao ngất ngưởng 60 GHẾ, trong khi đảng Dân Chủ được tới 1,417,359 phiếu (1 triệu 417 ngàn 359 phiếu) nhưng lại chỉ chiếm được vỏn vẹn có 39 GHẾ mà thôi (hình 2 bên phải).

Vì lẽ đó, chẳng có gì khó hiểu để thấy rằng, cho dù người dân có bầu cho đảng Dân Chủ nhiều hơn tới 12 triệu phiếu bầu, thì cũng chẳng có cách gì để chiếm đại đa số ghế ở Quốc Hội.

Phương thức chia khu vực bầu cử Gerrymandering này đã được đảng Cộng Hòa áp dụng tối đa ở 30 tiểu bang mà họ nắm hoàn toàn kiểm soát kể từ năm 2010 sau khi đảng Cộng Hòa chiếm đại đa số trong số 800 người “có trách nhiệm” vẽ lại khu vực bầu cử sau mỗi 10 năm. Và lần vẽ lại khu vực bầu cử kế tiếp, sẽ là vào năm 2021 tới đây. Hiện giờ, với những thắng lợi của đảng Dân Chủ qua kỳ bầu Midterm vừa qua đã khiến cho cán cân thua thiệt bớt đi so với trước đó. Thế nhưng ở nhiều tiểu bang “đỏ rực”, thì cái đại nạn ăn gian Gerrymandering này vẫn luôn tiếp diễn vì đảng Cộng Hòa vẫn còn kiểm soát chúng.

(Hình số 3) là một thí dụ đơn giản để giải thích về cách vẽ Gerrymandering. Trước tiên, họ dồn hết những khu vực có chiều hướng thiên về đảng Dân Chủ vào một khu vực, để những ứng viên Dân Chủ ở đây sẽ lấy hầu hết số phiếu những người thiên tả bầu cho họ. Số người thiên về đảng Dân Chủ còn lại, họ sẽ chia ra rải rác ở những khu vực có nhiều người thiên về đảng Cộng Hòa hơn để chiếm phần thắng, và với cách vẽ không quân bằng này, nhiều khi nhìn về địa lý, ai cũng thấy là VÔ CÙNG PHI LÝ và KỲ QUẶC (hình 4), và cho dù sự chênh lệch của 2 bên chỉ là 40/60 nhưng với kiểu vẽ này, đảng Cộng Hòa có nhiều phiếu hơn ở một số khu vực bầu cử, sẽ thắng theo kiểu “người thắng lấy hết”, thay vì bên 3 bên 2 theo cách vẽ công bằng.

Trong kỳ bầu cử 2020 sắp tới, có nhiều người ủng hộ ông Trump nhắm mắt đoán đại và quả quyết rằng ông Trump sẽ thắng nữa. Thực ra, đoán đại nhưng cũng trúng ngay chóc, vì đảng Cộng Hòa vẫn nắm trong tay tới hơn 30 tiểu bang mà họ đã và đang tha hồ vẽ Gerrymandering có lợi cho họ. Cho nên, dù ông Trump có thua một nhân vật nào đó của đảng Dân Chủ đến 5-7 triệu phiếu trong tổng số phiếu bầu đi chăng nữa, thì ông ta vẫn thắng. THẮNG CÁI KIỂU CHƠI BẨN, CHƠI ĂN GIAN.

Mặc dù dân chúng Mỹ đã và đang ĐÒI HỎI CHÍNH QUYỀN PHẢI XÓA BỎ CÁI ĐẠO LUẬT QUÁ CỔ HỦ, QUÁ SAI SÓT GERRYMANDERING này trong nhiều năm qua,

NHƯNG CÁC BẠN ĐOÁN THỬ COI, ĐẢNG NÀO NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU BỎ?

CẢ THẾ GIỚI, KHI TÍNH TOÁN THẮNG THUA TRONG BẦU CỬ, HỌ ĐỀU DÙNG CÁCH RẤT ĐƠN GIẢN LÀ CỨ AI CÓ NHIỀU PHIẾU THÌ NGƯỜI ĐÓ THẮNG.

Thế thì TẠI SAO, NƯỚC MỸ VẪN KHĂNG KHĂNG GIỮ CÁI KIỂU BẦU PHIẾU KỲ CỤC NÀY?

*** Đây là bài viết khó sắp xếp nhất từ xưa đến giờ của tôi. Hi vọng là cách trình bày đơn giản đủ để ai cũng hiểu được.

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

Tôi thử viết lại bài toán kiểu này coi dễ hiểu hơn chăng?

Có 500 lính, gồm 260 quân xanh và 240 quân đỏ giao chiến. Cứ mỗi toán 2 bên giao tranh bao gồm 10 người cả xanh cả đỏ. Tất cả ta có 50 toán.

Quân bên đỏ được quyền sắp xếp. Họ sắp xếp sao cho:

- Sẽ có 24 toán mỗi toán có 9 lính xanh, giao chiến với 1 lính đỏ. Kết quả 24 toán lính xanh thắng “dễ dàng”, tuy nhiên họ chỉ còn có 44 lính vì 24 toán x 9 người = 216 người (260-216=44). Trong khi lính đỏ còn tới 216 lính vì 24 toán x 1 người = 24 người (240-24=216).

- Còn lại 26 toán (50-24=26) và với quân số 216 lính đỏ đánh 44 lính xanh, trung bình hơn 8.4 lính đỏ đánh với 1.6 lính xanh. Lính đỏ thắng dễ dàng.

Thế là tổng kết trận chiến, lính đỏ chỉ có 240 người, lính xanh có tới 260 người, nhưng chia kiểu ăn gian Gerrymandering như này, thì lính đỏ tuy ít hơn nhưng lại thắng nhiều trận hơn (Xanh 24 và Đỏ 26). 

Trong những cuộc bầu cử ở Mỹ, thì những con số này nhân cao lên vài trăm ngàn lần.
Cộng Hòa tuy ít phiếu hơn nhưng vẫn thắng ghế là thế.

Hình :
Senate Election Results : Republicans Kêp Majority










No comments: