Friday, January 8, 2010

BAY LÊN VIỆT NAM ?

Tin nhà đầu năm 2010: Bay lên Việt Nam (Kết)
Nguyễn Văn Lục
08-01-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7058


Tin nhà đầu năm 2010: Viễn Tượng Việt Nam (I)

4. Viễn Tượng 2010: Bay lên Việt Nam?

Năm 2009 đã qua và để lại những vết chấn thương về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng tưởng như VN khó qua khỏi. Nhưng vào những giờ phút cuối năm, người dân cũng tạm quên và có được những giây phút thư giãn với vai hề Nguyễn Minh Triết nổi bật hẳn lên. Và nếu bất đắc dĩ phải bình bầu một số nhân vật trong năm nay thì Nguyễn Minh Triết là cây hề sốt một.
Nhưng trên hết mọi người, uy tín hơn hết và tác dụng phản ánh rõ nét hơn tất cả những nhà tranh đấu dân chủ, những luật sư trẻ hay bloggers bị bắt giam tù đầy, tôi hoan hỉ bình bầu cho một nhà nữ phản kháng số một không hai là cô gái vô danh dám đứng trên xe Honda, tươi cười tụt quần ra, để hở tuốt tuột lông lá đen ngòm, phơi cái cửa mình cho mọi người coi.
Đó là lối phản kháng cao nhất khinh miệt nhất, chửi vào mặt cả một chế độ, một xã hội. Nó không khác xa bao nhiêu hình ảnh người Hồi giáo, dùng chính thân xác, mạng sống của họ ôm bom giết kẻ thù.
Ở đây, người phụ nữ dùng chính cái phẩm tiết của mình quẳng vào mặt chế độ. Tuyệt vời
Và để chào đón năm 2010 vietnam.net, một tờ báo “tiến bộ” nhất trong số 700 tờ báo ở Viet Nam đã đi một bài rất là “hoành tráng”, Chào thập kỷ mới bằng ý chí “Bay lên Việt Nam”. Ô la la.
Bài viết do Minh Anh “sáng tạo”. Trớ trêu thay, ông cũng là tác giả bài: Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: Nhìn từ Hoàng Sa-Trường Sa làm cho cái ghế Tổng Biên Tập của ông Tuấn suýt gẫy đổ.
Tôi đã đọc bài ấy mà nội dung rất là tầm thường, không có chi đặc sắc, không đáng để ý. Vậy mà đối với chính quyền và người đọc trong nước thì đấy là một bài báo gây chấn động và bão tố đã xảy ra cho nhà báo.
Quả thực, có tầm nhận thức khác biệt giữa người đọc trong nước và người ở bên ngoài xem ra không dễ hiểu và đơn thuần.

Chú thích : Tổng biên tập tờ vietnam.net là Nguyễn Anh Tuấn, một tay “tài tuấn” tạo đựng cho uy tín lớn mạnh của vietnam.net. Ông từng bị mất chức mà nay vẫn còn ngồi lại. Mất chức vì bài báo: Sức mạnh đồng thuận VN: Nhìn từ Hoàng Sa –Trường Sa. Tờ báo cũng có một đội ngũ phóng viên trẻ, hăng say và “dám”, trong đó tôi trân trọng phóng viên Đoan Trang cũng từng bị bắt giam tù vì tội nói thật; cô có nhiều bài viết liên quan đến Hoàng Sa-Trường Sa và mối liên hệ Việt –Trung. Đoan Trang bị bắt giữ ngày 28/8/2009.

Chữ bay lên Việt Nam thật không xứng tầm. Bay lên bằng cái gì hay bay lên chỉ bằng mồm, bằng cái loa. Hạ cánh thì may ra đúng hơn.
Chữ bay lên cùng lắm chỉ nên dành cho Trung Quốc. Vì nước này đã đạt đến điểm bùng phát kinh tế ”economic takeoff” và theo Martin Jacques thì khó tránh được việc người Trung Quốc sẽ viết lại trật tự thế giới như một diễn viên chính. Ngay cả Hoa Kỳ cũng phải chuyển đổi để thích ứng, tạo một thế cân bằng hay uốn nắn lại mối tưong quan với Trung Quốc trong tình thế hiện nay.
Cho nên Bay lên VN phải chăng chỉ là những lời ru ngủ, một thứ thuốc an thần?
Và theo ông Nguyễn Trung trong bài: Lời nguyền tài nguyên và nguy cơ làm thuê: 25 năm đổi mới chưa thấy hứa hẹn một nước công nghiệp hiện đại Chưa thấy rõ hình hài công nghiệp hóa. Việt Nam vẫn chỉ là nước cung cấp lao động rẻ, nông phẩm thô, nguyên liệu thô hoặc sơ chế, sản phẩm gia công với hàm lượng công nghệ thấp. Nói trắng ra là hoặc lấy sức người làm vốn hoặc rút ruột ra đem bán để sống còn. Nhưng xuất khẩu than, dầu đã lên tới đích điểm cho phép của nó rồi. Đến lúc nào đó nguy cơ cạn kiệt sẽ như một thảm họa?
Và ông Nguyễn Trung kết luận, “Không thể để ru ngủ mãi.”
Có cách nào để đi cho chững chạc, chưa nói tới chạy còn đòi bay nỗi gì?
“25 năm vận hành nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê cả nghĩa đen và nghĩa bóng.” (Trích Nguyễn Trung, trong tuanvietnam.net)
Tuy nhiên, tôi đã có học được thói quen và khả năng đọc báo chí trong nước “giữa hai dòng chữ” cộng với độ bền chịu đựng những bốc thơm để tiếp tục đọc bài báo. Quả thật, chỉ 15 dòng sau của bài báo với chữ Tuy nhiên Nhà báo Minh Anh tiếc nuối là vào năm 1990, người ta tiên đoán 15-20 năm nữa, Việt Nam sẽ “hóa rồng”, tức là thời điểm bây giờ. Rồng đâu nhỉ hay chỉ có vượn? Và cứ thế tác giả “chạnh lòng” khi thấy Hàn Quốc chỉ mất 40 năm từ một nước lạc hậu nghèo đói nay trở thành cường quốc kinh tế ở Đông Nam Á, rồi Singapore nhỏ bé, sau 30 năm cũng trở thành quốc gia hùng mạnh về kinh tế.
Và với bài bản quen thuộc cách làm báo ở trong nước, tác giả cho rằng đất nước có đi vào thời kỳ phát triển hay không là nhờ vào đảng cộng sản chủ xướng và huy động toàn dân theo tiếng gọi của tổ quốc. Ô la la.
Trong khi nhà báo cả quyết là đất nước phát triển được hay không là phải nhờ vào đảng cộng sản! Ô la la. Có thật không đấy? Tôi biết đây chỉ là “quả nịnh” lấy có. Nhưng vì giấy trắng mực đen viết như thế nên tôi vẫn phải ghi nhận một cách trái ngược là nay nước đàn anh Trung Quốc, họ đã cởi bỏ cái áo chủ nghĩa Mác Xít- Lê nin nít để cho dân chúng Trung Hoa mặc bộ áo mới: Áo Chủ nghĩa Hán tộc sô vanh [Chauvinisme]. Lãnh đạo Trung Quốc đẩy lòng tự hào dân tộc một cách rất sô vanh để cho thấy Trung hoa cái gì cũng nhất, cũng to, cũng mạnh, nhất là muốn làm gì cũng được và làm gì cũng đúng. Đó là cái nguy cơ Hán tộc sô vanh nước lớn.
Và nếu Việt Nam bây giờ theo đuôi Trung Quốc từ bỏ học thuyết Mác-Lê nin nít thì họ sẽ mặc áo gì bây giờ?
Phần tôi, tôi chỉ thấy một điều là. Chỗ nào đảng dính vào thì hỏng, tụt hậu. Chỗ nào, lãnh vực nào, xí nghiệp nào Đảng cộng sản buông tay là chỗ đó, xí nghiệp chỗ đó khá lên thôi..
Thật vây, nghị quyết cứ đưa ra, chương trình cứ đề xướng, nhưng không thực hiện được chúng trở thành “dự án chờ” “ dự án treo” tô vẽ cho đẹp. Tôi đưa ra một tỉ dụ thôi. Vào năm 2005, nhà nước có dự án mở rộng hai bên đường Công Lý cũ để gây một ấn tượng tốt về bộ mặt thành phố cho du khách từ phi trường Tân Sơn Nhất` tới Sài Gòn. Nay đã 6 năm rồi, công trình vẫn “treo”, “dự án chờ” vì chưa giải tỏa được mặt bằng. Nhưng tiền giải tỏa, tiền đền bù có thể đã tiêu tán trong khi giá tiền đền bù nay có thể tăng lên 10 lần, 20 lần giá đất cũ.
Hãy nhìn dự án Dung Quất mà số tiền đầu tư đã lên tới 1230.000 tỉ đồng, kết quả nay ra sao? Nhiều dự án của Dung Quất đã bị chính quyền Quảng Ngãi thu hồi vì không thực hiện đúng tiến độ thi công. Cho đến nay, nhà máy lọc dầu cũng ngưng hoạt động vì trục trặc kỹ thuật.
Bao giờ thì nhà máy lọc dầu Dung Quất giải quyết xong 2.800 “điểm tồn tại” cần phải sửa chữa?
Hãy cứ tiếp tục tạo “dấu ấn” như thế để có thể tiếp tục bay lên Việt Nam.
Mọi người đều nhìn lên trời chỉ thấy đảng bay lên mà không thấy Việt Nam bay lên đành bó tay chịu chết.
Thực tế không có bay mà Việt Nam đang cố gắng giảm lạm phát, nhưng áp lực lạm phát vần đè dí trên đồng nội tệ. Nguồn ngoại tệ có được thì phải lo trả các khoản nợ vay nước ngoài nay đã xuống mức báo động. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế thì nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tính đến tháng 8-2009 chỉ còn ở mức 18.8 tỉ đô la.
Trong khi đó, ngoảnh mặt nhìn sang phía Trung Quốc, dự trừ ngoại hối của Trung Quốc lên đến 2.270 tỉ USD tính đến tháng 9/2009. Với nguồn dự trữ dồi dào như thế, Trung Quốc có khả năng mở rộng đầu tư để giải quyết số ngoại tệ thặng dư ấy. Không còn cách nào khác hơn, người Trung Quốc phải đem tiền đi cho vay, đầu tư chỗ nào có thể đầu tư được. Và còn chỗ nào thuận lợi hơn là Mỹ Đó là hình thái đầu tư và sản xuất thừa (overinvestment/overcapacity). Vì vậy mà Trung Quốc phải vươn ra thế giới và đầu tư ở nước ngoài như Mỹ, Úc và ngay cả sang các nước ở Phi Châu, v.v... Năm 1982, số tiền đầu tư ra nước ngoài chưa tới nửa tỉ đô la, nhưng sang đến năm 2008, nó đã vọt lên 40 tỉ đô la.
Mặc dầu với những cố gắng như vậy, mức đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc cũng chỉ chiếm tỉ lệ 1% của ngân sách mà thôi.
Trước tình cảnh bị gậy như thế, ngoại tệ cạn kiệt, thay vì bay lên, Việt Nam có nguy cơ có thể đi ăn mày và trở thành một nền kinh tế “bãi thải công nghiệp”, bán đứng tương lai các thế hệ sắp tới.
Trong khi đó, tiền Việt Nam tiếp tục mất giá. Nhà nước của Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 26-11-2009 đã phải đánh tụt giá đồng nội tệ 5.2%, tức một Mỹ Kim ăn 17,961 đồng Việt Nam. Mặc dầu vậy, trên thị trường đen phải mất gần 20.000 đồng mới đổi được một đồng Đô la.
Cứ tiếp tục nhập siêu và thâm hụt ngân sách thì đỗ vớ lớn chắc sắp tới.
Ngược lại Trung Quốc lại phải cố gắng “hạ nhiệt” nền kinh tế đang quá nóng phát triển bằng cách phải tăng lãi xuất và tăng giá đồng Nhân dân tệ. Đồng thời để cân bằng giải quyết nạn suy thoái, Trung Quốc đã tăng gói kích cầu lên 4000 tỉ Nhân Dân Tệ. tương đương với 588 tỉ Mỹ Kim.
Việc tăng gói kích cầu đó, người Trung Quốc đã “khiêm tốn” cho rằng, “Chúng tôi sẽ giúp thế giới bằng cách tự giúp mình”.
Cái thứ khiêm tốn mà các nhà kinh tế như Peter R Beckman gọi đích danh là Charm offensive. Nó ve vãn để chiếm thị trường, và nhất là hạ nỗi lo sợ của kẻ khác vì sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc.
Thủ tướng Wen Jiabao cũng đã tuyên bố ngay từ năm 2004,
China’s “peaceful rise” will not come at the cost of any other country” “will not stand in the way of any other country, nor pose a threat to any other country”
Part of the charm offensisive is to nourish that admiration and leverage it to advance Chinese Interest abroad. At the same time, as any rapid growth in power carries a threat, a charm offensive attempts to calm whatever fears others might have.”
Trích bài điểm sách của Peter R. Beckman: Wooing the world. America Magazine.
Phần Joseph Nye gọi là “Soft power” thay cho ”hard power” với sức mạnh quân đội và đe dọa. Theo tôi, cái khôn ngoan của người Trung Quốc là lúc nào họ xử dụng Charm offensive và lúc nào họ xữ dụng “hard Power” !
Xin đọc thêm các bài điểm sách của Peter R. Beckman như Playing by its rule, Making friends, Wooing the world và nhất là bài The sun rises in the East, nguồn America Magazine.

Xin nhắc lại, trước tình cảnh bị gậy như thế, Việt Nam có nguy cơ có thể đi ăn mày,
Theo bản tin của “Cổng thông tin chính phủ của Việt Nam” thì Nguyễn Tấn Dũng đã ép buộc các tập đoàn như: Tổng công ty dầu khí, Tập đoàn Công Nghiệp than-khoáng sản VN, Tổng công ty lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty lắp máy VN, Tổng công ty Hàng Không VN và Tổng công ty hóa chất VN phải bán ngay một số ngọai tệ dự trừ cho chính phủ.
Các công ty này đã ôm khoảng 10 tỉ đô la và dự đoán họ phải nhả ra 3 tỉ đô la buộc phải bán cho chính phủ. Nhưng nhả ra ba tỉ đô la thì giải quyết được gì?
Nguyên nhân nào đã đưa nền kinh tế Việt Nam đến chỗ báo động phá sản như thế?
Nguyên nhân chính vẫn là cái đầu đi ra của kinh tế thị trường vẫn kéo theo cái đuôi xhcn từ đó đẻ ra nạn tham nhũng. Lực cản của phát triển kinh tế Việt Nam là guồng máy Đảng và nhà nước với đủ các thứ bệnh: bệnh bao cấp, bệnh quan liêu cửa quyền, bệnh ngu dốt.

Nhưng người ta tự hỏi mô thức kinh tế của Việt Nam cũng là bắt chước theo mô hình tư bản chủ nghĩa mang tính chuyên quyền của Trung Quốc (version of authoritarian capitalism)? Vậy mà tại sao Trung Quốc lại thành công trong sự hòa trộn tư bản và chuyền quyền chủ nghĩa? Tại sao Trung Quốc thành công mà việt Nam thì không?
Trung Quốc thành công chính là yếu tố con người. Chính con người Trung Quốc được lãnh đạo để đưa đất nước ấy đi lên.
Để trả lời cho câu hỏi trên, tôi nhìn lại nước Trung Hoa trong cuốn La Chine, demain. Nước Trung Hoa, ngày mai của Pol Quentin-Radlé để thấy rằng: Vào năm 1949, année zéro. Một năm zéro về mọi ttruyện: Nghèo nàn, lạc hậu, đói kém, chậm tiến.
Vậy mà họ đã phát triển kinh tế tiến lên bằng đôi chân. Nghĩa là thực tiễn, nghĩa là từng bước một một, nghĩa là từng đơn vị làng xã một, nghĩa là từng đơn vị kinh tế nhỏ, đơn vị kỹ nghệ khiêm tốn lúc bắt đầu. Rồi từ nhỏ phình ra lớn lên, lớn lên mãi.
Về đời sống thoạt đầu dân Trung Hoa chỉ có xe đạp, không có xe máy, xe hơi. Nhưng Trung Hoa phát triển nhiều đường xe lửa, máy bay cộng thêm: Kỷ luật và kỷ luật. .
Không có truyện bay lên phét lác mà cũng không nhảy vọt huyễn tượng thời Mao Trạch Đông.
Để đạt được mục tiêu đó không có gì khác hơn là quản lý chặt chẽ, hiệu năng kinh tế hiện đại hóa và kỷ luật khắt khe. Ngay từ thời Chu Ân Lai, vị thủ tướng này đã đưa ra một thách đố là nước Trung Hoa sẽ trở thành đứng đầu thế giới vào năm 2000? Giấc mơ ấy gần như hiện thực.
Và người thực hiện giấc mơ của toàn thể Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình, (1977) người đã bị bọn Vệ Binh đỏ nhận chìm xuống đất đen vào năm 1969.
Chỉ 25 năm sau, sự thành công về kinh tế của nước Tàu làm kinh ngạc cả thế giới
Tất cả những “yếu tố con người” đó ở xã hội Trung hoa, tôi không tìm thấy đầy đủ nơi người Việt Nam.
Ấy là chưa kể hiện nay, người Trung Hoa được cấy thêm niềm tin và tự hào về đất nước của họ.

Trong khi đó, hiện nay xã hội VN là một xã hội vô tổ chức, xô bồ, luật pháp tùy tiện, vô kỷ luật, vô đạo đức, lo vơ vét và hưởng thụ.
Đất nước như thế, nhập thì siêu mà mới đây tin tức cho biết: “Một đám cưới toàn siêu xe tại Hà Nội”.
Những cậu con Trời làm đám cưới với hàng loạt “siêu xe”. Những chiếc xe mà cả đời tôi với hơn 30 năm ở nước ngoài tôi chưa hề bao giờ được nhìn thấy, chưa hề nghe tên như chiếc Rolls-Royce Drophead Coupe mui trần. Bentley Continental GT, Aston Martin DB9 Volante.
Họ hãnh diện khoe nhắng cả lên mà đáng nhẽ phải mang cái thằng Con Trời này dựng lên một pháp trường cát bắn bỏ nó chỉ vì tội khoe giầu, Nó đáng bắn lắm và những bè lũ, phe đảng của nó cũng vậy.
Bắn loài sâu bọ này. Bắn đại liên vào cái lòng háo danh, khoe của này để nhìn lại thực trạng VN lợi tức đầu người/dân chưa quá 1000 đô la/năm?

Trong khi đó, tôi đọc đâu đây không nhớ rõ là có một tỉnh bên Trung Quốc sản xuất xe gắn máy, nhưng chính quyền địa phương đã cấm không cho dân chúng xử dụng và dành tất cả để bán các xe gắn máy đó sang cho Việt Nam.
Tài năng và trí tuệ cũng ý chí phấn đấu trong sản xuất, kỷ luật khắt khe cũng như lãnh đạo của Trung Quốc thì Việt Nam có theo đuôi cũng không xong.
Đã thế lại cộng thêm tham nhũng. Tính từ dưới lên thì VN hầu như đứng đầu sổ.
Tham nhũng là nội thù, kẻ thù từ bên trong, kẻ thù nguy hiểm nhất của VN bây giờ Ông Hồ Chí Minh khi còn sống cũng gọi tham nhũng là giặc nội xâm.
Tham nhũng lại chính là bệnh kinh niên của các nước nghèo và những nước đang phát triển vì thiếu sự đồng bộ giữa phát triển và cải tiến xã hội.
Ngay cả đối với Trung Quốc, mức độ tham nhũng được xếp ở mức thứ 70 cũng vẫn là mối hiểm nguy cho họ.
Tham nhũng nay trở thành quán tính, trở thành thứ “đạo đức sống” mà ngay chính Nguyễn Minh Triết cũng thành thật nghĩ là như thế.
Hối lộ là tự nhiên, là bình thường.
Đất nước này sẽ chết vì tham nhũng, kẻ nội thù từ bên trong xã hội ấy.

Nay trước nguy cơ chèn lấn của Trung Quốc, Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh, thủ tướng chính phủ chia nhau “vội vã đi chợ” mua vũ khí, máy bay, tầu ngầm tại Canada, tại Pháp, nhất là tại Liên Xô. Không biết có kịp không?
Trong khi đó, Trung Quốc vào năm 1977, tiềm năng còn giới hạn cũng đáng để ta suy nghĩ. Thời điểm đó, họ đã có 4000 máy bay chiến đấu. Hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn của Sô Viết bảo đảm 90% đất nước Trung Hoa. Các cuộc thí nghiệm bom nguyên tử bắt đầu từ tháng 10-1964 và thử nghiệm chót vào tháng 19-9-1977, tại vùng Lob-Nor. Thử nghiệm đầu tiên bằng 20kilotonnes sau đó tiến tới 3 mégatonnes. (Trích La Chine, Demain, Pol Quentin-Radlé, trang 158.)
Tìình cờ tôi đọc trên tờ Chính Luận, ngày 29-12-1968, Hoa Kỳ loan báo Trung Cộng lại cho nổ bom nguyên tử giữa không trung. Vụ nổ khám phá thấy vào lúc 7 giờ 30, giờ Quốc tế, tại vùng Lob-Nor, thuộc tỉnh Tân Cương. Vụ nổ có sức mạnh khoảng 3 triệu mégatone tức tương đương đương với 3 triệu tấn thuốc nổ. Khả năng nguyên tử của Trung Cộng đã dần tăng gia kể từ khi Trung Cộng mở cuộc thí nghiệm nguyên tử đầu tiên vào tháng 10-1964. (Trích nguoi-viet.com)
Hai tin tức gần như trùng hợp để thấy tình báo Mỹ cũng khá hữu hiệu.
Phần VN bây giờ chắc đã chế tạo được lựu đạn và mìn tiểu công nghệ?
Hiện nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc được công bố là 52 tỉ năm 2008 Nhưng người Mỹ thì tin rằng con số ấy cao hơn nhiều, lên đến 139 tỉ năm 2008.

Đôi dòng cuối về viễn tượng 2010 về Việt Nam

Nhiều chuyên gia kinh tế, chính trị đều nhìn viễn tượng kinh tế VN với cái nhìn bi quan. The Sun Rises in the East. Mặt Trời mọc lên ở phương Đông. Có thể lắm, nhưng phía đông thì không hẳn là Việt Nam vì Việt Nam nằm ở cái đuôi phía đông. Cái đuôi ấy gặp những nan đề sau.
Cán cân suy thoái bất lợi về mậu dịch giữa Việt Nam và thế giới, đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc là bài toán nan giải. Hàng Trung Quốc quá rẻ, tràn ngập thị trường Việt Nam, bóp chết các xí nghiệp của Việt Nam không thể cạnh tranh nổi vì cùng một mẫu thức kinh doanh sản xuất có nhiều điểm tương đồng.
Áp suất lạm phát vì thế càng gia tăng khó kiềm hãm nổi. Đồng tiền nội tệ mất giá. Gíá vàng vụt tăng cao cộng thêm nạn đầu cơ làm cho đời sống người dân thêm khó khăn, nhất là giới công nhân có đồng lương cố định.
Độ khả tín vào chính quyền đang ở sàn thấp nhất đến độ người ta mong chờ một cuộc nổi dậy. Nhất là giới trẻ thông qua các thành viên của họ bị bắt giam cho thấy có một “khủng hoảng niềm tin” vào chính quyền một cách công khai và rầm rộ. Độ ổn định chính trị trước đây ở Việt Nam tương đối khá đã khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn làm ăn vào Việt Nam, nay vốn đầu tư đã có dấu hiệu xuống thấp cuối năm 2009.
Sức ép của dân chúng ngày càng cao vì tiến trình hiểu biết về dân chủ và sự đòi hỏi chính phủ thực thi dân chủ càng trở nên thôi thúc. Không thể có một Thiên An Môn ở Việt Nam! Người ta nghĩ như thế. Nhưng thế kỷ này nào ai đã tiên đoán đúng được điều gì đã xảy ra cho một đất nước? Sức ép bên trong của dân chúng qua hướng đô thị hóa và sự tràn ngập thông tin là điều mà ngày nay chính quyền cộng sản không thể coi nhẹ được. Như ở Trung Quốc xảy ra 80.000 cuộc tranh chấp của người dân với chính quyền trong năm 2005. Điều đó cho thấy có những thay đổi sâu xa trong cấu trúc từ xã hội đến kinh tế ở VN sau này. Điều gì xảy ra ở Trung Quốc có thể nào cũng xảy ra ở Việt Nam, nhất là những điều tiêu cực, những chậm lụt theo đuôi. Việt Nam cuối cùng phải chăng cũng chỉ là một phiên bản của Trung Quốc thu nhỏ lại?
Các tay bảo thủ trong chính quyền hiện nay lợi dụng tình thế khó khăn về mọi mặt càng ra sức khép chặt, kiểm soát mọi mặt từ kinh tế, nhất là chính trị, an ninh càng làm dân chúng nghẹt thở có cơ bùng phát. Kinh tế có thể kéo co lại bằng độ lùi của hai thập niên về trước kéo theo sự trì trệ của cả một guồng máy kinh tế đang có hướng mở ra một thị trường kinh tế mở?
Nhưng đừng quên rằng Internet trở thành một thứ “quyền lực mới” từ hơn 10 năm nay của công dân trên mạng. Nó tạo ra mốt thế hệ mới của những người trẻ đối kháng. Dù cá biệt, dù rải rác, nhưng vẫn có những điểm đồng quy, đồng thuận cho một tập hợp dân chủ. Nó có khuynh hướng soi mói, báng bổ vào quyền lực và thường đứng ở phía lề trái. Nhưng trong cái tiêu cực đó nó có cái tích cực nếu chính quyền biết lắng nghe. Nếu Trung Quốc có hơn 300 triệu công dân mạng thì Việt Nam hiện nay có khoảng 22 triệu. Con số này sẽ còn gia tăng theo cấp số nhân trong những năm sắp tới. Hệ thống Internet khởi đầu có thể là mạng thông tin, trao đổi. Nó biến thành trăm hình dạng như phương tiện chuyển giao những thư tình đậm đặc, nóng hổi, sôi sục. Sex đủ kiểu từ có lông đến không lông đến những thứ dành độc quyền xem, nhìn-hình ảnh đa dạng của các người con gái. Rồi tin tặc, bôi bẩn, đánh phá đủ kiểu. Nó có tất cả mặt trái, mặt phải của con người.
Nhưng tôi tin rằng ở điểm Oméga đồng quy, nó vẫn là kho tàng kiến thức của nhân loại. Trong việc thông tin, nó hữu hiệu, đa dạng và khả tín khi đối đầu với một chế độ thông tin bị kiểm duyệt. 700 tờ báo tóm lại vẫn chỉ là một tờ. Mọi cổng thông tin ra thế giới bên ngoài bị khép lại. Dân chán ngán không đọc, không nghe những gì chính quyền nói.Tờ báo Nhân Dân của nhân dân, nhưng dân không đọc mà đọc báo mạng.
Đó là sự thất bại của chế độ độc tài kiểm duyệt và là mối đe dọa thường trực cho chế độ hiện nay khi họ khước từ sự có mặt của mạng Internet.
Viễn tượng năm 2010 không mấy gì sáng sủa nếu chính quyền cộng sản không nắm bắt được xu thế của thời đại mở cửa toàn cầu. Họ phải tiến hành phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển xã hội và thực hiện dân chủ.
Một trong ba thành tố này bị chặt thì số phận chế độ ấy mất đi tính chất legitimate của nó.

Các tin buồn

Tin Nhà nhận được tin từ giáo sư Lê Trung Khảo thông báo cho hay tin Giáo sư Lê Văn Lâm, nguyên hiệu trưởng trường Trung Học Chu Văn An, nguyên Giám đốc Nha Trung Học mới từ trần tại San Jose. Xin báo tin cho toàn thể các đồng môn Chu Văn An tin buồn này và cầu hương linh GS Lê Văn Lâm sớm về cõi tịnh độ.
Tin Nhà cũng nhận được tin ông Gio An Kim Đỗ Văn Tráng, chủ tịch khu hội tù nhân chính trị Bắc California vừa từ trần ngày 31/12/2009. Tin Nhà nguyện cầu hương linh ông được về cõi vĩnh phúc.
Tin Nhà cũng nhận được tin báo của nhà văn Nguyên Hương Nguyễn Cúc chủ bút Tạp Chí Tiếng Sông Hương báo tin cho hay cố nghệ sĩ Nguyễn Thanh Hùng đã qua đời. Một buổi tưởng niệm cố nghệ sĩ Nguyễn Thanh Hùng đã được tổ chức tại chùa Đại Quang, Dallas, Texas. Nguyện cầu hương hồn ông chóng về cõi Phật.

© DCVOnline



No comments: