Thursday, December 2, 2010

NHỮNG PHÁT GIÁC CỦA WIKILEADS TRONG VÀI BA CÂU NÓI THEN CHỐT

Trang mạng báo LE MONDE ngày 29.11.10
03/12/2010

Alain Frachon, giám đốc biên tập báo Le Monde, cho rằng những công hàm ngoại giao do báo Le Monde phơi ra đúng là một vụ phát giác quan trọng.

Khoảng chừng 250 000 điện tín ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington cùng các sứ quán Mỹ được WikiLeaks phát giác cho ta thấy những chuyện hành lang của nền ngoại giao quốc tế cùng với những lời bình không nhã nhặn lắm đối với các nhà lãnh đạo của hành tinh này. Theo tờ báo Anh The Guardian, một trong năm tờ báo thế giới được cùng với báo The New York Times là các tờ Le Monde, El Pais và tờ Del Spiegel tiếp xúc với các tư liệu, thì "việc thất thoát các tin điện của Mỹ đã làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng ngoại giao thế giới". Dưới đây là chuyến đi vòng quanh thế giới cùng với WikiLeaks trong vài ba câu nói chủ chốt.

Iran: phải "chặt đầu con rắn"
Các tin điện ngoại giao đặc biệt cho thấy nỗi sợ gây ra bởi chương trình hạt nhân của Iran trong thế giới Arập. Arập Seoud kêu gọi thẳng thừng Washington tiến công Iran. "Không ai tin bọn Iran được đâu", vua Abdallah Ben Abdelaziz Al-Saoud hồi tháng ba năm 2009 đã nói chắc như đanh đóng cột như thế trước John Brennan cố vấn Nhà Trắng về chống khủng bố. Nhà vua còn đề nghị các nhà ngoại giao Mỹ hãy "chặt đầu con rắn" và cảnh báo rằng "nếu Iran có được vũ khí hạt nhân, thì tất cả các nước trong khu vực cũng sẽ làm công việc đó ".
Sự nghi ngại của Riyad được hưởng ứng bởi vua Bahreïn ("Cần chặn đứng chương trình đó "), bởi tiểu vương Qatar ("Bọn đó nói dối chúng ta và chúng ta cúng nói dối bọn đó ") hoặc ngay cả thái tử Abou Dhabi người đã tính đến chuyện can thuệp của "lính trên bộ" vào các địa điểm hạt nhân của Iran. Về phần mình, tổng thống Ai Cập Hosni Moubarak cảm thấy "một mối thù từ xương tủy đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này", dẫn theo lời một nhà ngoại giao làm việc ở Cairo.

Berlusconi-Poutine: những món quà tặng "hoành tráng"
Có những nhà ngoại giao Mỹ ở Roma mô tả mối quan hệ đặc biệt gần gũi giữa thủ tướng Italia và thủ tướng Nga. Có những "món quà tặng hoành tráng", có những hợp đồng năng lượng béo bở và những cuộc đổi trao "bí mật", vì vậy mà Berlusconi "càng ngày càng như là phát ngôn viên của Putin ở châu Âu", các nhà ngoại giao đó gói ghém lại như thế trong những tư liệu đăng trên New York Times.
Silvio Berlusconi cũng được một nhà ngoại giao Mỹ cấp cao mô tả bằng những lời lẽ chẳng mấy đáng khen: "theo tiêu chuẩn nhà lãnh đạo châu Âu hiện đại, thì đó là một kẻ vô trách nhiệm đầy tự mãn và vô hiệu quả ". Một tin điện khác mô tả ông thủ tướng Italia này là "yếu kém cả về thể chất lẫn về chính trị" và khẳng định rằng các thói quen ăn chơi thâu đêm suốt sáng của ông này khiến ông ta không thể thành con người khá hơn được.

Nước Nga, một "Nhà nước mafia" do "Người dơi và Tướng cướp" dắt dẫn
Một số công hàm mô tả nước Nga và các nhà lãnh đạo nước này bằng những lời lẽ vô cùng ảm đạm. Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates cho rằng "nền dân chủ Nga đã tiêu tan” "chính phủ Nga là một bọn Ông Trùm dẫn dắt bởi các cơ quan An ninh ". Một công hàm khác đánh giá Nga gần như đã thành một "Nhà nước mafia".
Một công hàm từ năm 2008 nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng ở nước Nga của trùm FSB (an ninh đối nội) và trùm SVR (an ninh đối ngoại) và của bộ trưởng nội vụ. Ba người này "đại diện cho đường lối cứng rắn thực dụng theo quan điểm Liên xô cũ, tức là bài ngoại, nghi ngờ phương Tây " và đó là những "đồng minh của tội phạm có tổ chức ở các tầng bậc ".
Còn tổng thống Nga Dmitri Medvedev lại được sứ quan Mỹ gọi là tướng cướp "Robin", người trẻ tuổi không có vai tuồng gì quan trọng của "Người dơi", ông này rồi sẽ bị "Putin giật dây". Đó là một sự so sánh đã có tác dụng ờ Nga: "Bọn Mỹ đánh giá tổng thống Nga Dmitri Medvedev là giữ một vai trò lu mờ và không kiên định, còn thủ tướng Vladimir Putin là người có nét nam tính thống trị tất cả ", tờ báo hàng ngày bằng tiếng Nga Kommersant phản ứng như vậy.

Sarkozy, "đáng ngờ và độc đoán"
Những tư liệu ngoại giao do WikiLeaks công bố cũng chẳng chừa ông to bà lớn nào trên thế giới này. Sứ quán Mỹ đánh giá tổng thống Pháp là “đáng ngờ và độc đoán” và nhấn mạnh tác phong cộc cằn của nhà lãnh đạo nước Pháp với các cộng sự. Về phía Đức thì bà Angela Merkel "sợ chuyện gì có nguy cơ và hiếm khi tỏ ra là người có đầu óc tưởng tượng", báo Dẻ Spiegel viết.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ "căm ghét" Israël
Recep Tayyip Erdogan "ghét Israël, đơn giản thế thôi, chẳng cần lý do gì hết", các nhà ngoại giao Mỹ ở Ankara viết về ông thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ như vậy khi bình luận về phản ứng cay độc của ông trước cuộc tấn công dải Gaza của Israel hồi 2008/2009. Một điện tín nói rằng các nhà ngoại giao này theo luận điểm của đại sứ Israël ở Ankara, cho rằng những tuyên bố cay độc của thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là "cảm tính, vì ông ta theo đạo Hồi mà ".

Ông anh của Karzaï, "một tên buôn lậu ma túy"
Nhiều nhà ngoại giao Mỹ coi Ahmed Wali Karzaï, anh trai tổng thống Afghanítan Hamid Karzaï, là "vô cùng tham nhũng và tham gia buôn lậu ma túy " ở miền Nam nước này, đó là những điều các cơ quan tình bào và các phương tiện truyền thông Mỹ tung ra thường xuyên những năm gần đây để nói về người đứng đầu hội đồng hành chính tỉnh Kandahar.
"Cuộc gặp gỡ này của chúng tôi với Ahmed Wali Karzaï càng cho thấy rõ một trong những thách thức chính của chúng ta ở Afghanistan là làm cách gì chống lại được tham nhũng và tạo ra được một mối liên hệ giữa nhân dân với chính phủ của họ khi những người có trách nhiệm chính trong chính phủ lại là những kẻ tham nhũng ", điều này được viết ra ở một trong những tư liệu sau cuộc gặp tại Kandahar giữa ông anh của tổng thống với đại diện Mỹ. Tổng thống Afghanistan thì được mô tả như là "cực kỳ hèn kém " và có xu thế đi theo những luận điểm coi chính trị là những thủ đoạn.

Kadhafi, uranium và "em tóc vàng gợi khoái lạc"
Có những cuộc trao đổi tài liệu ngoại giao phác họa chân dung vô cùng kỳ thú về nhà lãnh đạo nước Libya, người được coi là "kỳ quặc" và "tâm thần hoảng loạn". Trong một cuộc viếng thăm New York tháng 9 năm 2009 nhân dịp họp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc, Mouammar Kadhafi khi đó đã 67 tuổi, gần như lúc nào cũng cặp kè với một "nữ y tá người Ukraina" cô Galina Kolotnitska, được mô tả như một "em tóc vàng gợi khoái lạc". "Có những nguồn tin từ sứ quan cho biết rằng Kadhafi và Kolotnitska, 38 tuổi, có “quan hệ” với nhau", theo một điện tín, trong đó nói rõ rằng Kadhafi "hầu như bị ám ảnh vì việc phải phụ thuộc vào một nhóm nhỏ những người đáng tin cậy ".
Ngại ngùng trước việc phải leo hơn 35 bậc, nhà lãnh đạo từ chối ở cao hơn lầu một của một tòa nhà nhiều tâng. "Ông ghét những phương tiện vận chuyển đường dài, và sự e ngại rõ rệt của ông khi phải bay ngang các vùng có nước đã tạo ra những lo lắng hậu cần điên đầu cho người hầu hạ ông", một điện tín ngoại giao từ Bộ Ngoại giao nói rõ như vậy.
Trong chuyến thăm đó, nhà lãnh đạo Libya bị từ chối cắm lều ngủ ở New York và không được đi thăm "Ground Zero", nơi xảy ra vụ đánh bằng máy bay ngày 11-tháng Chín. Vô cùng bất bình vì sự đón tiếp dành cho mình, nhà lãnh đạo quốc gia Libya dọa trừng phạt không tôn trọng lời hứa gửi cất sang Nga cất giữ uranium đã làm giàu nước ông đang có.

David Cameron "thiếu chiều sâu"
Thủ tướng Anh cũng bị chỉ trích. David Cameron, mới lên nắm quyền từ tháng năm vừa rồi, cùng bộ trưởng tài chính của ông là George Osborne, được thống đốc Ngân hàng Anh quốc Mervyn King, trong một cuộc trò chuyện với đại sứ Mỹ ở London, mô tả như là "thiếu chiều sâu", báo Daily Express cho biết.
Ngoài ra, tờ Daily Express này cùng với tờ báo khổ nhỏ The Sun đều tin rằng trong các tư liệu, nhân vật được nhắc tới trong vụ việc liên hệ tới hoàng gia, bị liên án là "bất lịch sự" rong những chuyến du ngoạn bên ngoài Anh quốc, chính là hoàng tử Andrew, con trai thứ hai của nữ hoàng Elizabeth II.

Gửi Paris "Chavez là thằng điên"
Một vài phương diện thú vị của nền ngoại giao Pháp cũng được bêu ra. Cố vấn ngoại giao của Nicolas Sarkozy, Jean-David Lévitte, đã nhận xét với thứ trưởng ngoại giao Mỹ Philip Gordon rằng "tổng thống Venezuela Hugo Chavez “bị điên”, và nói rằng ngay Brazil cũng không sao ủng hộ được ông này ". Ông còn nói thêm rằng tổng thống Venezuela đang biến đất nước ông ta thành một "nước Zimbabwe nữa". Các tin điện tổng hợp những cuộc trao đổi giữa Paris và Washington nói đén nhiều đề tài khác nhau như Iran, Kosovo, Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc nói cả chuyện nước Nga nữa.

Bắc Kinh đã "ăn cướp" Google
Hoa Kỳ tin chắc rằng nhà cầm quyền Trung Hoa là nguyên nhân của vụ ăn cướp thông tin trên Google và thông tin của các nhà nước phương Tây. Một tư liệu có gốc từ sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh dẫn "nguồn tin Trung Hoa" theo đó chế độ cộng sản đã đóng vai trò ăn cướp đối với doanh nghiệp Mỹ khổng lồ trên Internet, tờ New York Times cho biết.
"Vụ cướp đoạt Google nằm trong khuôn khổ chiến dịch phá hoại thông tin do các quan chức, các chuyên gia tư nhân về các vấn đề an ninh được chính phủ Trung Hoa tuyển mộ tổ chức thực hiện ", tin điện đó cho biết. Các tổ chức của Trung Hoa cũng thâm nhập các nguồn thông tin của Hoa Kỳ và các đồng minh Hoa Kỳ, kể cả các nguồn tin của Đạt-lai Lạt-ma, tờ báo này nói thêm. Trong quá khứ người ta đã nói ở Mỹ về những cuộc tiến công ăn cướp thông tin bắt nguồn từ Trung Hoa, nhưng Washington cho tới nay vẫn chưa công khai kết án chế độ Bắc Kinh.

Tình báo: các nhà ngoại giao và việc "thu thập tin tức "
Ta đã thấy rằng Washington quan tâm xít xao vào các chi tiết nhỏ nhặt và đời tư của các nhân vật có tiếng tăm trên thế giới. Một sự tò mò đã đẩy Hoa Kỳ tới chỗ yêu cầu các nhà ngoại giao của mình phải đóng vai trò gián điệp và thu thập thông tin, chẳng hạn như về số thẻ tín dụng của các người có chức trách nước ngoài. Trong đống tin điện được WikiLeaks phát giác ra, có nhiều tin nhắn tới các sứ quán, trong đó Washington đòi hỏi các sứ đoàn làm những việc nói chung là thuộc về cơ quan CIA.
Một chỉ thị mật do ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ký tháng bảy năm 2009 yêu cầu cung cấp những chi tiết kỹ thuật của các hệ thống thông tin được các quan chức Liên Hiệp quốc sử dụng: mật khẩu và mã bí mật. Nhưng các yêu cầu của Washington không chịu dừng lại ở chỗ đó. Các nhà ngoại giao Mỹ cũng đồng thời bị nghi ngờ là đã cung cấp những con số thẻ Ngân khoản, các địa chỉ E-mail, các số điện thoại, thậm chí cả số thẻ đi máy bay thường xuyên của các quan chức Liên Hiệp quốc. Tờ Guardian nói rõ rằng chỉ thị này yêu cầu có thêm những thông tin về "phong cách làm việc và ra quyết định" của tổng thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki Moon.

------------------------------




.
.
.

No comments:

Post a Comment