Monday, January 11, 2010

AI LO LẮNG về NHỮNG ĐỐM LỬA Ở THÁI BÌNH DƯƠNG ?

TQ,VN,NB: Ai phải lo lắng về những đốm núi lửa ở Thái Bình Dương?
Đăng bởi anhbasam on 11/01/2010
http://anhbasam.com/2010/01/11/430-tqvnnb-ai-ph%e1%ba%a3i-lo-l%e1%ba%afng-v%e1%bb%81-nh%e1%bb%afng-d%e1%bb%91m-nui-l%e1%bb%ada-%e1%bb%9f-thai-binh-d%c6%b0%c6%a1ng/

The Christian Science Monitor
Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản : Ai phải lo lắng về những đốm núi lửa ở Thái Bình Dương?

Một cuộc náo động ngoại giao lại bùng lên quanh những vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên khoáng sản nằm bên ngoài bờ biển các quốc gia này, trong khi Trung Quốc có động thái xây dựng một khu nghỉ dưỡng du lịch trên quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và gọi những kế hoạch xây dựng của Nhật Bản trên đảo Okinotori là bất hợp pháp.


Bài của Phóng viên Peter Ford
Ngày 8-1-2010, từ Bắc Kinh

Vài khối núi lửa trên vùng biển Thái Bình Dương đang phát ra những tia lửa làm sôi động các hoạt động ngoại giao khi Trung Quốc và các nước láng giềng tranh giành vùng biển có ý nghĩa chiến lược về quân sự và giàu tài nguyên nằm ngoài vùng duyên hải.
Tuần trước Bắc Kinh đã làm cho Việt Nam tức điên lên bằng việc loan báo những kế hoạch cho một khu nghỉ dưỡng du lịch sang trọng trên quần đảo
Hoàng Sa, một dải các hòn đảo nhỏ với những rặng san hô bao bọc nằm trên vùng Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] mà Trung Quốc, Việt Nam, và Đài Loan đều nhận là vùng lãnh thổ của mình.
Trong khi đó, các kế hoạch của Nhật Bản cho một bến cảng nằm trên vùng sở hữu xa xôi nhất của nước này, đảo san hô hình vòng cung trên Thái Bình Dương có tên là
Okinotori, đã lôi cuốn một hành động đáp trả gay gắt từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cáo buộc Tokyo đã vi phạm luật đường biển quốc tế.
Tâm điểm của cả hai cuộc tranh chấp nằm ở viễn cảnh về nguồn dầu lửa và khí gas phong phú bên dưới những vùng biển nước trong như pha lê – và những tham vọng quân sự của Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa, nằm gần như cách đều giữa Trung Quốc và Việt Nam, đã từng chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh kể từ khi quân đội Trung Quốc tràn lên quần đảo này sau một
cuộc chiến chớp nhoáng vào năm 1974. Kể từ đó, những đảo này hầu như bị cấm cho dân thường lui tới, và là căn cứ duy nhất giành cho quân đội.
Tuy nhiên, một kế hoạch phát triển du lịch đã được đưa ra tuần trước, dự đoán là một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga hôm thứ Hai đã yêu cầu Trung Quốc từ bỏ dự án này, thứ mà bà cho là “gây căng thẳng và làm tình hình phức tạp thêm”.
Phía Trung Quốc, người đồng nhiệm với bà Nga là bà Khương Du, vào hôm thứ Ba đã thông báo rằng Bắc Kinh có “chủ quyền tối cao không thể tranh cãi” đối với quần đảo này. Bất cứ nước nào được hưởng chủ quyền cũng được hưởng những đặc quyền kinh tế trong vòng 230 dặm về mọi phương diện từ quần đảo này, trên một khu vực được cho là chứa đựng những nguồn dầu lửa và khí gas dồi dào.

Hôm thứ Năm, bà Khương Du đã cho biết thêm về vấn đề các hòn đảo nhỏ ít ai biết đến trên Thái Bình Dương, khi bà cáo buộc rằng các kế hoạch của Nhật Bảo được thông báo nhằm xây một bến cảng ở Okinotori, nằm cách Tokyo 1.050 dặm về phía nam, là “không phù hợp với luật biển quốc tế”.
Bà định nghĩa thế nào là “khối đá nhô lên khỏi mặt biển”?
Tuy nhiên, bà đã tỏ ra thận trọng không miêu tả về Okinotori như là một hòn đảo, thậm chí cũng không như là một đảo nhỏ, một vòng cung san hô, hay là một dải đá ngầm, vì Trung Quốc gọi nó là một khối đá nhô lên khỏi mặt biển.
Sự phân biệt thì tinh tế nhưng lại quyết định về mặt pháp lý. Theo như Luật Biển 1982, “những khối đá mà không thể duy trì làm nơi cư trú của con người hay đời sống kinh tế của bản thân họ thì sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế”.

Trung Quốc xem ra muốn tiếp cận khu vực gần Okinotori, để từ đó các tàu ngầm của họ có thể vẽ bản đồ đáy biển tại đây, để sẵn sàng cho bất cứ cuộc xung đột nào nổ ra ở Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố như là thuộc về mình. Okinotori nằm trên tuyến đường mà các chiến hạm của Hoa Kỳ có thể chiếm giữ được từ Guam cho tới Đài Loan nếu như họ được yêu cầu bảo vệ đảo này. Khu vực rộng 160.000 dặm vuông trên biển được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền này cũng được cho là giàu khoáng sản.

Nhật Bản đã tiến những bước xa hơn trong hai thập niên qua trong việc bảo vệ Okinotori khỏi sự xoi mói và giữ nó nổi trên mặt biển, bao quanh dải đá ngầm nhỏ với tường bê tông chắn sóng. Ngoài một đài quan sát được dựng lên trên những chiếc cột như nhà sàn, làm nơi trú ngụ của một trạm dự báo thời tiết, chỉ có ba tảng đá nhô lên khỏi mặt biển luôn có nước triều lên cao; chúng đều được gia cố bằng bê tông, và một tảng đá được bọc bằng một tấm chắn titan để bảo vệ nó khỏi bị sóng đánh vỡ.

Các chuyên gia Nhật Bản cũng đã có những bước tiến hết sức khôn ngoan để bảo vệ quyền lợi của Tokyo nhằm mở rộng một Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) từ Okinotori, bằng việc tranh cãi rằng không có định nghĩa nào về “khối đá nhô lên khỏi mặt biển” trong luật quốc tế.

Bến cảng mà Bộ Giao thông Nhật Bản, theo như báo cáo, đưa ra đề nghị một khoản 7 triệu đô la ban đầu để củng cố vững chắc thêm yêu sách chủ quyền của Tokyo cho một EEZ bằng việc cung cấp trang thiết bị cho Okinotori với “đời sống kinh tế” và “nơi cư trú của con người” mà Luật Biển đòi hỏi cho một hòn đảo được cấu thành một cách hợp pháp.

Hiệu đính: N.T.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010



No comments: