Thursday, February 3, 2011

CẢNH GIÁC VỚI TÌNH TRẠNG BẤT ỔN Ở AI CẬP, TRUNG QUỐC KIỂM DUYỆT WEB



Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Thu, 02/03/2011 - 15:42

Tin từ BẮC KINH - Vào khi khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã đồng ý cho các công dân của mình bàn tán về những vụ biểu tình ở Ai Cập, sau đó sẽ xả xú bắp ra.

Nhưng những thách thức trong những năm gần đây đến các chính phủ độc tài trên toàn cầu và những cuộc nổi dậy bằng bạo lực trong bản thân một số nơi của chính Trung Quốc đã làm giới chức Trung Quốc ngày càng cảnh giác nếu để những lời bán tán ấy không được kiểm soát, đặc biệt là trên Internet, môi trường mà một số quan chức xem như trung tâm có thể thổi bùng thêm ngọn lửa của tình trạng bất ổn.

Vì vậy, cuối tuần qua, những người nắm quyền về ngôn luận đã lập tức hành động. Sina.com và Netease.com - hai trong số các cổng thông tin trực tuyến lớn nhất nước - đã ngăn chặn từ khóa tìm kiếm (key word search) của chữ "Ai Cập", mặc dù các cuộc biểu tình lớn này đã được thảo luận trên một số các phòng chat Internet từ hôm thứ Hai. Việc tìm kiếm từ "Ai Cập" cũng đã bị cấm trên Weibo, một dịch vụ tương đương như Twitter của Trung Quốc.
Kiểm duyệt Internet không phải là biện pháp duy nhất. Chính phủ Trung Quốc cũng đã còn cố gắng suy luận đi trước các cuộc thảo luận, đóng khung các cuộc biểu tình ở Ai Cập trong một vài bài xã luận và các bài viết trong các báo chí do nhà nước kiểm soát như một vụ hỗn loạn vốn là hiện thân của những cạm bẫy do việc cố gắng nuôi cấy dân chủ ở các nước chưa hoàn toàn được sẵn sàng - một lý luận mà các lãnh đạo Trung Quốc từng duy trì từ lâu.

Phiên bản tiếng Anh của tờ Global Times, một tờ báo dân túy, hôm chủ nhật đã chạy một bài xã luận về các cuộc biểu tình ở Tunisia và Ai Cập với tiêu đề "Những cuộc cách mạng màu sẽ không mang lại dân chủ thực sự". Mặc dù không phải là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản, thông điệp của biên tập tờ Global Times đã thống nhất với dòng suy nghĩ chính thức, thẳng thừng cho rằng việc dân chủ "có thích ứng ở các nước khác hay không vẫn còn trong nghi vấn, khi nhiều bằng chứng về sự không thành công đang xuất hiện".

"Phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc tường thuật các sự kiện ở Ai Cập - Tân Hoa Xã và các phương tiện truyền thông chính thức khác không còn có thể duy trì được sự tin cậy nữa nếu họ giấu diếm đi những tin tức quốc tế mà mọi người có thể biết từ Internet", bà Susan L. Shirk, giáo sư tại Đại học California, San Diego, người từng là thư ký, Phó trợ lý của chính phủ trong thời chính quyền Clinton đã nói. "Nhưng họ đã làm giảm đi mối nguy cơ của việc một số người Trung Quốc có thể muốn cạnh tranh với các nước ấy bằng cách mô tả những biến cố như một 'cuộc bạo loạn chống lại chính phủ' "

Một số tổ chức thông tin Trung Quốc cũng đã chụp lấy phản ứng mâu thuẫn của Mỹ về tình trạng bất ổn của Ai Cập để nhấn mạnh tính cách đạo đức giả của Hoa Kỳ trong việc ủng hộ nhà độc tài hơn nền dân chủ. Họ lập luận rằng những người có vẻ như giới ủng hộ mạnh mẽ nhất cho dân chủ đôi khi đã có những hiểu biết mâu thuẫn về sự truyền bá dân chủ, đặc biệt là ở Trung Đông, nơi mà Hoa Kỳ đang lo ngại về sự gia tăng của chủ nghĩa dân tuý cực đoan Hồi giáo. Tờ nhật báo China Youth nhận xét trong một bài xã luận hôm Chủ nhật rằng "cuộc khủng hoảng gia tăng ở Ai Cập đang gây ra một cơn 'đau đầu' cho các nhà tạo quyết định ở Washington".

Một số tin tức về Ai Cập đã xuất hiện trên Nhân dân nhật báo, tờ báo chính của Đảng Cộng sản, và trên Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức, chỉ tập trung đưa tin về nỗ lực sơ tán công dân Trung Quốc của họ, hoàn toàn bỏ qua sự bất mãn về chính trị vốn là gốc rễ của tình trạng bất ổn. Xiao Qiang, một giáo sư trợ giảng tại Đại học California, Berkeley, và là một chuyên gia về kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc cho biết các quan chức tuyên truyền gần đây đã ra lệnh cho các tổ chức truyền thông Trung Quốc và các trang web phải nghiêm chỉnh bắt chước các tường thuật của Tân Hoa Xã về Ai Cập.

Tuy nhiên, ông Xiao cho biết một số diễn đàn Internet theo dõi chặt chẽ các sự kiện tại Ai Cập. "Tôi có nhìn thể thấy câu chuyện về Ai Cập được theo dõi và thảo luận bởi các cư dân mạng tích cực khắp mọi nơi - trên các blog, diễn đàn, các dịch vụ mạng xã hội như Kaixin và Renren" ông nói. "Không phải chỉ ở trên trang đầu của các mạng web lớn".

Các nỗ lực kiểm duyệt và uốn nắn tin tức trên internet của nhà chức trách Trung Quốc đã từng phát triển trong vài năm qua, khi họ phải vật lộn với tình trạng bất ổn trong các cuộc bạo loạn Tây Tạng vào năm 2008 và cuộc biểu tình chống lại chương trình rước đuốc Olympic. Giới hữu trách đã khởi đi bằng một cuộc đàn áp nội dung khiêu dâm và các "thông tin độc hại", bao gồm cả việc đóng cửa một diễn đàn tự do phổ biến, ngay sau khi phát hành Hiến chương 08, một bản tuyên ngôn trực tuyến kêu gọi cải cách dân chủ từng thu thập được hàng ngàn chữ ký qua e-mail.

Kiểm soát Internet đã được đẩy mạnh vào cuối năm 2009, khi các quan chức quan sát cách thức các trang mạng xã hội và các diễn đàn khác đã giúp làm cháy bùng các cuộc biểu tình và bạo loạn không hề có liên quan gì với nhau ở Iran và Tân Cương, khu vực bất ổn ở phía tây Trung Quốc.

Trong một bài báo hồi tháng Tám năm 2009 về các cuộc biểu tình ở Iran, một nguyệt san được bộ phận tuyên truyền trung ương xuất bản đã cảnh báo về những thách thức đưa ra bởi các trang web như Twitter và Facebook, mà các nhà chức trách đã ngăn chặn ít ngày sau cuộc bạo loạn ở Tân Cương. Trong tháng 1 năm 2010, sau khi Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton công bố một chính sách mới của Hoa Kỳ nhằm chống lại việc kiểm duyệt trực tuyến ở nước ngoài, một bài biên tập do Nhân dân Nhật báo xuất bản đã tố cáo rằng Hoa Kỳ sử dụng Internet - YouTube và Twitter nói riêng - để khuấy động cuộc "chiến tranh trực tuyến" chống lại Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad.

Ảnh hưởng của Internet trong các sự kiện bất ổn tại Iran và Tân Cương đã "ảnh hưởng đến giới lãnh đạo như một trận động đất", một nhà đầu tư về truyền thông có quan hệ cấp cao với với giới quản lý Trung Quốc đã nói với điều kiện giấu tên vì sợ làm tổn hại đến mối quan hệ của mình.

Không nghi ngờ gì nữa, thực tế về các trang mạng xã hội đã giúp đẩy mạnh những cuộc biểu tình phản kháng tại Ai Cập sẽ thúc đẩy quan chức Trung Quốc tiếp tục rà soát các trang mạng ấy. Và họ có thể đúng để mà chú ý đến: Zhao Jing, một blogger tự do Trung Quốc, người mang tên là Michael Anti nói rằng "Thật kỳ diệu khi các cư dân mạng trên Twitter quan tâm đến tình hình Ai Cập nhiều" đến mức họ đã bắt đầu rút ra những tương đương giữa Trung Quốc và Ai Cập. Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập đã được gọi là Mu Tiểu Bình, một tham chiếu đến Đặng Tiểu Bình, người đã dập tắt cuộc biểu tình phổ biến ở Bắc Kinh năm 1989, trong khi Quảng trường Tahrir ở Cairo đã được so sánh với Thiên An Môn.

Tuy nhiên, vẫn có những trí thức ở Bắc Kinh nghi ngờ về bất kỳ cuộc biểu tình tương tự nào như thế có thể phát sinh ở Trung Quốc, chủ yếu là bởi vì nền kinh tế năng động của quốc gia này đã đem lại nhiều hy vọng về một cuộc sống tốt hơn ở Trung Quốc.

"Tôi không nghĩ rằng việc phổ biến các tin tức như vậy sẽ gây ra tình trạng bất ổn ở Trung Quốc", ông Jia Qingguo, phó trưởng khoa quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh nói. "So với Trung Quốc, Ai Cập là một dạng chế độ chính trị khác. Họ cũng không phải là một nước xã hội chủ nghĩa. Họ có những khó khăn riêng của mình".
.
.
.

No comments:

Post a Comment