Friday, November 30, 2018

NĂM NGHỊ SĨ TỪNG NHẬN TIỀN CỦA SAUDI ARABIA ĐÃ BỎ PHIẾU CHỐNG DỰ LUẬT VỀ YEMEN (Viễn Đông Daily)




Viễn Đông Daily
Thursday, 29/11/2018 

HOA THỊNH ĐỐN – Vào ngày thứ Tư vừa qua, Thượng Viện đã biểu quyết một dự luật được soạn thảo nhằm ngưng hỗ trợ quận sự cho Ả Rập Saudi và rút Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến Yemen. Trong cuộc biểu quyết, trong số 37 nghị sĩ Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống dự luật nói trên, có ít nhất năm vị đã nhận tiền đóng góp cho cuộc vận động tranh cử của họ từ các nhóm vận động hành lang ủng hộ Ả Rập Saudi.

Đại Sứ Hoa Kỳ tại Yemen, ông Matthew H Tueller (giữa, áo vét đen), đã đến phi trường Mukalla tại tây nam ngày thứ Năm, 29 tháng 11, một ngày sau khi Thượng Viện chống lại Tổng Thống Donald Trump và thông qua một nghị quyết mà theo đó Hoa Kỳ sẽ ngưng hỗ trợ cho cuộc chiến do Ả Rập Saudi gây ra tại Yemen. (Getty Images)

Năm nghị sĩ Roy Blunt, John Boozman, Richard Burr, Mike Crapo, và Tim Scott đã nhận được sự đóng góp tài chánh từ các công ty đại diện cho quyền lợi của Ả Rập Saudi, từ năm 2016 đến năm 2017, theo một cuộc điều tra mới đây của Trung Tâm Chính Sách Quốc Tế (CIP).

Tất cả năm nghị sĩ Cộng hòa này đều bỏ phiếu vào ngày thứ Tư chống lại dự luật. Nếu được thông qua, dự luật đó sẽ bắt buộc Hoa Kỳ phải hạn chế sự ủng hộ cho cuộc chiến của Ả Rập Saudi và UAE (Các Tiểu Vương Ả Rập Thống Nhất) tại Yemen.

Chính phủ Trump đã đe dọa phủ quyết dự luật, nếu nó được thông qua và mang đến bàn của ông.

Theo CIP cho biết, ông Blunt, một trong hai nghị sĩ từ tiểu bang Missouri, đã nhận được ít nhất $19,200 Mỹ kim từ các công ty đại diện cho Saudi Arabia trong năm 2017. Còn các nghị sĩ Boozman, Burr, Crapo và Scott đại diện cho Arkansas, North Carolina, Idaho, và South Carolina, đã nhận từ $1,000 tới $2,500, từ năm 2016 đến năm 2017.

Vào năm ngoái, vương quốc dầu hỏa này đã chi ra ít nhất $24 triệu, để gây ảnh hưởng đến chính sách và dư luận của Hoa Kỳ, theo những điều tiết lộ của Bộ Tư Pháp được cung cấp thông qua dụng cụ Foreign Lobby Watch Centre của trung tâm Responsive Politics.

Khoảng $18 triệu đã được trả cho các viên chức ngoại quốc hành động thay mặt cho quyền lợi của Saudi trong năm 2017, và một khoản chi tiêu khác lên tới $6 triệu đã được báo cáo trong năm nay.

Theo CIP, điều đó đã khiến cho Ả Rập Saudi trở thành một trong 10 nước hàng đầu chi tiêu cho nỗ lực tạo ảnh hưởng và vận động hành lang ở nước Mỹ.

Tuy nhiên vào ngày thứ Tư, những món tiền tặng chính trị đó đã không tạo tác dụng như ý, vì Thượng Viện quyết định tổ chức bỏ phiếu cho dự luật với kết quả dự luật được thông qua với tỷ số phiếu 63-37.

Một trong các nghị sĩ giáng đòn mạnh đối với chính phủ Trump lại chính là Nghị Sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham, người từng nhiều lần bênh vực ông Trump. Nghị sĩ này nói rằng ông đã đổi phe vì cách chính phủ xử lý vụ sát hại ký giả Jamal Khashoggi. Chính phủ Trump đã bênh vực Saudi, cho rằng hoàng tử Saudi đã không ra lệnh giết ký giả.

Sau cuộc bỏ phiếu ông Graham nói, “Tôi đã đổi ý vì tôi rất bực bội. Cách thức chính phủ áp dụng đối với Ả Rập Saudi là điều không thể nào chấp nhận được.”

Ông Khashoggi, một thường trú nhân ở Mỹ và ký giả của báo Washington Post, đã vào tòa lãnh sự Saudi Arabia tại Istanbul ngày 2 tháng Mười, để nhận giấy tờ xác nhận ông đã ly dị vợ để ông có thể tái hôn. Sau khi vào tòa lãnh sự thì ông đã bị giết bởi một nhóm sát thủ và chuyên viên được gởi đến từ Saudi. Theo các nguồn tin tình báo, nhóm sát thủ đã siết cổ ký giả, rút hết máu của nạn nhân ra khỏi thi thể trước khi cưa xác thành nhiều mảng nhỏ để có thể chuyển ra ngoài tòa lãnh sự và phi tang ở một nơi khác.

Các nghị sĩ thuộc cả hai đảng chính trị, trong số đó có nhiều người trước đây từng ủng hộ mối quan hệ Mỹ-Saudi, đã trút cơn tức giận về vụ giết người này, và đã rút lại việc họ ủng hộ cuộc chiến tranh ở Yemen, trong một nỗ lực nhằm cho thấy họ không hài lòng về việc Trump giải quyết Saudi trong cái chết của Khashoggi.

Nghị Sĩ Dân Chủ Bob Menendez, người trước đây cũng từng phản đối nghị quyết về Yemen, nói rằng đã “đến lúc gửi cho Ả Rập Saudi một thông điệp về việc họ vi phạm nhân quyền và gây ra một thảm họa nhân đạo khủng khiếp.”

Đất nước Yemen bị xé nát bởi cuộc xung đột từ năm 2014, khi nhóm Houthi nổi dậy, liên minh với các binh sĩ trung thành với cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh, chiếm được những vùng rộng lớn của đất nước, trong đó có cả thủ đô Sanaa.

Ả Rập Saudi đã mở một chiến dịch đại quy mô trên không trung, dùng chiến đấu cơ và bom đạn để chống lại quân nổi dậy Houthi kể từ tháng Ba năm 2015, nhằm khôi phục chính phủ của Tổng Thống lưu vong Abd-Rabbu Mansour Hadi.

Từ đó, Hoa Kỳ cung cấp vũ khí và hỗ trợ tiếp liệu giúp cho liên minh quân sự Saudi-UAE. Mỹ cũng tăng thêm số lượng phi cơ của liên minh này, chịu trách nhiệm cho hơn 18,000 cuộc không kích được thực hiện trên đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Hơn ba phần tư dân số - khoảng 22 triệu người - đang cần sự trợ giúp nhân đạo, trong khi đó 11 triệu người rất cần sự giúp đỡ để sống sót.





CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG CỘNG KHIẾN NÔNG GIA MỸ BỊ PHÁ SẢN (Viễn Đông Daily)




Viễn Đông Daily
Thursday, 29/11/2018

Những bao khổng lồ đựng bắp và đậu nành được chụp hình từ trên cao tại nông trại Gingerich Farms ở thị xã Lovington, Illinois đầu tháng 11. Bị mắc kẹt trong cuộc chiến đánh thuế, một số nông gia đã giữ lại đậu nành thay vì bán ra với giá rẻ và bị lỗ vốn nặng. Thế nhưng nếu không bán thì không có tiền trang trải các chi phí, đưa đến sự việc một số nông trại đã khai phá sản. (Getty Images)

Trong lúc Tổng Thống Donald Trump duy trì chính sách bảo hộ kinh tế với các đối tác thương mại toàn cầu, các nông gia ở vùng Trung Tây nước Mỹ đang phải phấn đấu để sống còn mỗi ngày một vất vả hơn, và số lượng nông gia bị thiệt thòi đã mỗi lúc một gia tăng. Họ không hy vọng cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Trump và lãnh tụ Trung Cộng Tập Cận Bình tại Argentina cuối tuần này sẽ giúp họ thoát cảnh phá sản.

Có ít nhất 84 nông trại ở các tiểu bang Minnesota, Montana, North Dakota, South Dakota, và một phần tây bắc Wisconsin, đã nộp đơn khai phá sản trong 12 tháng kết thúc vào tháng Sáu, nhiều gấp hơn hai lần mức độ được ghi nhận trong cùng thời kỳ vào năm 2014, theo một cuộc phúc trình và phân tích mới từ ngân hàng liên bang chi nhánh Minneapolis Federal Reserve cho biết.

Các nông gia bị căng thẳng bởi giá hàng do họ sản xuất bị giảm xuống thấp, cộng với hậu quả của cuộc chiến đánh thuế đã khiến tình trạng nghề nông của họ càng bi đát hơn, theo ý kiến của ông Ron Wirtz, giám đốc khu vực của ngân hàng trung ương liên bang, được ghi nhận trong bản phúc trình. Cho đến nay ông Trump vẫn đánh thuế trên hàng hóa nhập cảng vào Mỹ trị giá hơn $300 tỷ, và đe dọa tăng thuế trên nhiều lãnh vực.

Khi các nước khác trả đũa bằng những thứ thuế đành vào hàng hóa của Mỹ, những mức giá hàng chủ chốt bị sụt giảm mạnh. Chẳng hạn, đậu nành đã giảm gần một phần năm giá trị từ tháng Tư. Trong tháng này, báo New York Times đăng tin rằng hàng đậu nành xuất cảng sang Trung Quốc đã giảm 94% cho tới giữa tháng Mười, so với một năm trước đó.

Lợi nhuận nông nghiệp đã bị thu hẹp lại trong một thời gian khá lâu, do đó sự đánh thuế chắc chắn chỉ tạo ra thêm khó khăn cho các nông gia bên trên những khó khăn khác mà họ đã gánh chịu liên tục.

Những tiểu bang nào đang có tình trạng nông trại bị phá sản gia tăng đều đang đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng gây ra bởi thương mại với Trung Quốc. Nước Trung Hoa đã đánh thuế trả đũa đối với đậu nành Mỹ vào đầu năm nay. Trong khi những người trồng đậu nành ở các vùng khác trên nước Mỹ đều có những thị trường ngoại quốc khác để tìm đến, thì miền Trung Tây nói trên đã tùy thuộc rất nhiều vào việc buôn bán đậu nành với Trung Quốc.

Tại Wisconsin, nơi có khoảng 60% trong tổng số các vụ nông trại khai phá sản, có thêm nhiều nông trại nhỏ có xu hướng đặc biệt dễ bị tổn thất bởi sự thay đổi giá cả.

Tình trạng giảm giá cũng gây áp lực lên tài chánh nông nghiệp trong những nơi khác của miền Trung Tây. Trong một cuộc khảo sát của ngân hàng Kansas City Federal Reserve, hơn một nửa trong tổng số người được hỏi đều cho biết họ có mức lợi tức thấp hơn so với cách đây một năm.

Tổng Thống Trump sẽ gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày thứ Bảy, khi các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh khối G20 ở Argentina. Một số viên chức Mỹ nói rằng Mỹ phải duy trì việc đánh thuế để gây áp lực và buộc các nước khác phải thay đổi cách thức trao đổi mậu dịch được coi là không công bằng đối với Mỹ. Các viên chức này bày tỏ sự nghi ngờ về các cuộc thương lượng sắp tới tại G20, không nghĩ rằng sẽ có kết quả đáng kể.

Tình trạng bất an đã ảnh hưởng đến triển vọng của giới nông dân trong những tháng còn lại trong năm nay, và sau đó. Ở Missouri và Nebraska, hơn 70% trong số những người được thăm dò ý kiến đều dự đoán rằng lợi tức của họ sẽ tiếp tục giảm trong ba tháng tới.

Tình trạng nông nghiệp kém cỏi có thể gây bất lợi cho Tổng Thống Trump và đảng của ông trong kỳ bầu cử năm 2020, ngay cả ở những tiểu bang từng ủng hộ Cộng Hòa.






ĐIỀU TRA TRUMP - NGA : COHEN ĐƯA MUELLER VÀO TRONG THẾ GIỚI CỦA TRUMP (BBC Tiếng Việt)




BBC Tiếng Việt
30 tháng 11 2018                                                                                                     

Cựu luật sư riêng của tổng thống Mỹ thừa nhận đã nói dối với Quốc hội về những nỗ lực năm 2016 để xây dựng một tháp Trump ở Moscow.

Michael Cohen, cựu luật sư riêng của tổng thống Mỹ thừa nhận đã nói dối với Quốc hội. GETTY IMAGES

Trong một tòa án liên bang tại Manhattan hôm thứ Năm, luật sư riêng lâu năm của Tổng thống Donald Trump, Michael Cohen, đã nhận tội nói dối Quốc hội về thời điểm đàm phán xây dựng Tháp Trump ở Moscow vào năm 2016, và về việc ông thường xuyên thảo luận về thương thảo này với Trump trong thời gian Trump vận động tranh cử.


Lời nhận tội này là thành quả đầu tiên Mueller gặt hái được có liên quan trực tiếp đến các giao dịch kinh doanh của Trump - và có thể chỉ là đỉnh của tảng băng cuộc điều tra liên tục về các giao dịch kinh doanh liên quan đến tổ chức Trump và các nhà tài chính Nga, cả bên trong lẫn bên ngoài điện Kremlin.

Trước bối cảnh Trump hiện trong tình trạng chiến tranh với người mà trong nhiều năm là phụ tá và cố vấn trung thành nhất của mình, sự xuất hiện của Cohen trước toà làm nổi bật nguy cơ mà Cohen mang đến cho tổng thống, người cảm thấy bất ổn bởi chiến thắng lớn của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ, và đang phải đối mặt với vị chủ tịch Ủy ban Giám sát của đảng Dân chủ tại Quốc hội, giờ đây mạnh dạn hơn.

Thoả thuận này bao gồm bằng chứng, lần đầu tiên, có thể cho thấy Trump đã bị Nga khuynh đảo như thế nào trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tấn công trực tiếp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.

Thỏa thuận chính thức cũng khuyến khích Cohen, cựu phó chủ tịch điều hành của Trump Organization và cánh tay phải của Trump trong hơn một thập kỷ, kể cho Mueller tất cả mọi thứ ông biết - và khiến Cohen thành một nhân chứng đáng tin cậy hơn, trong tương lai.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang dẫn đầu cuộc điều tra về cáo buộc thông đồng giữa Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. AFP

Đáng chú ý, thoả thuận nhận tội được hoàn thành sau khi Trump gửi câu trả lời bằng văn bản cho Mueller, người được tường trình là đã hỏi Trump cụ thể về thỏa thuận Moscow. (Luật sư của Trump, Rudy Giuliani, cho biết hôm thứ Năm rằng câu trả lời bằng văn bản của Trump phù hợp với những gì mà Cohen đã nói với Mueller.)

Cohen, hơn nữa, còn vạch ra rằng ông không còn chút trung thành nào với tổng thống và không muốn hoặc mong đợi một sự ân xá nào của tổng thống.
Ông cũng không chia sẻ thông tin với đội ngũ pháp lý của tổng thống trong suốt quá trình hợp tác với Mueller, như cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của Trump, ông Paul Manafort đã làm.
Trong khi Manafort vẫn còn giữ một chân trong thế giới của Trump, Cohen cắt đứt quan hệ của mình với tổng thống từ tháng trước.

"Lá bài Phăng teo thực sự cho Trump chính là Cohen," một luật sư kỳ cựu ở Washington bình luận, nhưng yêu cầu giấu tên vì ông đại diện cho một khách hàng tham gia vào cuộc thăm dò của Nga.
"Hiển nhiên là Cohen biết nhiều hơn về các hoạt động kinh doanh của Trump trong thập kỷ qua hơn bất cứ ai." Luật sư này nói.

Dan Goldman, một cựu công tố viên liên bang chuyên phụ trách hồ sơ các tội phạm có tổ chức, ở vùng Nam New York, cho biết ông tin rằng thỏa thuận nhận tội của Cohen là "một khúc dạo đầu cho các bản cáo trạng sắp tới và các bước điều tra khác.''
''Trước khi sử dụng thông tin từ một nhân chứng hợp tác, các công tố viên nói chung thích 'khóa' nhân chứng bằng một thoả thuận nhận tội," Goldman nói. "Vì vậy, tôi dự đoán nhiều điều khác sẽ phát sinh từ thoả thuận này và từ sự hợp tác của Michael Cohen."

Thỏa thuận nhận tội của Cohen là điều đầu tiên bảo đảm liên quan trực tiếp đến các giao dịch kinh doanh của Trump mà Mueller gặt hái được, có khả năng vượt qua "vạch đỏ" Trump vạch ra năm ngoái liên quan đến các tổ chức khắp nơi của mình.

Quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Matthew Whitaker, người thay thế Jeff Sessions đầu tháng này, cũng đã nói rằng các doanh nghiệp của Trump nên vượt khỏi giới hạn của Mueller.

Ông Trump tuyên bố đã trả lời các câu hỏi của Mueller "một cách rất dễ dàng". EPA

Cohen cũng có vẻ đang ở vị trí sẽ chứng thực được một phần then chốt của hồ sơ Steele - tập hợp các bản báo cáo được viết bởi cựu sĩ quan tình báo Anh, Christopher Steele, qua đó ông phác thảo mối quan hệ bị cáo buộc giữa Trump với Nga.

Trump từng nói hồ sơ này là một bộ sưu tập những lời dối trá được tài trợ bởi đảng Dân chủ.

Các nguồn tin của Steele ở Nga tuyên bố rằng "hoạt động bồi dưỡng của điện Kremlin" với ứng cử viên (Trump) bao gồm các đề nghị về "giao dịch phát triển nhiều bất động sản khác nhau ở Nga. Trong khi Trump có một "hồ sơ đầu tư tối thiểu ở Nga," hồ sơ ghi rõ thêm, đó ''không phải là vì Trump không tìm cách'' khuếch trương. Những nỗ lực trước đây của Trump bao gồm tìm hiểu về lĩnh vực bất động sản tại St Petersburg cũng như tại Moscow. "

Ưu tiên hàng đầu cho một số đảng viên Dân chủ trong Hạ viện và Ủy ban Tình báo Thượng viện là xác định xem liệu người Nga có từng tìm kiếm đòn bẩy tài chính đối với Trump và các cộng sự của ông hay không, hoặc liệu Nga hiện có đang nắm giữ đòn bẩy như thế hay không.

------------------------------

XEM THÊM
01/12/2018

Paul Manafort, cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có khả năng sẽ bị tuyên án vào ngày 5/3, một thẩm phán liên bang ra phán quyết hôm 30/11, sau khi Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller nói rằng ông ta đã vi phạm thỏa thuận đưa lời khai

Ông Manafort nhiều khả năng sẽ ngồi tù cho đến hết đời

Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra liệu có hay không sự thông đồng của ban vận động tranh cử của ông Trump với Nga, phải trình bản báo cáo lên tòa án vào ngày 7/12 trong đó trình bày ông Manafort đã vi phạm thỏa thuận với các công tố viên liên bang như thế nào, Thẩm phám liên bang khu vực thủ đô Washington DC, Amy Berman Jackson, cho biết.

Thẩm phán Jackson nói bà sẽ tổ chức một cuộc điều trần vào tháng Giêng để xem liệu ông Manafort có vi phạm thỏa thuận hay không sau khi các công tố viên cáo buộc ông này đã phạm thêm tội danh liên bang mới với việc nói dối với FBI trong khi ông này lẽ ra phải hợp tác với cuộc điều tra.

Các luật sư của ông Manafort không cho rằng thân chủ của họ vi phạm thỏa thuận và nói rằng ông đã thành thật khi trả lời thẩm vấn của các nhà điều tra.

Các công tố viên cũng để ngỏ khả năng ra cáo trạng mới chống lại Manafort về tội nói dối.
“Quyết định vẫn chưa được đưa ra,” công tố viên Andrew Weissmann nói.

Ông Manafort đã gia nhập ban vận động tranh cử của ông Trump hồi tháng Ba năm 2016 và trở thành chủ tịch nhưng từ chức năm tháng sau đó. Ông đã nhận tội hồi tháng Chín và đồng ý với hợp tác với các công tố viên điều tra về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ và khả năng có sự thông đồng giữa nhóm của ông Trump và Nga.

Tuy nhiên, hôm 26/11, ông Mueller nói với tòa án rằng kể từ đó ông Manafort đã nói dối với các nhà điều tra khiến cho thỏa thuận của họ trở nên vô hiệu và do đó dọn đường để bị kết án.

Hiện chưa rõ các công tố viên muốn có bản án tù bao lâu dành cho ông Manafort nhưng các chuyên gia nói rằng ông ta có thể sống đến hết đời trong nhà tù do tuổi tác đã cao – trừ phi ông Trump ân xá cho ông ta.

Ông Trump đã nói với tờ New York Post rằng ông chưa bao giờ nói đến việc ân xá cho Manafort nhưng lệnh ân xá đó ‘không phải là không thể có’. Khi Manafort bị kết tội hồi tháng Tám, ông Trump nói rằng ông ta là ‘người tốt’ và ông cảm thấy buồn cho Manafort.

Hồi tháng Tám, bồi thẩm đoàn ở Virginia đã kết tội Manafort tội gian lận ngân hàng và gian lận thuế. Ông sẽ bị tuyên án vào ngày 8/2 cho tội danh này.






CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI : VÁN BÀI LỚN TẠI G20 (Ana Nicolaci da Costa - BBC)




Ana Nicolaci da Costa
Business reporter
30 tháng 11 2018

Căng thẳng dâng cao tại hội nghị thượng đỉnh G20 trong tuần này, nơi Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Tập Cận Bình và ông Donald Trump cùng phu nhân tại Bắc Kinh năm 2017. POOL

Hy vọng hội nghị có thể mở đường cho một thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã bị suy yếu bởi những đe dọa mới đây của ông Trump.
Chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Argentina, ông Trump cho biết mức thuế hiện hành đánh trên 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng theo kế hoạch.
Ông cũng đe dọa đánh thêm thuế lên các mặt hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc trị giá 267 tỷ đô la.
Sau đó, ngay trước khi bay tới Argentina, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng trong khi Trung Quốc quan tâm đến việc đạt được thỏa thuận, "Tôi không biết tôi có muốn làm điều đó hay không" và "Tôi thích thỏa thuận hiện tại của chúng tôi".

Bối cảnh này có thể tạo tình trạng leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia.

Có thể đạt được gì sau hội nghị?

Tổng thống Trump đã khởi đầu sự mâu thuẫn với Trung Quốc đầu năm nay, cáo buộc nước này thực hiện các hành vi thương mại "không công bằng" và trộm cắp tài sản trí tuệ.
Hoa Kỳ đã đánh thuế tổng cộng 250 tỷ đôla lên hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng Bảy, và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp thuế trên 110 tỷ đôla hàng hóa Mỹ.
Trung Quốc đã tấn công Hoa Kỳ với mức thuế 3 tỷ đô la trong tháng Tư, để trả đũa thuế quan của Mỹ trên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu toàn cầu.

Ông Trump đã đưa ra một tia hy vọng hồi đầu tháng này, khi nói ông nghĩ rằng Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Nhưng chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh, ông Trump dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan này.

Tổng thống Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng ông dự kiến sẽ tiếp tục kế hoạch tăng thuế trên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc - được đưa ra lần đầu tiên vào tháng Chín - lên 25% (tăng từ 10%) bắt đầu từ tháng 1/2019.
Ông Trump cũng nói rằng nếu các cuộc đàm phán không thành công, ông sẽ thực hiện lời đe dọa đánh thuế lên 267 tỷ đôla hàng hóa xuất khẩu còn lại hàng năm của Trung Quốc sang Hoa Kỳ với mức thuế 10-25%.

Chính quyền Trump gần đây cũng cáo buộc Trung Quốc không thay đổi hành vi thương mại "không lành mạnh".

"Tôi nghĩ rằng kịch bản có khả năng nhất là Tập Cận Bình không nhượng bộ đủ đối với Trump, và do đó không đạt được gì nhiều từ G20", Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics nói.

Các hội nghị gần đây cũng không báo trước điều gì tốt đẹp cho một quyết định nào ở G20.
Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) gần đây kết thúc mà không có tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo vì chia rẽ Mỹ-Trung Quốc do chiến tranh thương mại.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào tháng Sáu đã kết thúc trong tình trạng hỗn loạn khi Trump rút lại sự tán thành của ông về tuyên bố chung.

Valerie Mercer-Blackman, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết: "Tôi cho rằng rất không may là giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa trong các vấn đề đằng sau xung đột thương mại."
"Việc không đưa ra được thỏa thuận chung tại APEC cũng cho thấy có khoảng cách khá lớn giữa hai bên, và dường như không có đề xuất cụ thể nào được bàn thảo để chấm dứt sự bế tắc."

Ông Tập Cận Bình có thể sẽ 'không nhượng bộ đủ đối với Trump', và do đó không có gì nhiều đạt được từ G20, theo nhận định của chuyên gia kinh tế.  GETTY IMAGES

Ván bài lớn tới cỡ nào?

Ông Evans-Pritchard nói: "Nếu cuộc họp không đưa ra một thỏa thuận đình chiến thì Mỹ sẽ tăng thuế xuất [đánh lên 200 tỷ đôla hàng hóa hiện tại của Trung Quốc] vào tháng Một và việc mở rộng thêm thuế quan là rất có thể".

Ông Michael Hirson, giám đốc khu vực Châu Á của Eurasia Group cho biết, việc tăng thuế suất sẽ khiến nhiều công ty đa quốc gia đẩy mạnh kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc, trong khi thuế nhập khẩu bổ sung đánh lên hàng Trung Quốc sẽ đặt ra một "nguy cơ đáng kể về kinh tế và chính trị" cho Trump.

"Hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng. Các gia đình Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hơn, sẽ cảm thấy tác động nhiều hơn lần này so với các gói thuế quan được áp dụng trước đó''.

--------------------------

Đăng ngày 30-11-2018

Các lãnh đạo nhóm G.20, đại diện cho các cường quốc công nghiệp và hàng đầu trên thế giới và các nước đang vươn lên, đã tề tựu về Buenos Aires, thủ đô Achentina, để tham gia hội nghị thượng đỉnh khai mạc ngày hôm nay 30/11/2018.

Tổng thống Achentina, Mauricio Macri (P) tiếp đồng nhiệm Mỹ, Donald Trump đến dự thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, ngày 30/11/2018. REUTERS/Kevin Lamarque

Trong hai ngày, lãnh đạo các nước sẽ thảo luận nhiều hồ sơ quan trọng trong đó quan trọng nhất là vấn đề thương mại thế giới cũng như hồ sơ khí hậu. Theo giới phân tích, các cuộc thảo luận sẽ rất căng thẳng do các bất đồng quan điểm giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, và không loại trừ khả năng thượng đỉnh G20 không ra được thông cáo chung.

Hãng tin Anh Reuters nhận định tranh chấp thương mại gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, xuất phát từ chủ trương bảo hộ mậu dịch của tổng thống Mỹ Donald Trump, sẽ là chủ đề bao trùm hội nghị lần này.

Bên cạnh đó, hồ sơ khí hậu, với những biện pháp cần thiết để đấu tranh hiệu quả chống hiện tượng trái đất bị hâm nóng cũng sẽ gây căng thẳng giữa các phái đoàn, nhất là giữa tổng thống Mỹ Donald Trump, một người không tin vào việc khí hậu bị hâm nóng, với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nước chủ trương thúc đẩy việc bảo vệ trái đất, chống lại những tác hại đối với môi trường.

Theo đặc phái viên RFI Véronique Rigolet tại Buenos Aires, tổng thống Pháp sẽ có cuộc họp hôm nay với các lãnh đạo châu Âu trong nhóm G.20 để bảo vệ quan điểm của Paris trên các vấn đề thương mại và khí hậu. Một nhà ngoại giao Pháp khẳng định rằng tổng thống Pháp sẵn sàng liên kết các đồng minh thành một khối 17, 18, thậm chí 19 thành viên để đối đầu với Mỹ trên các hồ sơ này.

Ngoài hai hồ sơ lớn trên, các vấn đề địa chính trị như cuộc chiến tại Yemen, hậu quả của vụ nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi bị giết hại, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina vừa bùng lên, cũng sẽ được bàn thảo trong vô số các cuộc gặp song phương.

Lập trường khác biệt giữa các nước có nguy cơ làm cho hội nghị thất bại, vì cho đến hôm nay, các nước vẫn còn tranh cãi với nhau về nội dung bản thông cáo chung. Khả năng không ra được thông cáo chung như tại Thượng đỉnh APEC mới đây, hay bất đồng lộ rõ giữa Mỹ và các nước khác như ở thượng đỉnh G7 tại Canada tháng 6/2018 không thể loại trừ.

*
*
LIÊN QUAN
.
.
.
.
 .





HOÀNG ĐẾ KHỎA THÂN HỨA CUỘI (Matt Kwong - CBC News)




Matt Kwong  - CBC News  
DCVOnline dịch
Posted on November 28, 2018 by editor

‘Đây không phải là những gì người ta đã hứa’: GM đóng cửa nhà máy, sa thải nhân viên là hậu quả của chính sách kinh tế của Trump

Bất kỳ một phân tích khách quan nào cũng chứng minh được những hứa hẹn của Trump là những lời nói thách

Hình : Tommy Wolikow, một cử tri đã ủng hộ Donald Trump, bên phải, bị GM sa thải ngay hôm lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, nhưng ông hy vọng sẽ trở lại làm việc. Sau thông báo đóng cửa của năm nhà máy của GM tuần này, Wolikow nói rằng ông đang mất niềm tin. Nguồn: Reuters, Tommy Wolikow.

Đã có lúc những lời hứa của Donald Trump trấn an được Tommy Wolikow. Hơn một năm sau, bây giờ, những lời hứa đó chỉ hành hạ ông ta.

Tháng 7 năm 2017, Tổng thống Mỹ hiệu triệu một đám đông đang reo hò ở Youngstown, Ohio, và hứa hẹn sẽ hồi sinh công ăn việc làm ngành sản xuất đang suy giảm ở khu vực này.

“Đừng dọn đi, đừng bán nhà của bạn. Tất cả bọn họ đều sẽ trở lại.”

Wolikow, 36 tuổi, có ba con, đang đứng ở đó lắng nghe, và hy vọng. Ông là cựu nhân viên kiểm phẩm của General Motors tại phức thể sản xuất của GM ở Lordstown đã bị sa thải vài tháng trước đó và đã cùng vợ là Rochelle mua một căn nhà hai tầng với giá 110.000 đô la Mỹ, chỉ cách nhà máy ba cây số. Ông hy vọng sẽ sớm trở lại làm việc.

Wolikow đã bỏ phiếu cho Trump vào năm 2016, vì Trump cam kết sẽ cải thiện nền kinh tế sản xuất. Ông là một người tin như thế. Vì vậy, khi Trump khuyến khích những người ủng hộ ông đừng bán nhà của họ, và hãy tin vào tài quản lý kinh tế của tổng thống, Wolikow đã nghe theo.

Nhưng khi GM công bố sa thải 14.000 công nhân viên hôm thứ hai, thì mọi người đã thấy rõ ràng rằng Trump đã không là vị cứu tinh của ngành sản xuất như ông đã tự xưng.

Nhiều chuyên gia kinh tế đang đổ lỗi cho chính sách thương mại của Trump, trong số những yếu tố khác, và xác nhận những nghi ngờ của họ là gói cải cách thuế của Trump chỉ đem lại lợi ích cho các tập đoàn tư bản chứ không cứu được công nhân nhà máy.

Sau chín năm làm việc, ngày Trump nhậm chức, 20 tháng 1 năm 2017, hóa ra là ngày cuối cùng của Wolikow tại nhà máy GM. Từng là một người triệt để ủng hộ Trump, lòng tin của Wolikow đã suy yếu. Trong hai năm qua, ông chỉ nhìn thấy mất đi nhiều công ăn việc làm ở Ohio – gồm cả việc của ông và của vợ ông, Rochelle, một nhân viên GM trên dòng làm cửa xe hơi tại nhà máy Lordstown. Ông nói về con số sa thải mới và kế hoạch của GM đóng cửa năm nhà máy ở Ohio, Michigan, Maryland ở Mỹ và Oshawa, Ont., Canada,

“Tin chúng tôi nhận được thật là tàn nhẫn.”

Hình : Tommy Wolikow cùng vợ, Rochelle, và con gái của họ Ali, 6 tuổi, và Natalie, 11. Wolikow và vợ ông đều bị GM sa thải năm ngoái. Rochelle đã tìm được việc làm hầu bàn, trong khi Wolikow vẫn đang tìm việc. Ông ta nói rằng hai vợ chồng đã dùng và nợ tối đa thẻ tín dụng của họ. Nguồn: Tommy Wolikow.

Vợ chồng Wolikow lo giá trị của ngôi nhà của họ sẽ sút giảm. Rochelle nói, “Không ai bán được một căn nhà trong khu vực mà không ai còn muốn sống ở đó nữa?”

Chuyên viên kinh tế như Steve Bell đã dự đoán kết quả này.

Sở thích của người tiêu dùng đang thay đổi. Hiện nay chỉ có 30 phần trăm xe ô tô Mỹ bán được, giống như chiếc Chevrolet Cruze nhỏ, sản xuất tại Lordstown. Xe tải nhỏ (pick-up truck) và SUV chiếm 70% còn lại.

Tuy nhiên, khi Trump thề thốt ở Ohio năm ngoái dường như ông không quan tâm đến thực tế đó, cũng như việc người tiêu thụ đang chuyển hướng sang những chiếc xe điện và xe tự động, và vẫn dùng những lời hứa mị dân như xây nhà máy mới và đem việc làm trở lại khu vực. Bell, một cựu giám đốc cao cấp về chính sách kinh tế tại Trung tâm chính sách Lưỡng đảng ở Washington hiện đang làm công việc tư vấn, nói,

“Thời điểm Trump tuyên bố thì nó đã là một sự không thể xẩy ra. Nó giống như nói rằng chúng tôi sẽ hồi sinh kỹ nghệ than một cách hùng vĩ. Chúng ta không thể làm như thế.”

Hình : Gia đình Wolikow mua ngôi nhà này ở Youngstown, Ohio, ngay trước khi họ bị sa thải. Tommy Wolikow đã tham dự cuộc biểu tình tại địa phương vào tháng Bảy năm ngoái khi Trump nói những người ủng hộ ông đừng bán nhà của họ, và hứa hẹn sẽ hồi sinh nền kinh tế sản xuất ở Ohio. Nguồn: Tommy Wolikow.

Ông Bel nói, sự thiếu hiểu biết của Trump về chuỗi cung ứng toàn cầu và sự khăng khăng áp đặt mức thuế 25% đối với nhôm và thép nhập cảng của ông có thể làm trầm trọng thêm những khó khăn của GM. Cựu đại diện thương mại Mỹ Carla Anderson Hill nói, tăng giá những kim loại đó đơn giản chỉ là chuyển phí tổn sang cho người tiêu dùng, như thế sẽ làm tổn hại đến lợi nhuận của hãng sản xuất. Và nó không phải chỉ làm bất lợi cho những người muốn mua xe ô tô.

“Nếu đánh thuế nhập cảng 25% trên thép, nhôm tức là tăng giá máy giặt và những tấm pin mặt trời, cũng có nghĩa là loại một số người muốn sử dụng các sản phẩm đó ra ngoài thì trường.”

Ví dụ, công ty Mid Continent Nail Corp có trụ sở tại Missouri, là xưởng sản xuất đinh lớn nhất ở Hoa Kỳ. Hiện tại, nó đang hấp hối, không thể định giá thép của họ để có thể cạnh tranh.

Hills lưu ý, trong khi Trump tuyên bố đánh thuế kim loại là điều cần thiết để cứu ngành công nghiệp thép của Mỹ, rốt cuộc kỹ nghệ này đã mất việc làm. ‘Quan hệ đối tác thương mại’, một công ty nghiên cứu kinh tế có trụ sở tại Washington, nhận thấy rằng áp dụng thuế nhập cảng của Trump sẽ làm mất 16 việc làm trong khi tạo ra được tạo một việc làm mới.

Hình : Wolikow, thứ hai từ trái sang, đã tham dự các cuộc biểu tình của Trump với một liên minh tên là Good Jobs Nation, đã thu hút sự chú ý đến các cuộc đấu tranh của người lao động trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ. Nguồn: Tommy Wolikow

Hills nói, chuỗi cung ứng ô tô của Bắc Mỹ đã từng là một khu vực cạnh tranh nhất trên thế giới. Bà tin rằng rằng hiện nay nền kinh tế kiểu Trump đang khó chịu vì phải trả giá con người do một số chính sách kinh tế của ông gây ra.

Bà Hill nói, “Thuế nhập cảng không phải là một cơ chế hiệu quả để cải thiện mối quan hệ thương mại.”

Muốn thắng cử năm 2020, Trump có thể sẽ phải một lần nữa giành được các tiểu bang sản xuất như Wisconsin, Ohio, Pennsylvania và Michigan. Thuế nhập cảng hiện nay có thể trở thành một điểm đau sót.

GM đã tiên liệu. Công ty này cảnh cáo vào mùa hè rằng thuế nhập cảng có thể đưa đến “một GM nhỏ hơn”, gồm cả cắt giảm việc làm ở Hoa Kỳ và ở nước ngoài. GM cũng cho biết thuế nhập cảng của Trump đã làm GM tốn 1 tỷ đô la Mỹ, khiến Nghị sĩ Dân chủ Tim Ryan cáo buộc Trump đang “vừa lái vừa ngủ” và yêu cầu ông giữ lời thề hồi sinh ngành sản xuất ở Ohio.


Dân biểu Tim Ryan
@RepTimRyan
Tất cả chìa là đãi bôi. Ca thứ 3 của GM ở Lordstown đã kết thúc vào ngày tổng thống nhậm chức. Ông ta đã có thể can thiệp từ 2 năm trước, nhưng ông ấy đã ngủ khi lái xe. Chúng ta cần nhiều hơn những lời nói suông, chúng ta cần hành động.

CNN Politics
@CNNPolitics
Trả lời @CNNPolitics
Sanders trả lời các câu hỏi về mối đe dọa của Tổng thống Donald Trump về việc cắt giảm trợ cấp GM, “Tôi không biết rằng có một lộ trình cụ thể nào hay không. Ông ấy đang xét đến những phuong án có thể làm được.”

Albert Sumell, một giáo sư kinh tế tại Đại học bang Youngstown Ohio, nói “Đây không phải là những điều người ta đã hứa.”

“Tôi cho rằng khi Trump đang vận động tranh cử, ông ấy là hoàng đế không mặc quần áo, và hứa hẹn lu bù mà bất kỳ phân tích khách quan nào cũng chứng minh được chúng chỉ là lời hứa cuội – đến mức hầu hết các công việc bị mất đều không phải bị mất vì Trung Quốc, mà đã mất do sự tự động hóa của nền kỹ nghệ sản xuất.”

Người Mỹ cũng thấy rõ việc cắt giảm thuế suất cho những đại công ty có thể làm hài lòng các cổ đông, nhưng không hoàn thành được tiền đề là khuyến khích các công ty đó tái đầu tư vào công nhân và thúc đẩy tăng trưởng sản xuất. [Thực sự một số đã dùng tiền được giảm thuế để thu mua lại cổ phiếu cho công ty – DCVOnline].

Điều đó đã không xẩy ra trong thực tế – mặc dù GM vừa công bố khoản lợi nhuận 2,5 tỷ USD cho quý thứ ba vào cuối tháng trước. Sumell nói

“Nhìn nó từ góc độ kinh doanh, đột nhiên, tự nhiên công ty có hàng triệu đô la nhiều hơn họ dự tính. Không có quy tắc nào buộc những công ty đó phải sử dụng những đô la mới có được để đầu tư vào các nhà máy mới và tạo ra công việc mới.”

Một cuộc thăm dò với 42 chuyên gia kinh tế năm ngoái đã cho thấy tất cả, ngoại trừ một, nghi ngờ đạo luật cắt giảm thuế sẽ giúp nền kinh tế đem lại GDP cao hơn một cách đáng kể. Tất cả những người được thăm dò đều đồng ý rằng nó sẽ làm tăng nợ.

Hình : Dwayne Killingbeck vặn bu lông những bộ phận vào xe Camaro trên dây chuyền lắp ráp tại nhà máy GM ở Oshawa, Ont. Cơ sở này là một trong năm nhà sản xuất ô tô sẽ bị đóng cửa. Nguồn: Norm Betts / Bloomberg.

Michael Graetz, một cựu viên chức Bộ Tài chính và chuyên gia về thuế của Hoa Kỳ, đồng ý mức thuế nhập cảng sẽ làm bùng sáng một “dấu hiệu cảnh cáo về những cuộc chiến thương mại”. Nhưng ông ta không vội vã chỉ trích các chính sách cải cách thuế của tổng thống, mà tin rằng vẫn còn quá sớm để nói liệu hạ mức thuế xuống cuối cùng có tạo ra nhiều việc làm ở Mỹ hơn hay không – mặc dù ông ta nói, “không còn nghi ngờ gì nữa” số tiền mới có đã được dùng để mua lại cổ phiếu.

Charlie Chesbrough, một chuyên viên kinh tế cao cấp của Cox Automotive, cho biết, nhiều khi tiện nhất là người ta cứ đổ lỗi cho tổng thống, mà quên rằng động lực lớn nhất là sự thay đổi sở thích của người tiêu thụ. Ông nói,

“Tôi không nghĩ chúng ta có thể đổ sự thay đổi sở thích cho tổng thống.”

Việc cắt giảm công nhân viên và đóng nhà máy hôm thứ hai có thể là dấu hiệu cho thấy GM đang cố bắt kịp với Fiat Chrysler. Công ty này đã công bố vào mùa hè là sẽ ngừng sản xuất ô tô con tại Mỹ để tập trung hoàn toàn vào xe tải nhỏ và SUV. Ford đã đưa ra một thông báo tương tự.

Donald J. Trump
@realDonaldTrump
Rất thất vọng với General Motors và CEO Mary Barra, vì họ đã đóng cửa các nhà máy ở Ohio, Michigan và Maryland. Không xưởng nào bị đóng cửa ở Mexico và Trung Quốc. Mỹ đã cứu General Motors, và đây là LỜI CÁm ƠN chúng ta nhận được! Chúng ta hiện đang xét đên việc cắt tất cả trợ cấp @GM, bao gồm ….

Sau khi bị sa thải, Wolikow trở lại đi học để lấy bằng kỹ thuật máy dầu cặn. Ông ấy vẫn đang tìm việc. Rochelle đang làm việc hầu bàn tại tiệm điểm tâm Cracker Barrel kiếm được 4,15 đô la một giờ, cộng thêm tips.

Trong thời gian chờ đợi, ông Wolikow đang chờ tổng thống trả lời một lá thư của Chủ tịch Công đoàn Ô tô của ông – một lá thư mà ông đã giao tận tay cho người lãnh đạo điều hành cuộc vận động tranh cử 2020 của Trump trong một cuộc biểu tình gần đây, yêu cầu chính phủ giúp đỡ cho công nhân sản xuất ô-tô. Ông nói,

“Tôi vẫn hy vọng Trump sẽ làm điều gì đó. Nhưng làm sao có thể ủng hộ một người khi đã biết họ không hỗ trợ bạn?”

© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”









VIỆT NAM ĐI DÂY GIỮA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG (Peter Pham | Forbes Magazine)




DCVOnline dịch
Posted on November 30, 2018 by editor  

Mới đây ở New York, trên đường đến một hội nghị đầu tư ở New Orleans, tôi đã ghé thăm cửa hàng Nike Soho mới ở Broadway, để mua một đôi giày thể thao mới.

Cửa hiệu Nike hàng đầu không chỉ là một cửa hàng – mà đó còn là một Disneyland của giày thể thao; chính tai họ nghe mắt họ thấy, suốt cả năm tầng lầu, khách hàng có thể chơi bóng rổ, chạy trên máy chạy bộ, hoặc ngay cả đá bóng, với những đôi giày họ thích.

Khi đi qua những hành làng lớn — chọn, quan sát và thử nhiều loại giày thể thao khác nhau – người ta sẽ thấy một chi tiết nhỏ, cứ lập đi lập lại:

Gần như đôi giày nào cũng đều có chữ ‘Made in Vietnam’ in ở nhãn bên trong.

Điều này nổi bật không chỉ vì toán chuyên viên của Oane Road đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì tôi không nhớ có khi nào mà nhãn hiệu của hãng sản xuất giày không phải là ‘Made in China’.

Mặc dù có thể Nike chưa có một cửa hàng hàng đầu ở Việt Nam, đầy cửa hàng giày ở đó và họ có đủ loại mặt hàng. Bguoofn: SHUTTERSTOCK

Trong hai đồ thị dưới đây, cả Nike và Adidas hiện nay đều đang có tỷ lệ sản xuất cao hơn ở Việt Nam, và cả hai công ty đều báo cáo tỷ lệ giày làm ở Việt Nam cao hơn số sản xuất ở Trung Quốc.

Nike hiện đang sản xuất hơn 45% giày của họ tại Việt Nam, với Adidas chạy theo sát. Puma đang tiếp tục cải tổ xưởng sản xuất của ho và có hơn 30% sản phẩm làm tại Việt Nam.

Tỉ lệ sản phẩm sản xuất của Nike. Nguồn: One Road Research, Dữ Liệu Công Ty

Tỉ lệ sản phẩm sản xuất của Adidas. Nguồn: One Road Research, Dữ Liệu Công Ty

Đây là một phần của khuynh hướng lớn hơn trong ngành kỹ nghệ sản xuất. Các công ty đa quốc gia bán lẻ đã rời khỏi Trung Quốc từ nhiều năm trước vì chi phí nhân công ở đây đã cao hơn trước.

Chiến tranh Thương mại

Vào tháng 8 năm 2018, vài tuần sau khi Tổng thống Trump công bố mức thuế nhập cảng ban đầu là 100 tỷ USD, giới phân tích vẫn không muốn thừa nhận rằng chúng ta đang đi vào một cuộc chiến thương mại. Nhưng Trung Quốc đã trả đũa Mỹ bằng một một khoản thuế nhập cảng trị giá 150 tỷ USD khiến đa số hoàn toàn chấp nhận thực tế của cuộc chiến.

Hiện tại, Mỹ đã ấn định mức thuế trị giá 250 tỷ đô la Mỹ trên các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất, và mối đe dọa hiện đang gia tăng thuế nhập cảng trên tất cả những mặt hàng đang gây lo ngại cho nhiều nhà sản xuất.

Câu hỏi nảy sinh — liệu Trung Quốc sẽ hồi phục? Điều này có buộc Trung Quốc phải chuyển đổi nhanh hơn sang ngành dịch vụ không?

Nhiều dự báo tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng đó không phải là những gì đang xảy ra … ít nhất là chưa xẩy ra.

Viễn cảnh của Việt Nam về cuộc chiến thương mại đã chuyển từ lo âu sang lạc quan với nền kinh tế toàn cầu hóa cao độ của nó.

Những công ty có quá trình hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, nơi được coi là ‘nhà máy của thế giới’ trong ba mươi năm qua, đã liên tục di chuyển qua biên giới sang Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác, để tránh những phí tổn và tiền lương đang tăng cao.

Việt Nam đã không chỉ trở thành một trong một loạt các quốc gia Đông Nam Á tranh giành những hoạt động sản xuất trước đây ở Trung Quốc.

Thật vậy, Việt Nam hiện đang ở vị trí để tận dụng sự gián đoạn của nền thương mại thế giới của Trung Quốc. Lực lượng lao động có tay nghề cao và lương thấp của Việt Nam, cơ sở hạ tầng tốt, chính phủ ổn định và khu vực miễn thuế là những điểm mà nhiều công ty đa quốc gia muốn có khi tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy.

Cơ sở sản xuất của Việt Nam cũng không giới hạn ở hàng dệt may. Mức xuất cảng linh kiện và điện thoại, lên đến 45 tỷ USD, vượt quá kim ngạch xuất khẩu giày dép và dệt may cộng lại, ở mức 40 tỷ USD.

Chính phủ Việt Nam cũng vừa thông qua luật mới làm để để tạo thuận lợi cho thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng lên, chẳng hạn như chính thức cho phép trả bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tại các khu vực biên giới. Điều này có các công ty sản xuất đưa xưởng lắp ráp các sản phẩm Trung Quốc về bên kia biên giới, phía Việt Nam, và có thể khuyến khích họ gởi hàng hóa đã hoàn chỉnh ra khỏi Việt Nam để tránh thuế nhập cảng của Mỹ.

Kế hoạch này mạo hiểm ở chỗ nó có thể thu hút sự chú ý của chính phủ Mỹ và họ có thể áp dụng thuế nhập cảng với hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam, như họ đã làm trong năm 2016 đối với các sản phẩm thép có gốc ở Trung Quốc nhưng đã được đưa ra khỏi nước này.

Việc Việt Nam ‘vô tình trúng đạn thuế nhập cảng’ sẽ thiệt hại lớn cho nền kinh tế của quốc gia này.

Trong số tất cả các quốc gia ASEAN, Việt Nam là nước xuất cảng nhiều nhất sang Mỹ với giá trị xuất khẩu gần 50 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng rằng thương mại sẽ tăng lên 57 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Điều này đã đưa đến kết quả ngày càng nhiều tiền mặt bên ngoài chảy vào Việt Nam, làm cho tăng trưởng hàng năm của nó lên 6,8% trong năm 2017 – cao nhất trong 6 năm – là điều không phải không ngạc nhiên.

Và không chỉ các công ty đa quốc gia được hưởng lợi; với nhiều hoạt động kinh tế và FDI hơn, một loạt các ngành kỹ nghệ cũng đang trúng số.

Khi kinh tế phát triển vị sự gia tăng xuất cảng, lợi ích sẽ đổ xuống những doanh nghiệp địa phương và những dịch vụ và kỹ nghệ liên hệ. Sự gia tăng công ăn việc làm dẫn đến sự giàu có ở địa phương, điều đó có nghĩa là người dân có nhiều thu nhập nhiều hơn, do đó làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng.

Khái niệm những nước thứ ba có lợi vì cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế không phải là khoa học không gian…

Theo câu ngạn ngữ nổi tiếng của Trung Quốc:
Y , 渔翁得利 (duật bạng tương trì, ngư ông đắc lợi): trai cò đánh nhau, ngư dân đắc lợi.

Nói cách khác, luôn luôn có một bên thứ ba đắc lợi vì trận chiến giữa hai cường quốc đồng sức với nhau.

© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

*